|
Tên nước:
|
Namibia
|
Tên tiếng Việt:
|
Cộng hòa Namibia
|
Vị trí địa lý:
|
Nằm ở Nam Phi,tiếp giáp biển Bắc Đại Tây Dương, nằm giữa Angola và Nam Phi
|
Diện tích:
|
825418 (km2)
|
Tài nguyên thiên nhiên:
|
Kim cương, đồng, vàng, bạc, uranium, chì, thiếc, kẽm, thuỷ năng, cá, muối , vonfram, catmi, lithi
|
Dân số
|
2.1 (triệu người)
|
Cấu trúc độ tuổi theo dân số:
|
0-14 tuổi: 37.7% 15-64 tuổi 58.6% 65 tuổi trở lên: 3.8%
|
Tỷ lệ tăng dân số:
|
0.00478
|
Dân tộc:
|
Người da đen, người da trắng, người da mầu
|
Thủ đô:
|
Windhoek
|
Quốc khánh:
|
21/03/1990
|
Hệ thống luật pháp:
|
Dựa theo luật của Roman-Dutch
|
Tỷ lệ tăng trưởng GDP
|
|
0.045
|
GDP theo đầu người:
|
5200 (USD)
|
GDP theo cấu trúc ngành:
|
Nông nghiệp:10.6% Công nghiệp: 30.8% Dịch vụ: 58.6%
|
Lực lượng lao động:
|
0.66 (triệu người)
|
Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:
|
Nông nghiệp:47% Công nghiệp: 20% Dịch vụ: 33%
|
Tỷ lệ thất nghiệp:
|
0.053
|
Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:
|
0.349
|
Lạm phát:
|
0.067
|
Sản phẩm nông nghiệp:
|
Lạc , nho , thú nuôi, cá, lúa miến,
|
Công nghiệp:
|
đánh bắt cá, sản phẩm bơ sữa
|
Xuất khẩu:
|
2.87 tỷ (USD)
|
Mặt hàng xuất khẩu:
|
Kim cương, vàng, đồng, kẽm, chì, uranium, đánh bắt cá, gia súc, da cừu
|
Đối tác xuất khẩu:
|
Nam Phi, Mỹ
|
Nhập khẩu:
|
2.82 tỷ (USD)
|
Mặt hàng nhập khẩu:
|
Thực phẩm chế biến, sản phẩm dầu và nhiên liệu, máy móc và thiết bị hoá chất
|
Đối tác nhập khẩu:
|
Nam Phi, Mỹ
|
|
|
· Thể chế nhà nước – Theo chế độ Cộng hòa Tổng thống, chế độ lưỡng viện (từ năm 1990), đa đảng.
Hiến pháp được ban hành ngày 9 tháng Hai năm 1990, sửa đổi năm 1998.
Có 13 vùng hành chính.
Quốc hội hai viện: Quốc hội (Hạ viện) gồm 72 thành viên được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu và 7 thành viên được Tổng thống bổ nhiệm, nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống chỉ định các thành viên của nội các. Bên cạnh còn có Hội đồng Quốc gia (Thượng viện) 26 thành viên, nhiệm kỳ 5 năm.
· Địa lý - Thuộc Nam Phi. Sa mạc Na-mít ven biển ăn sâu vào nội địa tới 160 km. Đỉnh núi cao nhất là Bran-bec, cao 2.579 m. Phía trên la cao nguyên Trung phần. Sa mạc Kalahari nằm ở miền phía Đông, phía trên cao nguyên Trung phần.
Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới, khô nóng. Lượng mưa trung bình ở vùng ven biển dưới 100mm.
· Kinh tế - Công nghiệp chiếm 34%, nông nghiệp: 11% và dịch vụ: 55% GDP.
Namibia giàu tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là những kim loại quý hiếm như kim cương, uranium, vàng, đồng, kẽm, chì…
Trên 40% lực lượng lao động làm nông nghiệp, nghề chính là chăn nuôi gia súc, chủ yếu là cừu. Namibia thường bị hạn hán. Kinh tế phần lớn dựa vào xuất khẩu kim cương và uranium. Namibia có quan hệ chặt chẽ với Nam Phi. Của cải tập trung vào 5% số người da trắng, còn 60 – 65% da đen vẫn sống trong nghèo khổ. Xuất khẩu đạt 1,44 tỷ USD, nhập khẩu: 1,48 tỷ USD; nợ nước ngòai: 315 triệu USD.
· Văn hóa – Xã hội - Số người biết đọc biết viết đạt 38%; nam:45%, nữ:31%.
Tuổi thọ trung bình đạt 41,26 tuổi, nam 41,64, nữ: 40,87 tuổi
Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí, công viên quốc gia Ê-tô-ca, công viên bờ biển chính, sa mạc Ca-li-ha-ri, cao nguyên Khôm-mơ
· Lịch sử: năm 1884, Đức tuyên bố bảo hộ vùng Tây Nam Phi, trừ vịnh Oa-vit vốn thuộc Anh từ năm 1878. Nhằm tìm đất cho người da trắng định cư, người Đức đã thiết lập nền thống trị của mình sau cuộc đổ máu lớn năm 1903 và 1904. Trên ¾ người Hê-rê-rô đã bị giết trong các năm 1903-1904. Trong Đại chiến thế giới lần thứ nhất, Nam Phi chiếm các vùng lãnh thổ này và từ năm 1919, cai trị vùng này theo sử ủy nhiệm của Hội Quốc Liên. Năm 1966, Liên hợp quốc hủy bỏ quyền ủy trị, nhưng Nam Phi không tôn trọng quyết định đó và từ chối trao trả độc lập cho Na-mi-bi-a (kêu gọi quân tình nguyện Cu-ba giúp đỡ). Phong trào dân tộc chủ nghĩa của Tổ chức nhân dân Tây Nam Phi (SWAPO) bắt đầu cuộc chiến tranh du kích để giải phóng Na-mi-bi-a. Cố gắng của Nam Phi nhằm loại trừ ảnh hưởng của SWAPO đã thất bại. Sau thỏa thuận ngừng bắn tháng Mười một năm 1989, tuyển cử tự do Liên hợp quốc giám sát đã được tiến hành để bầu một quốc hội lập Hiến. Dưới sự lãnh đạo của ông Sam-Nu-dô-ma, lãnh đạo SWAPO. Na-bi-mi-a đã giành được độc lập vào tháng Ba năm 1990. Năm 1993, Nam Phi trao trả vịnh Oa-vít cho Na-mi-bi-a.
|
|