Thị trường ngoài nước
Thị trường Netherlands
28/07/2011
 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

Netherlands 

Tên tiếng Việt:

 Vương quốc Hà lan

Vị trí địa lý:

 Nằm ở Tây Âu, tiếp giáp biển Bắc, nằm giữa Bỉ và Đức

Diện tích:

41526 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

 Khí tự nhiên, dầu ,đá vôi ,than bùn, muối, cát, đất trồng trọt, sỏi

Dân số

  16.6 (triệu người)

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

 0-14 tuổi:17.8% 15-64 tuổi 67.8% 65 tuổi trở lên: 14.4%'

Tỷ lệ tăng dân số:

 0.00464

Dân tộc:

 Người Dutch, dân tộc khác

Thủ đô:

 Amsterdam

Quốc khánh:

 23/01/1579

Hệ thống luật pháp:

 Chế độ pháp luật dân sự

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

 0.028

GDP theo đầu người:

 38600 (USD)

GDP theo cấu trúc ngành:

 Nông nghiệp:2.2% Công nghiệp:24% Dịch vụ: 73.8%

Lực lượng lao động:

 7.5 (triệu người)

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

 Nông nghiệp:3% Công nghiệp: 21% Dịch vụ: 76%

Tỷ lệ thất nghiệp:

 0.045

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

 0.105

Lạm phát:

 0.018

Sản phẩm nông nghiệp:

 Lúa gạo, khoai tây, đường mật, hoa quả, rau xanh, thú nuôi

Công nghiệp:

 Kim loại và sản phẩm kỹ thuật, thiết bị và máy móc điện , hoá chất, dầu, xây dựng, cá, vi điện tử

Xuất khẩu:

 465.3 tỷ (USD)

Mặt hàng xuất khẩu:

Máy móc và thiết bị, nhiên liệu , chế biến thực phẩm  

Đối tác xuất khẩu:

 Đức, Bỉ, Italia, Mỹ, Anh, Pháp

Nhập khẩu:

 402.4 tỷ (USD)

Mặt hàng nhập khẩu:

 Máy móc và thiết bị, nhiên liệu , chế biến thực phẩm, quần áo

Đối tác nhập khẩu:

Đức, Bỉ, Italia, Mỹ,Trung Quốc, Pháp, Nga 

 

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

· Thể chế Nhà nước - Theo thể chế Quân chủ Nghị viện.

Hiến pháp đầu tiên được ban hành năm 1814, sửa chữa nhiều lần, lần sửa đổi gần nhất được ban hành vào ngày 17 tháng Hai năm 1983.

Có 12 tỉnh là các đơn vị hành chính. Có hai lãnh thổ phụ thuộc là A-ru-ba và Ăng-tin.

Thượng nghị viện gồm 75 thành viên được 12 hội đồng tỉnh bầu ra, nhiệmkỳ 4 năm. hạ nghị viện gồm 150 thành viên, nhiệm kỳ 4 năm, được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu theo chế độ đại diện tỷ lệ. Vua chỉ định thủ tướng. Thủ tướng chỉ định các thành viên của Nội các. Nội các chịu trách nhiệm trước Nghị viện.

Nữ hoàng Bi-a-tri-xơ (Beatrix) lên ngôi ngày 30 tháng Tư năm 1980 là nguyên thủ quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.

· Địa lý - Thuộc Tây Âu. Hà Lan là một trong những nước có mật độ dân số cao trên thế giới. Hơn 1/4 lãnh thổ Hà Lan nằm thấp hơn mức nước biển. ở miền tây có một mạng lưới kênh và sông đào chạy ngang dọc. Tại đây có các đụn cát và các đê nhân tạo để bảo vệ các vùng đất thấp và các vùng đất khai khẩn được nhờ lấn biến. Bờ biển được làm thẳng nhờ xây kè bảo vệ. Các kè này bảo vệ vùng Di-len ở miền tây-nam và hồ nước ngọt I-sen -mơ ở miền Bắc. Miền đông có các đồng bằng cát thấp. Tại Van-sơ-béc, vùng cao nhất ở mạn đông nam độ cao cũng chỉ đạt tới 321m.

Các sông chính: Sông Ranh (1.320km) chia thành ba nhánh là sông Léc, sông Đa-al và Ô-đi-Rin; sông Ma-át (950km).

Khí hậu: Khí hậu biển ôn hoà, mùa hè mát mẻ, nhiệt độ tháng Bảy 17-200C, mùa đông ấm tháng Giêng -30C đến -10C.

· Kinh tế - Công nghiệp chiếm 27,5%, nông nghiệp: 3,2% và dịch vụ: 69,3% GDP.

Trừ khí đốt, Hà Lan có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, Hà lan vẫn có mức sống cao. Nông nghiệp và nghề làm vườn được cơ khí hoá cao, tập trung vào các ngành chăn nuôi bò sữa và trồng hoa quả trong nhà kính. Hoa là sản phẩm xuất khẩu đặc biệt của Hà Lan. Chế biến thực phẩm là ngành công nghiệp quan trọng. Hà Lan là nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu pho mát. công nghiệp gồm các ngành hoá chất, cơ khí, lọc dầu, luyện kim và cơ khí điện, sản xuất điện năng đat 88,736 tỷ kWh, tiêu thụ 94,33 tỷ kWh. Nguyên liệu được nhập khẩu qua cảng Rô-xtéc-đam (cảng lớn nhất thế giới, với công suất 300 triệu tấn/năm). Hải cảng lớn nhất thế giới này, thực hiện các dịch vụ hàng hải cho phần lớn Tây Âu (trên 30% khối lượng hàng hoá ra vào EU được bốc dỡ qua các cảng của Hà Lan). Ngân hàng và tài chính cũng phát triển mạnh; tăng trưởng hàng năm là 3,2%, thất nghiệp đang ở mức 5,3%. xuất khẩu đạt: 169 tỷ USD, nhập khẩu: 152 tỷ USD.

· Văn hoá - xã hội - Giáo dục 11 năm bắt buộc, miễn phí (từ 5 đến 16 tuổi). Được tự do chọn trường học (tôn giáo và phi tôn giáo). chương trình học là thống nhất và do Nhà nước quản lý. Hệ thống dạy nghề khá phát triển. Trường đại học lây-ô-len của Hà Lan được thành lập từ năm 1575.

Chăm sóc sức khoẻ của Hà Lan rất tốt. Chính phủ yêu cầu những người có thu nhập cao hơn bình thường thì mua bảo hiểm y tế cá nhân, các đối tượng có thu nhập dưới trung bình được trợ cấp. Nhà nước có trợ cấp thất nghiệp và tàn tật. Hà Lan là một nước đứng hàng đầu thế giới về trả phúc lợi.

Tuổi thọ đạt 78,28 tuổi, nam: 75,4, nữ: 81,28 tuổi.

Có hoạ sĩ nổi tiếng thế giới Van-gốc (Van Gogh, 1853-1890)

Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Thủ đô, bảo tàng Rít-cơ, cung điện Hoàng gia, tháp Lệ, lâu đài Hít-lâu, du thuyền trên các kênh, thung lũng íp-xen, bảo tàng lịch sử...

· Lịch sử - Năm 57 trước công nguyên thuộc La Mã; Thời kỳ đầu Trung cổ thuộc Phơ-răng, thế kỷ X thuộc Đức - áo. Trong thời kỳ Trung cổ, Hà Lan gồm một loạt các công quốc, giáo khu và thành phố. Trong thế kỷ XV, phần lớn lãnh thổ Hà Lan do các công tước Bu-gun-đi (Pháp) cai trị. Đến thế kỷ XVI, việc cai trị Hà Lan (gồm vương quốc Hà Lan hiện nay, Bỉ và Luých -xăm - bua) rơi vào tay dòng họ Háp-xbuốc của Tây Ban Nha. Tây Ban Nha đàn áp đạo Tin Lành Hà Lan, dẫn đến cuộc nổi dậy do Hoàng tử Uy-li-am của hoàng tộc Ô-ran-giơ lãnh đạo (1566) và sau đó trở thành một cuộc đấu tranh lâu dài giành độc lập (1585 - 1609). Năm 1579, các tỉnh của Hà Lan liên kết thành Liên hiệp U-tơ-rếch-tơ. năm 1581, các tỉnh này thoát ra khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha, nhưng cho đến 1648 vẫn chưa được quốc tế công nhận là nước độc lập. Các hoàng tử của dòng họ Ô-ran-giơ là người cai trị đất nước. Sang thế kỷ XVII, người Hà Lan bắt đầu chinh phục thuộc địa và trở thành cường quốc thương mại lớn nhất châu Âu. Hà Lan xung đột với Anh trong thời kỳ từ năm 1652 đến 1674, nhưng khi Uy-li-am Ô-ran-giơ trở thành vua của Anh năm 1689, Anh và Hà Lan liên kết với nhau trong cuộc chiến tranh chống lại sự bành trướng của vua Lu-i XIV của Pháp. Trong thế kỷ XVIII, quyền lực của Hà Lan suy yếu.

Năm 1795, Pháp xâm lược Hà Lan. Từ năm 1795 đến năm 1806, Hà Lan được gọi là nước Cộng hoà Ba-ta-vi-a. Từ năm 1806 đến năm 1810, dưới thời Lu-i Bô-na-pác Pháp -1778-1846), Hà lan được gọi là Vương quốc Hà Lan. Năm 1810, sáp nhập vào Pháp. Trong các cuộc chiến tranh Na-pô-lê-ông, nhiều thuộc địa quan trọng của Hà Lan bị mất vào tay Anh, nhưng Hà Lan vẫn duy trì được thuộc địa ở In-đô-nê-xi-a và Tây ấn (châu Mỹ). Năm 1813, sau khi Pháp rút lui thì nền quân chủ lập hiến được dựng lên. Hội nghị Viện, năm 1815, thống nhất tất cả nước vùng đất thấp ở vương quốc Hà Lan dưới quyền của Viện ô-ran-giơ, nhưng đến 1830 Bỉ tách ra và năm 1890 đến lượt Luých-xăm-bua cũng tách ra. Trong Đại chiến thế giới lần thứ I, Hà Lan đứng trung lập. Trong đại chiến thế giới lần thứ II, Hà Lan bị Đức chiến từ năm 1940 đến 1945. Sau Đại chiến thế giới lần thứ II, một cuộc chiến tranh thuộc địa đã buộc Hà Lan phải trả lại độc lập cho In-đô-nê-xi-a (1949), hạt nhân của cộng đồng châu Âu, và cùng với các nước vùng đất thấp khác thành lập Liên minh thuế quan (1948), hạt nhân của Cộng đồng châu Âu. Đặc điểm nền chính trị của Hà Lan là có nhiều đảng nhỏ, trong đó một số là đảng kín. Chế độ bầu cử đại diện tỷ lệ ngăn cản bất kỳ đảng nào trong số này giành được đa số ghế ở nghị viện. Việc thành lập một Chính phủ mới sau mỗi cuộc tổng tuyển cử thường rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Chính phủ hiện nay là Chính phủ liên hiệp giữ Công đảng (PVDA), Đảng nhân dân vì tự do và dân chủ (VVD) và Đảng Dân chủ 66 (D66).

 

 

Ý kiến bạn đọc