Thị trường ngoài nước
Thị trường Slovenia
28/07/2011
 

 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

Slovenia

Tên tiếng Việt:

Cộng hòa Slovenia

Vị trí địa lý:

Nam âu, thuộc vùng Bancăng

Diện tích:

20273 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

Than, chì, đá xây dựng, năng lượng hydro, rừng

Dân số

2.0 (triệu người)

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

0-14 tuổi:17.3% 15-64 tuổi: 70.3% 65 tuổi trở lên: 16%

Tỷ lệ tăng dân số:

-0.00065

Dân tộc:

Slovene 83.1%, Serb 2%, Croat 1.8%, Bosniak 1.1%, khác hoặc không rõ 12%

Thủ đô:

Ljubljana

Quốc khánh:

25/06/1991

Hệ thống luật pháp:

Dựa trên hệ thống luật dân sự

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

 

0.058

GDP theo đầu người:

27300 (USD)

GDP theo cấu trúc ngành:

nông nghiệp: 2.2% công nghiệp: 33.5% dịch vụ: 64.4%

Lực lượng lao động:

0.925 (triệu người)

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

nông nghiệp: 2.5% công nghiệp: 36% dịch vụ: 61.5%

Tỷ lệ thất nghiệp:

0.046

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

0.129

Lạm phát:

0.276

Sản phẩm nông nghiệp:

Khoai tây, lúa mỳ, củ cải đường, gia súc nhỏ

Công nghiệp:

tinh chế sắt và nhôm, thiết bị điện (quân sự) xe tải, gỗ, dệt may, hóa chất

Xuất khẩu:

28.18 tỷ (USD)

Mặt hàng xuất khẩu:

Thực phẩm, máy móc, thiết bị vận tải, hàng hóa

Đối tác xuất khẩu:

Đức 20%, Italia 13%, Croatia 9.1%, Áo 8.8%, Pháp 6.5%, Nga 4.4%

Nhập khẩu:

30.22 tỷ (USD)

Mặt hàng nhập khẩu:

máy móc, thiết bị, dầu nhớt, hóa chất, thực phẩm

Đối tác nhập khẩu:

Đức 19.8%, Italia 18.1%, Áo 11.9%, Pháp 5.9%, Croatia 4.7%

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

* Thể chế Nhà nước: Theo thể chế Cộng hoà Tổng thống, chế độ một viện, (từ năm 1991).

Hiến pháp được ban hành ngày 23 tháng 10 năm 1991.

Có 136 thị trấn và 11 thành phố là các đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương.

Quốc hội gồm 90 đại biểu và Tổng thống (được hai nhiệm kỳ) được bầu trực tiếp bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm. Hội đồng Nhà nước gồm 40 thành viên, trong đó 22 thành viên được bầu trực tiếp, nhiệm kỳ 4 hoặc 5 năm. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng và các thành viên của Nội các.

* Địa lý: Thuộc Trung – nam Âu. Phần lớn diện tích của Xlô-ve-ni-a là núi. Trên hai dãy núi cao Ka-ra-oan-ken và Giu-li-a có đỉnh Tri-gláp, cao 2.864m. Phía Đông là vùng đồi tiếp giáp với thung lũng Đra-va. Phía tây của Xlô-ve-ni-a là dải bờ biển A-đri-a ngắn.

Sông chính: Sa-va và Đra-va.

Khí hậu: Phía nam và phía tây có khí hậu Địa Trung Hải. Tại phía bắc và phía đông, khí hậu mang tính lục địa cao hơn.

* Kinh tế: Công nghiệp chiếm 35%, nông nghiệp chiếm 5% và dịch vụ: 60% GDP. Xlô-ve-ni-a là khu vực được công nghiệp hoá mạnh và kinh tế phát triển nhất trong liên bang Nam Tư cũ. Xlô - ve-ni-a mức sống xấp xỉ như mức sống của các nước Tây Âu. Công nghiệp bao gồm các ngành sản xuất sắt thép, dệt, chế tạo máy, điện tử và ngành khai thác mỏ. Nông nghiệp chuyên về chăn nuôi bò, cừu… và trồng các loại cây khoai tây, hoa, bia, lúa mì và cây làm thức ăn cho gia súc.

Kinh tế vẫn giữ mức tăng trưởng khá, đạt 3,6% hàng năm; Xuất khẩu đạt 9,2 tỷ USD, nhập khẩu đạt 9,9 tỷ USD; nợ nước ngoài: 4,4 tỷ USD.

* Văn hoá - xã hội: Số người biết đọc, biết viết đạt 99%.

Chính phủ yêu cầu trẻ em phải học 8 năm tiểu học. Hầu hết trẻ em đều đến trường và phần lớn học sinh đều được học qua trung học. Cả nước có 30 trường đại học, có 2 trường đại học tổng hợp là Lu-bli-a-na và trường Ma-ri-bô.

Tuổi thọ trung bình đạt 75,36 tuổi, nam: 71,71; nữ: 79,21 tuổi.

Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Các khu nghỉ trượt tuyết trên núi và các khu nghỉ mát ven biển A-đri-a-tích…

* Lịch sử: Người Xlô-ven đến vùng phía tây bán đảo Ban-căng vào thế kỷ VI và VII. Đến thế kỷ IX, khu vực này bị phân chia giữa một số quan cai trị người Đức. Chỉ có người Xlô-ven ở vùng phía Các-ni-ô-la phía nam chống lại được quá trình Đức hoá.

Năm 1335, vùng Các-ni-ô-la trở thành một tỉnh của Áo. Mặc dù bị Áo cai trị cho đến năm 1918, người Xlô - ven vẫn duy trì được bản sắc dân tộc. Việc khuyến khích dùng ngôn ngữ Xlô-ven dưới thời của Na-pô-lê-ông (Pháp) đã khơi dậy phong trào phục hưng dân tộc ở cuối thế kỷ XIX. Tiếp theo sự sụp đổ của Đế quốc áo- Hung, năm 1918, người Xlô-ven liên kết với người Séc-bi, người Crô-a-ti-a và Môn-tê-nê-grô thành lập một nhà nước mới sau có tên là Liên bang Nam Tư, vào năm 1929. Khi Nam Tư trở thành quốc gia liên ang theo đường lối cộng sản chủ nghĩa (1945) thì vùng đất của người Xlô-ven được tổ chức lại thành nước cộng hoà Xlô-ve-ni-a. Năm 1980, sau khi Tổng thống Nam Tư là Ti-tô chết, Liên bang Nam Tư rơi vào các cuộc khủng hoảng sắc tộc. Với tư cách là khu vực giàu có nhất của Nam tư, Xlô - ve-ni-a nối lại mối quan hệ truyền thống với áo. Trong cuộc bầu cử tự do năm 1990, những người theo đường lối dân tộc chủ nghĩa đã chiếm đa số trong Quốc hội của Xlô-ve-ni-a. Quốc hội của Xlô-ve-ni-a tuyên bố đất nước độc lập vào tháng Sáu năm 1991. Sau những thất bại trong một chiến dịch ngắn, các lực lượng của liên bang Nam Tư đã phải rút lui khỏi Xlô- ve-ni-a. Độc lập của Xlô-ve-ni-a được công nhận rộng rãi về mặt ngoại giao trong năm 1992. Ngày 22 tháng 5 năm 1992 được công nhận là thành viên của Liên Hiệp Quốc Xlô-ve-ni-a là nước đi đầu trong các nước cộng hoà thuộc Liên bang Nam Tư cũ xin gia nhập NATO.

 

 

Ý kiến bạn đọc