Thị trường ngoài nước
Thị trường Philippines
28/07/2011
 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

Philippines

Tên tiếng Việt:

Cộng hòa Phillippines

Vị trí địa lý:

Nằm ở Đông Nam Á, quần đảo nằm giữa biển Philipin và biển Nam Trung Quốc, phía đông của Việt nam

Diện tích:

300000 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

Gỗ xẻ, niken, coban, dầu, vàng, bạc ,muối, đồng

Dân số

91.1 (triệu người)

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

0-14 tuổi: 34.5% 15-64 tuổi 61.3% 65 tuổi trở lên: 4.1%

Tỷ lệ tăng dân số:

0.01764

Dân tộc:

Người Tagalog , Cebuano, Ilocano, Bisaya/Binisaya, Hiligaynon Ilonggo, Bikol, Waray, dân tộc khác

Thủ đô:

Manila

Quốc khánh:

12/06/1898

Hệ thống luật pháp:

Dựa theo luật của Tây Ban Nha và Anglo-Mỹ

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

 

0.073

GDP theo đầu người:

3300 (USD)

GDP theo cấu trúc ngành:

Nông nghiệp: 14.1% Công nghiệp:31.3% Dịch vụ: 54.6%

Lực lượng lao động:

36.22 (triệu người)

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

Nông nghiệp:35% Công nghiệp:15% Dịch vụ: 50%

Tỷ lệ thất nghiệp:

0.073

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

0.3

Lạm phát:

0.028

Sản phẩm nông nghiệp:

Mía, dừa, gạo, ngô,chuối, sắn, lê, xoài, lợn , trứng, bò, cá

Công nghiệp:

Lắp giáp điện tử, giầy dép , thuốc, hoá chất, sản phẩm gỗ, chế biến thực phẩm, dầu, cá

Xuất khẩu:

48.38 tỷ (USD)

Mặt hàng xuất khẩu:

Sản phẩm điện tử ,chất bán dẫn, thiết bị vận tải, sản phẩm đồng, sản phẩm dầu, dầu dừa, hoa quả

Đối tác xuất khẩu:

Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Đài Loan

Nhập khẩu:

53.96 tỷ (USD)

Mặt hàng nhập khẩu:

Sản phẩm điện tử, nhiên liệu thô, máy móc và thiết bị vận tải , sắt và thép ,dệt may, lúa gạo ,hoá chất, chất liệu tổng hợp

Đối tác nhập khẩu:

Mỹ, Nhật Bản, Singapo, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ả Rập sauđi, Malaysia, Thái Lan , Hồng Kông

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

* Thể chế nàh nước - Theo thể chế Cộng hoà Tổng thống, chế độ lưỡng viện (từ năm 1987), đa đảng.

Hiến pháp được ban hành ngày 11 tháng Hai năm 1987.

Có 72 tỉnh và 61 thành phố đặc quyền.

Tổng thống và Thượng nghị viện gồm 24 thành viên được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 6 năm, Tổng thống chỉ được một nhiệm kỳ. Quốc hội gồm 208 thành viên được bầu trực tiếp và khoảng 52 đại biểu của các dân tộc thiểu số do Tổng thống bổ nhiệm. Tổng thống cũng bổ nhiệm các thành viên Nội các.

* Đại lý - Thuộc Đông Nam Á. Trong số 7.000 đảo của Phi-líp-pin chỉ có 2.770 đảo đã được đặt tên. Hai hòn đảo lớn nhất là Lu-dôn (rộng 105.600km2) và Min-đa-nao (rộng 95.000km2) chiếm hơn 2/3 diện tích của Phi-líp-pin. Hầu hết các đảo có nhiều núi và có các đồng bằng ven biển hẹp. Riêng đảo Lu-dôn có đồng bầng nội địa rộng với nhiều dân cư sinh sống. Núi A-pô, cao 2.954m, trên đảo Min-đa-nao là đỉnh cao nhất. Động đất xảy ra thường xuyên.

Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới biển. Nhiệt độ và độ ẩm cao. Lượng mưa lớn và thường có bão.

* Kinh tế - Công nghiệp chiếm 32%, nông nghiệp: 20% và dịch vụ: 48% GDP.

Một nữa lực lượng lao động làm nông nghiệp. Cây lương thực hcính là lúa và ngô. Dừa, mía, dứa và chuối được trồng chủ yếu để xuất khẩu Nạn phá rừng để lấy đất canh tác là một tai hoạ lớn hiện nay. Các ngnàh công nghệip chính gồm dệt, chế biến thực phẩm, hoá chất và cơ khí điện, sản xuất điện năng đạt 39,623 tỷ kWh, tiêu thụ 36,849 tỷ kWh. Tài nguyên khoáng sản gồm đồng (nguồn xuất khẩu chính), crôm, vàng, dầu lửa và ni-ken. Số tiền do người Phi-líp-pin làm việc ở nước ngoài gửi về cũng là một nguồn thu ngoại tệ quan trọng. Trước năm 1997, tăng trưởng GDP là 5,3%, năm 1999 đạt trên 2%. Xuất khẩu đạt 34,8 tỷ USD, nhập khẩu: 30,7 tỷ USD; nợ nước ngoài: 51,9 tỷ USD.

* Văn hoá - xã hội - Số người biết đọc, biết viết đạt 94,3%, nam: 95%, nữ: 94,3%.

Mô hình giáo dục gần giống như của Hoa Kỳ. Hầu hết trẻ em đến tuổi đều được đến trường. Ở thành thị, phần lớn trẻ em theo học bậc trung học, trong bậc trung học có một năm dành cho huấn luyện quân sự. Các trường trung và đại học quản lý theo những quy tắc của đạo Thiên Chúa. Trường đại học Phi-líp-pin ở Qué-dơn Xi-ty là trường có uy tín thế giới.

Công tác chăm sóc y tế ở cả khu vực Nhà nước, tư nhân và tôn giáo đều tốt với những người có thu nhập cao. Trẻ em được tiêm chủng miễn phí.

Tuổi thọ trung bình đạt 66,58 tuổi, nam: 63,78, nữ: 69,8 tuổi.

Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: các khu nghỉ mát ở bãi biển, các khu phố cổ thời Tây Ban Nha đô hộ, núi lửa Ta-an, đảo Một trăm, đảo Vi-sa-y-a, các khu rừng nguyên thuỷ ở Min-đa-nao…

* Lịch sử - Vào thế kỷ XIV-XVI, ở quàn đảo này đã hình thành các công quốc phong kiến. Ma-gien-lăng (1480-1521), người Tây Ban Nha gốc Bồ Đào Nha khám phá ra quần đảo Phi-líp-pin vào năm 1521 và đặt tên cho quần đảo này theo tên vua Phi-líp-pin từ giữa thế kỷ XVI, nhưng quần đảo này luôn bị người Hà Lan và hải tặc Mô-rô từ đảo Min-đa-nao quấy rối. Chế độ thuộc địa Tây Ban Nha tại Phi-líp-pin rất khắc nghiệt. Tuy thương mại phát triển, nhưng tăng trưởng kinh tế không phù hợp với hệ thống chính trị. Quần đảo có hệ thống quản lý cổ lỗ và chịu nhiều ảnh hưởng của dòng Tên (đây là Hội Giê-xu được lập năm 1534 ở Pa-ri với mục đích chống Tân giáo, năm 1773 Giáo hoàng giải tán, 1814 được khôi phục trở lại). Năm 1896, một cuộc khởi nghĩa chống lại ách thống trị của Tây Ban Nha nổ ra, kéo dài đến 1898, thành lập nước cộng hoà, nhưng không thành công, vì Mỹ đàn áp.

Sau cuộc chiến tranh giữa My và Tây Ban Nha, năm 1989, Phi-líp-pin bị nhượng cho Mỹ, nhưng sự cai trị của Mỹ vẫn phải dựa trên vũ lực, và trào lưu chống ngoại xâm vẫn tiếp diễn cho đến năm 1906. Sự hiện diện của Mỹ đã ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội Phi-líp-pin vốn mang dấu ấn của cả nền văn hoá châu Á và của Thiên Chúa giáo Tây Ban Nha. Chính sách của Mỹ ở Phi-líp-pin đắn đo giữa hai việc: hoặc thúc đẩy, hoặc trì hoãn việc tự quản của người Phi-líp-pin. Năm 1953, lãnh tụ dân tộc Ma-nu-en Quê-dôn trở thành Tổng thống của Khối thịnh vượng Phi-líp-pin nửa độc lập. Cuộc xâm lược bất ngờ của Nhật (1941) vào Phi-líp-pin đã gây nhiều tổn thất về sinh mạng cho người Mỹ và người Phi-líp-pin. Nhật lập ra nước Cộng hoà Phi-líp-pin bù nhìn, nhưng sau khi Mỹ giành lại quần đảo, năm 1946, nước Cộng hoà Phi-líp-pin hoàn toàn độc lập, ra đời.

Từ năm 1953 đến 1957, Tổng thống Ra-môn Mác-sây-sây đã trấn áp và hoà giải với phong trào du kích cộng sản Húc-ba-la-háp, nhưng khi ông chết, chương trình cỉa cách ruộng đất cũng chem. Dứt. Sauk hi lên nắm quyền vào năm 1965, Phéc-đi-nan Mác-cốt đã thực hiện các dự án phát triển khoa trương trong khi bộ máy hành chính thật sự là một bộ máy tham nhũng. Mác0cốt đã viện cớ chiến tranh du kích để bào chữa cho các cuộc cách mạng, ủng hộ bà Cô0ra0dôn A0qui0nô, khi có hành động gian lận trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1986. Tổng thống A-qui-nô là bà quả phụ của người đứng đầu đảng đối lập đã bị ám sát theo lệnh của Mác-cốt (1983). Chính phủ của bà phải đối mặt với một số âm mưu đảo chính ở các năm 1986, 1889. Sự chống đối của các nhóm, trong đó có những người cộng sản và những người dân tộc chủ nghĩa theo đạo Hồi nổi lên từ những năm 70 đang còn là những ván đề của Phi-líp-pin.

Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1992, tướng Phi-đen Ra-mốt, Bộ trưởng bộ Quốc phòng, lên nắm quyền; trong cuộc bầu cử năm 1998, nhà đạo diễn điện ảnh G. E-xtơ-ra-đa được bầu vào cương vị Tổng thống nước cộng hoà này.

Liên minh cầm quyền hiện nay là ba đảng (LAMMP - Đảng Lao động Dân chủ – LDP, Liên minh những người dân tộc chủ nghĩa – NPC, Đảng quyền chúng Phi-líp-pin - PMP).

Tuy vậy, tình hình ở Phi-líp-pin vẫn chưa thực sự ổn định sau khi bầu Tổng thống. Ngày 23 tháng Tư năm 2000, bọn khủng bố Hồi giáo cực đoan A-bu-xay-áp đã tổ choc bắt cóc các nhà báo, các khách du lịch là người Anh, Pháp, Đức, ô-xtrây-li-a, Mã Lai và Phi-líp-pin tại một đảo của Ma-lai-xi-a làm con tin đưa về sào huyệt của chúng ở đảo Giô-lô, miền Nam Phi-líp-pin.

Cộng đồng thế giới hết sức bất bình trước hành động khủng bố này. Qua thương thuyết nhiều lần không xong,ngày 16 và 17 tháng Chính, Tổng thống G.E-xtơ-ra-đa đã quyết định cho quân đội tấn công vào sào huyệt của bọn khủng bố. Hầu hết các con tin đã được giải thoát; trừ con tin người Mỹ – G.Xkin-linh, 25 tuổi, mãi tới ngày 12 tháng Tư năm 2001 con tin này mới được giải thoát khỏi đảo Giô-lô.

Chính trường Phi-líp-pin vẫn căng thẳng sau 28 tháng cầm quyền của Tổng thống G.E-xtơ-ra-đa. Chính quyềnđịa phương buộc tội Tổng thống ăn hối lộ 8,7 triệu USD của các sòng bạc và đề nghị Quốc hội bầu Tổng thống trước thời hạn (với nhiệm kỳ 6 năm; ông E-xtơ-ra-đa phải đến năm 2004 mới hết nhiệm kỳ). Ngày 22 tháng Mười, ông E-xtơ-ra-đa dự định sẽ bầu Tổng thống trước thời hạn nếu nhân dân tán thành như vậy.

Sang tháng Mười Một năm 2000, phái đối lập đòi đưa ông ra xử trước toà án của Thượng viện vào đầu tháng Mười Hai, nhưng luật sư của ông cho rằng ông không phải ra toà, vì không đủ chứng cớ.

Tuy vậy, phái đối lập vẫn tổ choc biểu tình, bãi công, bãi thị, đòi ông từ choc, mặc dù toà án thượng viện công bố ông vô tội.

Tổng thống G. E-xtơ-ra-đa đã từ choc và bà G.M.Ô-rô-giô, Phó tổng thống, 53 tuổi đã chem. Chức tổng thống ngày 20 tháng Giêng năm 2001.

Ngày 14 tháng Năm năm 2001, Phi-líp-pin tiến hành bầu cử Thượng viện. Liên minh cầm quyền của bà Tổng thống đương nhiệm, M. A-rô-giô chiếm 8 ghế trên 13 ghế.

 

 

Ý kiến bạn đọc