Thị trường ngoài nước
Thị trường Sweden
28/07/2011
 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

Sweden

Tên tiếng Việt:

Vương quốc Thụy Điển

Vị trí địa lý:

Bắc Âu, bán đảo Scandinavia, Tây và Bắc giáp Na Uy, Đông giáp Phần Lan, Nam giáp biển Baltic và Đan Mạch.

Diện tích:

449.964 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

Kim loại, vàng, urani, bạc, tungsteng, than, năng lượng hydro

Dân số

9,263 (triệu người) tính đến tháng 2/2009

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

0-17 tuổi: 20,8% 18-64 tuổi: 61,5% 65 tuổi trở lên:
17.7% (năm 2008)

Tỷ lệ tăng dân số:

0,78% (2/2009)

Dân tộc:

Dân bản xứ Swedes with Finnish và Sami : Finns, Yugoslavs, Danes, hoặc Wegians, Greeks, Turks

Thủ đô:

Stockholm

Quốc khánh:

ngày 6 tháng 6

Hệ thống luật pháp:

Hệ thông luật dân sự Châu Âu lục địa

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

 

-0,2% (năm 2008)

GDP theo đầu người:

52.051 USD (năm 2008)

GDP theo cấu trúc ngành:

nông nghiệp: 3,4% công nghiệp: 32,3% dịch vụ: 64,2%

Lực lượng lao động:

4,459 (triệu người - 3/2009)

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

nông nghiệp: 2% công nghiệp: 24% dịch vụ: 74% (2007)

Tỷ lệ thất nghiệp:

8,3% (3/2009)

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

N/A

Lạm phát:

0.2% ( 3/2009)

Sản phẩm nông nghiệp:

Lúa mạch, lúa mỳ, củ cải đường, thịt, sữa

Công nghiệp:

Cơ khí, chế tạo máy công nghệ cao, ô tô, giấy, chế biến thực phẩm,

Xuất khẩu:

183.7 tỷ USD (năm 2008)

Mặt hàng xuất khẩu:

Máy móc, thiết bị điện và điện tử, ô tô, gỗ, giấy, kim loại, hóa chất

Đối tác xuất khẩu:

Châu Âu chiếm 75,1%, trong đó các nước EU-27 chiếm 60%, EMU-15 chiếm 39,5%, các nước Châu Âu khác 15,1%, Châu Á chiếm 10,4%, Châu Mỹ chiếm 10,0%, Châu Phi chiếm 3%.

Nhập khẩu:

166.2 tỷ USD (năm 2008)

Mặt hàng nhập khẩu:

Máy móc, sản phẩm dầu mỏ, thực phẩm, dệt may và giày dép

 

Đối tác nhập khẩu:

Châu Âu chiếm 84,6%, trong đó các nước EU-27 chiếm 69,7%, EMU-15 chiếm 46,5%, các nước Châu Âu khác 14,9%, Châu Á chiếm 9,3%, Châu Mỹ chiếm 4,9%, Châu Phi chiếm 0,8%.

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

* Thể chế nhà nước: Theo thể chế Quân chủ Nghị viện (từ năm 1809). Hiến pháp hiện hành ban hành ngày 1 tháng Giêng năm 1975. Có 21 hạt là 21 đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương.

Vua là người đứng đầu trong các công việc đại diện hay lễ nghi, nhưng không có quyền hành pháp. Quốc hội gồm 349 thành viên được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm. Quốc hội bầu Thủ tướng theo sự giới thiệu của Chủ tịch Quốc hội. Thủ tướng chỉ định các thành viên của Nội các. Nội các chịu trách nhiệm trước Quốc hội.

* Địa lý: Thuộc Bắc Âu. Dãy núi Nô - rơ - lân dọc theo biên giới với Na Uy và các núi ở phía bắc chiếm 2/3 lãnh thổ của Thuỵ Điển. Vùng Kép – nê – kây – sê có đỉnh núi cao nhất, 2.123m. Vùng Svi – lan ở trung tâm có nhiều hồ. ở phía nam là vùng cao Sma-lân và vùng đất thấp màu mỡ Scan-nê.

Khí hậu: Mùa đông dài và lạnh, mùa hè ấm. Vùng núi phía Bắc có tuyết 8 tháng trong một năm, nên mùa đông khắc nghiệt hơn so với vùng Snếch-kơ ở miền nam, nơi có mùa đông tương đối ôn hoà.

* Kinh tế: Công nghiệp chiếm 32,3%; nông nghiệp chiếm: 3,4% và dịch vụ: 64,2% GDP.

Thuỵ Điển có mức sống cao nhờ giữ vai trò trung lập trong hai cuộc đại chiến thế giới, nhờ nguồn thuỷ điện rẻ và dồi rào (sản xuất điện năng đạt 135,192 tỷ kwh) và nhờ khoáng sản giàu trữ lượng và phong phú. Thuỵ Điển chiếm 15% trữ lượng quặng u – ra- ni- um của thế giới. Ngoài ra Thuỵ Điển có trữ lượng lớn quặng sắt, làm cơ sở cho công nghiệp nặng để xuất khẩu sang Tây Âu. Nông nghiệp, cũng như phần lớn dân số, tập trung ở miền Nam. Các sản phẩm chủ yếu gồm có bơ sữa, thịt, lúa mạch, củ cải đường và khoai tay. Những cánh rừng thông bạt ngàn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp giấy, đóng tàu thuyền, sản xuất đồ gỗ và xuất khẩu gỗ với khối lượng lớn. Công nghiệp nặng gồm các ngành sản xuất xe động cơ, máy bay và cơ khí. Ngành đóng tàu trọng tải lớn đã ngừng hoạt động.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm cuối thiên niên kỷ đạt khá: 1997 tăng 2,2%; 1998 tăng 2,7% và 1999 tăng 3%; Xuất khẩu đạt 35,7tỷ USD, nhập khẩu đạt 67,9 tỷ USD; nợ nước ngoài 66,5 tỷ USD.

* Văn hoá - xã hội: Số người biết đọc, biết viết đạt 99%.

Ngân sách dành cho giáo dục đứng vào loại cao nhất thế giới.

Giáo dục mầm non đối với trẻ ở độ tuổi từ 3 đến 4 tuổi Giáo dục tiểu học 6 năm miễn phí vào giáo dục bắt buộc 9 năm; 90% học sinh học xong tiểu học được học lên trung học. Có hơn 30 trường cao đẳng và đại học dạy miễn phí. Bên cạnh đó có chương trình dạy ngoài giờ cho người lớn tuổi.

Chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng là một quan tâm lớn của Chính phủ. Mọi dịch vụ y tế miễn phí và chất lượng dịch vụ cao.

Tuổi thọ trung bình đạt 79,58 tuổi, nam: 76,95 tuổi; nữ: 82,37 tuổi.

Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: ở thủ đô có viện bảo tàng cổ vật Quốc gia, nhà thờ Rít đơ hôn, Hoàng cung, thư viện Hoàng gia, cung điện Đrốt –ning- hôm, hồ Si - đan, kênh Gô-ta…

Lịch sử: Thuỵ Điển trở thành nước theo Thiên chúa giáo từ thế kỷ X và XI. Trong thời kỳ Trung cổ, Thuỵ Điển là một nước quân chủ ổn định. Năm 1397, ngôi vua của Thuỵ Điển, Na Uy và Đan Mạch thống nhất làm một. Hơn một thế kỷ, Thuỵ Điển đấu tranh để tách khỏi Na Uy và Đan Mạch. Thuỵ Điển đấu tranh với Đan Mạch để giành vùng Scăng-đi-na-vơ. Sự ổn định chỉ được lập lại khi Gu-xtáp I lên ngôi vào năm 1523 (Gu-xtáp I trị vì từ năm 1523 đến năm 1560). Ông đã lập triều đại Va-sa và tiến hành cải cách bằng cách tịch thu ruộng đất của nhà thờ. Dưới triệu đại Va-sa, vai trò của Thuỵ Điển được cải thiện đáng kể ở khu vực Bắc Âu. Đặc biệt, dưới thời kỳ của vua Gu-xtáp II A-đôn-phơ (trị vì từ năm 1611 đến 1632), Thuỵ Điển đóng vai trò chủ yếu của Liên minh đạo Tin lành trong Cuộc chiến tranh 30 năm (1618-1648). Gu-xtáp A-đôn-phơ là một nhà chiến lược xuất sắc. Ông đã thu được những thắng lợi đầu tiên tại đức, và tới khi ông chết trong trận đánh ở Lút-đen, Thuỵ Điển đã là một cường quốc. Vị tổng trưởng có tài của Gu-xtáp A-đôn-phơ là A-xen Ô-xen-xti-éc-na đánh thắng đế quốc Ban-tích, bao gồm phần Lan, Ê-xto-ni-a, Lát-vi-a và một số vùng miền bắc nước Đức.

Các cuộc phiêu lưu quân sự của vua Sác-lơ XII (trị vì từ 1697-1718) trong cuộc đại chiến phương Bắc (1700-1721)đã thất bại. Trận đánh ở Pô-ta-va (1709) là mọt bước ngoặt trong lịch sử của châu Âu. Nó đánh dấu sự vươn lên của nước Nga trên đà xuống dốc của Thuỵ điển. Trong suốt thế kỷ XVIII, Thuỵ Điển phải chống trả các cuộc chiến tranh của Na-pô-lê-ông. Những đối phó quân sự này là hành động chiến tranh cuối cùng của Thuỵ Điển, và sau Thuỵ Điển giữ vai trò trung lập. Người lập ra vương triều Thuỵ điển ngày nay là thống soái người Pháp – Giăng-Báp-tít Béc-na-đốt. Ông đã được chọn làm hoảng tử kế vị, do vua Thuỵ Điển không có con, vào năm 1810. Béc-na-đốt lên ngôi năm 1818. Năm 1814, Thuỵ điển mất phàn Lan và những vùng chiếm được cuối cùng ở nam Ban-tích cho Nga, Phổ. Tuy nhiên, đẻ bồi thường chiên stranh cho Thuỵ Điển, đan Mạch đã nhượng Na Uy cho Thuỵ Điển. Liên minh Na Uy- Thuỵ Điển tan vỡ, năm 1905, khi vua ô-xca II từ chối ngôi vua Na Uy chủ trương ly khai. Trong thế kỷ hệ thống phúc lợi toàn diện dưới sự lãnh đạo của các chính phủ xã hội dân chủ từ năm 1932. Trong các vấn đề quốc tế, Thuỵ Điển đóng vai trò chỉ đạo chuẩn mực. Tuy nhiên, sau vụ Thủ tướng ô-lópp Pan- mơ bị hạn chế. Trong những năm 1990, những khó khăn về kinh tế buộc Thuỵ Điển phải cắt bỏ bớt một số phúc lợi xã hội. Năm 1995 Thuỵ điển gia nhập Liên minh châu Âu.

Tình hình chính trị hiện nay của Thuỵ Điển tương đối ổn định. Đảng xã hội Dân chủ tiếp tục cầm quyền sau tuyển cử Quốc hội tháng Chín năm 1998. đảng xã hội Dân chủ được hai đảng cánh tả là đảng Cánh tả và đảng Môi trường ủng hộ. Thuỵ Điển theo truyền thống không liên minh quân sự, trung lập trong các cuộc xung đột.

 

 

Ý kiến bạn đọc