Thị trường ngoài nước
Thị trường Moldova
28/07/2011
 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

Moldova

Tên tiếng Việt:

Cộng hòa Modova

Vị trí địa lý:

Nằm ở Đông Âu, phía Đông Bắc của Rumani

Diện tích:

33843 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

Than non, phôtpho, đất trồng trọt, thạch cao, đá vôi

Dân số

4.3 (triệu người)

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

0-14 tuổi:16.5% 15-64 tuổi 72.6% 65 tuổi trở lên: 10.9%

Tỷ lệ tăng dân số:

-0.0011

Dân tộc:

Người Moldovan/Romanian, người Ukraina, người Nga, Gagauz, người Bungari, dân tộc khác

Thủ đô:

Chisinau

Quốc khánh:

27/08/1991

Hệ thống luật pháp:

Chế độ pháp luật dân sự của Mỹ

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

 

0.06

GDP theo đầu người:

2200 (USD)

GDP theo cấu trúc ngành:

Nông nghiệp:18.4% Công nghiệp: 22.4% Dịch vụ: 59.2%

Lực lượng lao động:

1.333 (triệu người)

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

Nông nghiệp: 40.7% Công nghiệp: 12.1% Dịch vụ: 47.2%

Tỷ lệ thất nghiệp:

0.021

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

0.295

Lạm phát:

0.125

Sản phẩm nông nghiệp:

Rau xanh, hoa quả, rượu, thóc lúa, hạt hướng dương, thuốc lá sợi ,thịt bò, sữa, mật đường

Công nghiệp:

Đường, dầu thực vật, chế biến thực phẩm, máy móc nông nghiệp , thiết bị đúc, máy giặt, dệt may, giầy dép, hàng dệt kim

Xuất khẩu:

1.43 tỷ (USD)

Mặt hàng xuất khẩu:

Thực phẩm chế biến, dệt may, máy móc

Đối tác xuất khẩu:

 Nga, Đức, Italia, Rumani, Ukraina, Belarus

Nhập khẩu:

3.59 tỷ (USD)

Mặt hàng nhập khẩu:

Nhiên liệu và sản phẩm thô, máy móc và thiết bị, hóa chất, dệt may

Đối tác nhập khẩu:

Nga , Ukraina, Rumani, Đức, Italia, Ba Lan

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

Thể chế nhà nước – Theo thể chế Cộng hoà Tổng thống, chế độ một viện (từ năm 1991).

Có 10 hạt, một thành phố và một khu tự trị.

Hiến pháp mới được ban hành ngày 27 tháng Tám năm 1994.

Theo quy định 105 thành viên của Quốc hội được bầu bằng tuyển cử phỏ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm. Tổng thống được bầu trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm. Từ tháng Bảy năm 2000, Quốc hội sẽ trực tiếp bầu Tổng thống. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng và Chính phủ sau khi đã bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội.

Địa lý – Thuộc Đông Âu, lãnh thổ của Môn-đô-va là một bình nguyên có nhiều đồi nằm giữa sông Pơ-rút và thung lũng Đơ-nét-xtơ-rơ.

Sông chính: Đơ-nét-xtơ-rơ, 1.360km; Pơ-rút

Khí hậu: Khí hậu ôn hoà, phần noà mang tính lục địa.

Kinh tế – Công nghiệp chiếm 35%, nông nghiệp: 31% và dịch vụ: 34% GDP.

Các nông trang tập thể lớn sản xuất các loại hoa quả (đặc biệt là nho để chế biến rượu vang), rau, lúa mì, ngô, thuốc lá, bông và hạt hướng dương. Chế biến thực phẩm và chế tạo máy là những ngành công nghiệp chính. Tư nhân hoá nông nghiệp và công nghiệp đạt ít tiến bộ. Từ khi chuểyn đổi cơ chế, Mô-đô-va gặp rất nhiều khó khăn do việc phá vỡ các quan h truyền thống với Nga và các nước thuộc Liên Xô trước đây. Môn-đô-va phải nhập 100% năng lượng, sản xuất điện năng đạt 5,661 tỷ kWh, tiêu thụ 7,065 tỷ kWh, 99% khối lượng hàng hoá buôn bán với khu vực Liên Xô cũ. Nợ nước ngoài tăng, kinh tế thụt lùi; Xuất khẩu đạt 490 triệu USD, nhập khẩu: 560 triệu USD; nợ nước ngoài: 1,3 tỷ USD. Thu nhập đầu người vào loại thấp nhất châu Âu.

Văn hoá - xã hội – Số người biết đọc, biết viết đạt 96%; nam: 99%; nữ: 94%.

Hệ thống học phổ thông là 11 năm, sau đó học một năm về thể dục (không bắt buộc). Những học sinh không muốn học lên hoặc không tốt nghiệp trung học có thể vào trường học nghề. Học đại học đòi hỏi cao, vì số trường đại học ít.

Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ còn yếu.

Tuổi thọ trung bình đạt 64,45 tuổi; nam: 59,92; nữ: 69,22 tuổi.

Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Bảo tàng Pu-skin, khải hoàn môn, nhà thờ lớn ở Na-ti-vi-ti, thủ đô…

Lịch sử – Môn-đô-va còn có tên gọi là Bét-sa-ra-bi-a. Bét-sa-ra-bi-a chịu sự cai trị của Ki-ép Rút (nước Nga cổ), từ thế kỷ X đến thế kỷ XII. Từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIV, Bét-sa-ra-bi-a rơi vào tay người Tác-ta (Mông Cổ). Đến thế kỷ XV, Bét-sa-ra-bi-a trở thành một bộ phận của công quốc Môn-đa-vi cảu Ru-ma-ni thuộc Đế quốc Ốt-tô-man của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong thế kỷ XVIII, Bét-sa-ra-bi-a bị Đế quốc Nga chiếm đóng theo tong thời kỳ và được nhượng hẳn cho Nga vào năm 1812. Trong giai đoạn, từ 1856 đến 1878, Bét-sa-ra-bi-a được khôi phục Bét-sa-ra-bi-a cho Môn-đa-vi, nhưng sau đó lại thuộc nước Nga Sa Hoàng cho đến Đại chiến thế giới lần thứ II. Năm 1917, nước Cộng hoà Bét-sa-ra-bi-a tự trị được thành lập, nhưng sa đó quân đội Nga vào (1918) song đã bị lực lượng Ru-ma-ni đẩy lúi. Bét-sa-ra-bi-a tuyên bố trở thành nước Cộng hoà khi Ru-ma-ni tham gia Đại chiến thế giới lần thứ II với tư cách là đồng minh của Đức, Liên Xô đưa quân vào Bét-sa-ra-bi-a. Tháng Tám năm 1940 sau khi Đức rút, Bét-sa-ra-bi-a được tổ chức lại thành nước Cộng hoà Xô Viết Môn-đa-vi, năm 1944. Tiếp sau cuộc chính biến không thành của nhóm các đảng viên cộng sản theo đường lối cứng rắn ở Mát-xcơ-va (tháng Chín năm 1991), Môn-đa-vi tuyên bố độc lập và có ý định sẽ tái hợp với Ru-ma-ni . Mang tên Môn-đô-va, nước Cộng hoà này được quốc tế công nhận khi Liên Xô bị giải thể (tháng Mười hai năm 1991), nhưng các thiểu số người Nga, U-crai-na, Thổ Nhĩ Kỳ, Ga-âu-dơ tiếp tục hoạt động đòi ly khai. Cuộc đấu tranh của nhân dân tỉnh Pri-đơ-nhe-xtrôi-vi-a (Pridnestroivia) đòi tách ra thành một nước cộng hoà độc lập vẫn liên tiếp diễn ra. Năm 1993, Môn-đô-va đã tham gia vào Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Năm 1994, cuộc trưng cầu dân ý đã bác bỏ khả năng sáp nhập với Ru-ma-ni.

Ngày 20 tháng Ba năm 2001, Môn-đô-va bầu Quốc hội với 101 ghế. Đảng Cộng sản chiếm 71 ghế và đã chính thức đề nghị Chủ tịch Đảng Cộng sản, ông Vla-đi-mia Vô-rô-nhin, sẽ ra ứng cử chức Tổng thống nước Cộng hoà. Ông V. Vô-rô-nhin chính thức là Tổng thống nước Cộng hoà Môn-đô-va.

 

 

Ý kiến bạn đọc