Thị trường ngoài nước
Thị trường Norway
28/07/2011
 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

Norway

Tên tiếng Việt:

Vương quốc Nauy

Vị trí địa lý:

Nằm ở Bắc Âu, tiếp giáp biển Bắc và biển Bắc Đại Tây Dương, phía Tây của Thuỵ Điển

Diện tích:

323802 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

Dầu , khí tự nhiên, mỏ sắt, đồng , chì , kẽm, titanium, niken, cá, gỗ xẻ, thuỷ năng

Dân số

4.6 (triệu người)

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

0-14 tuổi:19% 15-64 tuổi 66.1% 65 tuổi trở lên: 14.8%

Tỷ lệ tăng dân số:

0.00363

Dân tộc:

Người Norwegian, Sami

Thủ đô:

Oslo

Quốc khánh:

17/05/1814

Hệ thống luật pháp:

Luật dân sự , luật truyền thống

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

 

0.049

GDP theo đầu người:

55600 (USD)

GDP theo cấu trúc ngành:

Nông nghiệp: 2.4% Công nghiệp:42.9% Dịch vụ: 54.7%

Lực lượng lao động:

2.5 (triệu người)

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

Nông nghiệp:4% Công nghiệp: 22% Dịch vụ: 74%

Tỷ lệ thất nghiệp:

0.024

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

N/A

Lạm phát:

0.004

Sản phẩm nông nghiệp:

Lúa mỳ, lúa mạch, khoai tây, thịt lợn, thịt bò, sữa, cá

Công nghiệp:

Dầu và ga, chế biến thực phẩm, đóng tầu, sản phẩm giấy, kim loại, gỗ xẻ , hoá chất, dệt may, cá

Xuất khẩu:

136.1 tỷ (USD)

Mặt hàng xuất khẩu:

Dầu và sản phẩm dầu , máy móc thiết bị, kim loại, hoá chất, tầu ,cá

Đối tác xuất khẩu:

 Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Thuỵ Điển

Nhập khẩu:

75.98 tỷ (USD)

Mặt hàng nhập khẩu:

Máy móc thiết bị, kim loại, chế biến thực phẩm, hóa chất

Đối tác nhập khẩu:

Thuỵ Điển, Đan Mạch, Đức, Anh, Trung Quốc, Mỹ, Hà Lan

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

Thể chế nhà nước – Na Uy là nước quân chủ Nghị viện (từ năm 1905). Hiến pháp được ban hành ngày 17 tháng Năm năm 1814; sửa đổi năm 1864.

Có 19 tỉnh là 19 đơn vị hành chính. Lãnh thổ phụ thuộc: Xvan-bat, Gian May-en, Bu-vét.

Nghị viện gồm 165 thành viên được bầu bằng tuểyn cử phổ thông đầu phiếu theo chế độ đại diện tỷ lệ, nhiệm kỳ 4 năm. Nghị viện gồm hai viện: Hạ viện chiếm 1/4 (39 thành viên) là Thượng nghị viện chiếm 3/4 (136 thành viên) số thành viên. Vua bổ nhiệm Thủ tướng. Thủ tướng bổ nhiệm các thành viên Nội các. Nội các chịu trách nhiệm trước Nghị viện.

Địa lý – Thuộc Bắc Âu. Bờ biển Na Uy có nhiều lạch biển hẹp và dài chạy giữa hai vách đá cao và hàng loạt các vùng nhỏ hình thành do băng hà. Phần lớn lãnh thổ Na Uy là các cao nguyên đá cứng. Đỉnh Gan-hô-pi-gen trên dãy Nô-rơ-lân và đỉnh cao nhất, cao 2.469m. Các đồng bằng chính chạy dọc theo bờ biển Ska-giơ-rắc, quanh vịnh Ô-xlô và vịnh Trôn-đơ-him. Quần đoả Svan-bát rộng 63.000km2, ở Bắc cực cũng là lãnh thổ của Na Uy.

Sông chính: Glôm-ma, 598 km.

Khí hậu: Khí hậu ôn đới nhờ dòng hải lưu nóng Gun-strim. Mùa hè mát mẻ. Mùa đông dài và lạnh. Lượng mưa lớn. Phía tây có lượng mưa trên 2.000 mm.

Kinh tế – Công nghiệp chiếm 30%, nông nghiệp: 2% và dịch vụ: 68% GDP.

Nông nghiệp được cao cấp nhiều. Chỉ một phần nhỏ đất đai là có thể trồng trọt được, chủ yếu trồng các loại cây làm thức ăn cho gia súc. Xuất khẩu gỗ, nguyên liệu cho xây dung, đóng tàu và cá tong là nguồn thu ngoại tệ quan trọng. Chính phủ khuyến kích nghề nuôi cá để dần dần thay thế cho ngành săn cá voi và đánh cá ở vùng biể sâu. Hiện nay công nghiệp hoá dầu và các ngành liên quan dựa trên trữ lượng khá lớn dầu và khí ở biển Bắc phát trểin và lấn át các ngnàh truyền thống là chế biến cá, gỗ và quặng sắt; sản xuất điện năng đạt 103,37 tỷ kWh (thuỷ điện chiếm 99,23%), tiêu thụ điện 112,374 tỷ kWh. Xuất khẩu dầu lửa và khí dốt chiếm trên 1/3 kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nguồn năng lượng thủy điện rẻ cũng hỗ trợ cho ngành cơ khí điện phát triển. Tốc độ tăng trưởng năm giữ ở mức từ 2,5 – 3,%; thu nhập đầu người vào mức cao nhất thếgiới (năm 1997 đạt 33,446 USD). Xuất khẩu đạt 39,8 tỷ USD, nhập khẩu: 37,1 tỷ USD.

Văn hoá - xã hội – Số người biết đọc, biết viết đạt 99%.

Học tập bắt buộc và miễn phí với trẻ em trong 9 năm; tiểu học 9 năm, trung học cơ sở 3 năm. Tất cả học sinh sẽ vào học trung học cấp cao mở rộng, vừa học kiến thức, vừa học nghề. Có 4 trường đại học tổng hợp ở Ô-xlô, Béc-gium, Tô-rôm-đơ-hya-im và Tô-rôm-sô. Thanh niên ra học đại học ở nước ngoài nhiều.

Phúc lợi xã hội và dịch vụ y tế rất tốt. Mọi chi phí do Chính phủ và chính quyền địa phương đảm nhiệm. Cho phát triển y tế tư nhân.

Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Cung điện nhà Vua, viện bảo tàng nghệ thuật Quốc gia, viện bảo tàng hải dương học, viện bảo tàng lịch sử, viện bảo tàng địa chất, trung tâm nghệ thuật Ê-ni Ô-xtát…

Lịch sử – Từ thế kỷ IX đến thế kỷ XI là thời kỳ bành trướng mạnh mẽ của người Vi-kinh vùng Scăng-đi-na-vơ. Từ Na Uy người Vi-kinh đánh chiếm Bắc Âu, các đảo của Anh, Ai-xơ-len, Grơn-len và thám hiểm bờ biển Đại tây Dương của Bắc Mỹ. Nhưng bản thân nước Na Uy lại chia ra thành nhiều vương quốc nhỏ thôn tính lẫn nhau. Đến những năm 1015-1030, Na Uy mới thống nhất khi Ô-lát II Ha-ran-sơn thuyết phục được nhiều người Na UY theo Thiên Chúa giáo. Tuy nhiên, trong thế kỷ XII tình trạng bất ổn định và nội chiến vẫn tiếp tục diễn ra. Na Uy chỉ có được nền quân chủ vững mạnh dưới trêìu đại của vị quân vương có uy lực là ha-kôn IV, trị vì từ 1217 đến 1263.

Đám cưới của Ha-kôn VI (trị vì từ 1355 dến 1380) với công chúa Mác-gơ-rét I của Đan Mạc đã gắn bó vận mệnh của hai nước Na Uy như là một phần của vương quốc của họ cho đến năm 1814, đã sớm chấp nhận Giáo phái Lu-thjơ và NaUy, Vào thời kỳ cuối của các cuộc chiến tranh Na-pô-lê-ông, mặc dù cố gắng giành lại độc lập, Na Uy vẫn bị rơi vào tay Thuỵ Điển. Tuy nhiên, Nghị viện Na Uy cũng được trao một mức độ quyền lực đáng kể.

Tinh thần dân tộc đã thúc đẩy việc hình thành những khuynh hướng chống lại liên minh với Thuỵ Điển. Năm 1905, sau khi người Na Uy bỏ phiếu huỷ bỏ liên minh này, vua Ô-xca II của Thuỵ Điển đã từ bỏ tham vọng đối với ngôi vua của Na Uy, hoàng tử Ca-rơ-lô của Đan Mạch đã được suy tôn làm vua na Uy, tức là vua Ha-kôn VII. Trong Đại chiến thế giới lần thứ I, Na Uy là nước trung lập. Na Uy cũng tuyên bố trung lập trong Đại chiến thế giới lần thứ II, nhưng vẫn bị quân đội Đức chiếm vào năm 1940. Đức đã lập ra ở Na Uy một chính phủ bù nhìn do Vít-kun Qui-sling đứng đầu. Sau chiến tranh, Na Uy gia nhập NATO (1949). Năm 1972, Na Uy thoả thuận tham gia vào Cộng Đồng chung châu Âu, nhưng một cuộc trưng cầu dân ý đã bác bỏ việc tham gia này. Năm 1994, EU quyết định kết nạp Na Uy từ 1 tháng Giêng năm 1995, nhưng Na Uy chưa gia nhập.

 

 

Ý kiến bạn đọc