Thị trường ngoài nước
Thị trường Peru
28/07/2011
 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

Peru

Tên tiếng Việt:

Cộng hòa Peru

Vị trí địa lý:

Nằm ở Tây Nam Mỹ, tiếp giáp biển Nam Thái Bình Dương, nằm giữa Chilê và Ecuado

Diện tích:

1285220 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

Dầu, đồng, vàng, bạc, gỗ xẻ, cá, mỏ sắt, than đá, phôtphat, thuỷ năng, khí tự nhiên, kali cacbonat

Dân số

28.7 (triệu người)

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

0-14 tuổi: 30.3% 15-64 tuổi 64.2% 65 tuổi trở lên: 5.4%

Tỷ lệ tăng dân số:

0.01289

Dân tộc:

Người Roman Catholic, Seventh Day Adventist, người Christian khác

Thủ đô:

Lima

Quốc khánh:

28/07/1821

Hệ thống luật pháp:

Luật dân sự

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

 

0.075

GDP theo đầu người:

7600 (USD)

GDP theo cấu trúc ngành:

Nông nghiệp: 8.4% Công nghiệp:25.6% Dịch vụ: 66%

Lực lượng lao động:

9.419 (triệu người)

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

Nông nghiệp:9% Công nghiệp:18% Dịch vụ: 73%

Tỷ lệ thất nghiệp:

0.074

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

0.445

Lạm phát:

0.035

Sản phẩm nông nghiệp:

Cà phê, Bông, mía, gạo, khoai tây, ngô, nho, cam, cô ca, gia cầm, thịt bò, sản phẩm bơ sữa, cá, chuối lá, măng tây

Công nghiệp:

Sản phẩm từ chất khoáng, thép, chế tạo kim loại, dầu, khí tự nhiên, đánh bắt cá, dệt may, quần áo, chế biến thực phẩm

Xuất khẩu:

27.14 tỷ (USD)

Mặt hàng xuất khẩu:

Đồng, vàng, kẽm, dầu thô, sản phẩm dầu, cà phê, khoai tây, dệt may, lợn, sản phẩm từ chất khoáng

Đối tác xuất khẩu:

Mỹ, Trung Quốc, Thuỵ Sỹ, Canada, Chile, Nhật Bản

Nhập khẩu:

18.75 tỷ (USD)

Mặt hàng nhập khẩu:

Dầu và sản phẩm dầu, vật liệu tổng hợp, máy móc, dây chuyền, sắt và thép, lúa mỳ, giấy

Đối tác nhập khẩu:

Mỹ, Trung Quốc, Côlômbia, Chile, Mexico, Brazil, Ecuador, Argentina

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

* Thể chế nhà nước - Theo thể chế Cộng hòa Tổng thống, chế độ một viện (từ năm 1980).

Hiến pháp hiện hành được ban hành từ năm 1988, sửa đổi ngày 31 tháng Mười Hai năm 1993.

Có 24 tỉnh và một đặc khu.

Tổng thống và Quốc hội được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm (theo dự luật quốc hội thông qua tháng Mười Hai năm 1999, Tổng thống được ứng cử ba nhiệm kỳ). Quốc hội gồm 120 thành viên, nhiệm kỳ 5 năm. Các cựu tổng thống làm cố vấn cho Quốc hội. Tổng thống bổ nhiệm các thành viên của Nội các. Thủ tướng đứng đầu Nội các.

* Địa lý - Thuộc tây Nam Mỹ, vùng đồng bằng ven biển của Pê-ru hẹp và khô cằn. Dãy An-đê chịu ảnh hưởng của động đất chia thành 3 nhánh chạy song song từ bắc xuống nam, trong đó có đỉnh Hua-xca-ran cao 6.768m. Gần 2/3 đất Pê-ru là rừng nhiệt đới của lưu vực sông A-ma-dôn.

Sông chính: A-ma-dôn - U-cay-a-li, 6.448km;hồ Ti-ti-ca-ca: 8.300km2

Khí hậu: Khí hậu đa dạng, gồm khí hậu sa mạc cận nhiệt đới ở duyên hải, khí hậu lạnh vùng cao trên dãy An-đê và khí hậu nhiệt đới mưa nhiều ở lưu vực sông A-ma-dôn.

* Kinh tế - Công nghiệp chiếm 37%, nông nghiệp: 7% và dịch vụ: 56% GDP.

Khoảng 1/3 lực lượng lao động làm nông nghiệp để tự túc lương thực và để xuất khẩu. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là cà phê, mía, bông, khoai tây và cô ca để điều chế cô-ca-in. Lạc đà không bướu, lạc đà lông mịn, sơn dương Nam Mỹ được nuôi để phát triển nghề len. Pê-ru giàu khoáng sản, gồm bạc, đồng, chì, kẽm, va-na-đi, than đá, quặng sắt, dầu lửa và phốt phát. Công nghiệp, sản phẩm chủ yếu là kim loại, ôtô, hàng dệt, xi măng, sản xuất điện năng đạt 16,211 tỷ kWh, thủy điện chiếm 80,75%, tiêu thụ điện 16,211 tỷ kWh. Công nghiệp thủy sản đã từng đứng đầu thế giới, nhưng từ năm 1971 bắt đầu giảm sút. Thiên tai, tỷ lệ sinh đẻ cao, chiến tranh du kích và xuất khẩu giảm đã ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Pê-ru. Pê-ru là nước vay nợ nhiều, thất nghiệp cao (thất nghiệp toàn phần tới 8%; bán thất nghiệp 70%); lạm phát cao. Xuất khẩu đạt 6,8 tỷ USD, nhập khẩu: 4,3 tỷ USD; nợ nước ngoài: 25,7 tỷ USD.

* Văn hóa - xã hội - Số người biết đọc, biết viết đạt 88,7%, nam: 94,5%, nữ: 83%.

Giáo dục bắt buộc và miễn phí trong 11 năm. Chính phủ đã có nhiều nỗ lực phát triển các trường tiểu học ở vùng sâu, vùng xa. Có khoảng 46% số học sinh được học lên trung học. Cả nước có 30 trường đại học, có trường đại học tổng hợp Sau Mác-cô-sơ, là một trong những trường lâu đời ở châu Mỹ Latinh.

Y tế tư nhân phát triển, chi phí cho dịch vụ chữa bệnh khá cao, nên cơ hội chữa bệnh cho những người thu nhập thấp là rất ít.

Tuổi thọ trung bình đạt 70,38 tuổi, nam: 68,08, nữ: 72,75 tuổi.

Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Ma-chu Pi-ô-chu, hồ Ti-ti-ca-ca, Thủ đô, các cuộc chọi trâu và chọi gà…

Lịch sử – Người Tây Ban Nha đến Pê –ru vào năm 1531. Tuy đế quốc In-ca (thổ dân Da đỏ) đang ở thời gkỳ hưng thịnh nhất, nhưng vẫn không kháng cự nổi và bị Pi-da-rô (1474 - 1541) chinh phục. Pê-ru trở thành một phần sở hữu có giá trị của Tây Ban Nha. Với tư cách là phó vương của Tây Ban ha, Pê-ru cai quản nhiều vùng của Nam Mỹ. Năm 1821, sau khi San Mác-tin (1778-1850) lật đổ chính quyền Li-ma, Pê-ru tuyên bố độc lập, nhưng đến năm 1824, Tây Ban Nha mới rút khỏi Pê-ru. Nước Pê-ru độc lập sở hữu một vùng đất rộng lớn và có nền chính trị hùng mạnh. Trong thời kỳ tướng Ra-mông Ca-xti-la (1844-1862) và trị hùng mạnh. Trong thời kỳ của các chính phủ lập hiến ở đầu thế kỷ XX, đất nước có những tiến bộ thật sự, song vẫn nằm trong tình trạng không ổn định. Các cuộc bạo loạn quân sự xảy ra thường xuyên. trong cuộc chiến tranh liên minh với Bô-li-vi-a chống lại Chi-lê (1879-1883), Pê-ru bị mất các mỏ ni-tơ-rát ở phía nam. Trong các năm 1932-1934, chiến tranh với Cô-lôm-bi-a; Chiến thắng trước Ê-cu-a-đo, năm 1941, giúp Pê-ru giành được lãnh thổ ở khu vực A-ma-dôn. Năm 1962, 1963 và 1968 xảy ra đảo chính. Từ năm 1968, các nhà cải cách của chính phủ quân sự nghiên cứu một chương trình cải cách ruộng đất để cải thiện tình hình của công nhân và của người da đỏ. Do gặp phải những vấn đề kinh tế khó khăn, phái quân sự lại quay sang với cánh hữu voà năm 1975. Năm 1980, một cuộc tổng tuyển cử được tổ chức, song nền dân chủ Pê-ru vẫn bị khủng hoảng kinh tế và phong trào du kích cực tả do Sen-đê-rô Lu-mi-nô-sô cầm đầu đe doạ. Năm 1992, Tổng thống A. Phu-hi-mô-ri thực hiện một cuộc đảo chính, xoá bỏ Hiến pháp và bắt giữ các lãnh tụ đối lập. Năm 1993, bản Hiến pháp sửa đổi được thông qua.

Do dự luật mới vừa được Quốc hội thông qua cuối tháng Mười hai năm 1999, tổng thống A. Phu-hi-mô-ri ra ứng cử nhiệm kỳ lần thứ ba (2000-2005) tháng Năm năm 2000 và A-béc-tô Phu-hi-mô-ri đã đắc cử.

Trong 10 năm cầm quyền sau thắng lợi vang dội năm 1990 và tái đắc cử năm 1995, Tổng thống A. Phu-hi-mô-ri (gốc Nhật Bản) năm nay 62 tuổi, đã tiến hành những cải cách chính trị – xã hội mạnh mẽ và triệt để, tiến hành đấu tranh chống buôn lậu ma tuý, làm tan vỡ các tổ chức du kích vũ trang, đưa Pê-ru từ một nước chìm đắm trong khủng hoảng bạo lực và nội chiến kéo dài ào một thời kỳ ổn định và phát triển. Kinh tế tăng trưởng với nhịp độ cao trong nhiều năm liền. Tuy nhiên, gần đây lại lâm vào khoảng hoảng, trì trệ, bất công, bạo lực, đói nghèo lan tràn. Dư luận cho rằng, có nhiều ám muội, mất dân chủ trong cuộc bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ ba của A. Phu-hi-mô-ri. Cuộc khủng hoảng càng trở nên gay gắt. Ngày 16 tháng Chín năm 2000, Tổng thống tuyên bố giải thể Cục tình báo quốc gia (SIN) và kêu gọi tổ chức cuộc tổng tuyển cử càng sớm càng tốt và ông sẽ không ra ứng cử chức Tổng thống. Bộ trưởng Bộ Tư pháp, ông A. Bu-xta-man-tê cho biết: nhiệm kỳ Tổng thống và Quốc hội khoá này rút ngắn chỉ còn một năm, tức kết thúc vào tháng Bảy năm 2001.

Ngày 21 tháng Mười Một năm 2000, sau khi dự Hội nghị Apec, Tổng thống A. Phu-hi-mô-ri về Nhật Bản và từ Nhật Bản bất ngờ đệ đơn về Quốc hội xin từ chức. Cùng ngày, Phó Tổng thống thứ hai, R. Mác-két đệ đơn từ chức; trước đó, tháng Mười năm 2000, Phó thổng thống thứ nhất, F. Tu-đen-la đệ đơn từ chức, những không được chấp nhận. Theo hiến pháp, thì hoặc Phó Thổng thống hoặc Chủ tịch Quốc hội sẽ lên quyền tổng thống cho đến cuộc bầu cử sau. Rốt cuộc, Chủ tịch Quốc hội, ông V. Pa-ni-a0goa (người của phe đối lập - ông được 11 đảng đối lập ủng hộ) đã được bầu làm quyền tổng thống đến cuộc bầu cử mới tháng Tư năm 2001.

Ngày 3 tháng Sáu năm 2001, trên 15 triệu cử tri Pê-ru đã đi bầu Tổng thống mới, thay Tổng thống tạm thời V. Pa-ni-goa. Ông A-lê-gian-đrơ Tô-lê-đô, 55 tuổi, nhà kinh tế thuộc Đảng Có thể, hai lần tham gia tranh cử Tổng thống (1995 và 2000) không trúng cử, đã đắc cử, với trên 52% phiếu bầu. Ông đã nhận chức vào tháng Bảy năm 2001 và hứa sẽ tạo nhiều việc làm mới trong vòng 6 tháng.

 

 

Ý kiến bạn đọc