Thị trường ngoài nước
Thị trường Switzerland
28/07/2011
 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

Switzerland

Tên tiếng Việt:

Liên bang Thụy Sĩ

Vị trí địa lý:

Quốc gia không có biển, nằm tại trung tâm Châu Âu, giáp Ý, Pháp, Áo, Đức

Diện tích:

41290 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

thủy năng, than, muối

Dân số

7.6 (triệu người)

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

0-14 tuổi: 16.1% 15-64 tuổi: 68.2% 65 tuổi trở lên: 15.8%

Tỷ lệ tăng dân số:

0.00381

Dân tộc:

German 65%, French 18%, Italian 10%, Romansch 1%, dân tộc khác 6%

Thủ đô:

Bern

Quốc khánh:

01/08/1291

Hệ thống luật pháp:

Hệ thống luật dân sự chịu ảnh hưởng của luật theo phong tục, chấp nhận tiền án lệ, ngoài ra tuân theo luật liên bang chung (của châu Âu), chấp nhận luật ICJ có điều kiện

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

 

0.026

GDP theo đầu người:

39800 (USD)

GDP theo cấu trúc ngành:

Nông nghiệp: 2.5% Công nghiệp: 34% Dịch vụ: 64.5%

Lực lượng lao động:

4.66 (triệu người)

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

Nông nghiệp: 4.6% Công nghiệp: 26.3% Dịch vụ: 69.1%

Tỷ lệ thất nghiệp:

0.031

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

N/A

Lạm phát:

0.006

Sản phẩm nông nghiệp:

Ngũ cốc, hoa quả, rau, thịt, trứng

Công nghiệp:

Máy móc, hóa chất, đồng hồ, sản phẩm dệt, công cụ chuẩn xác, du lịch, dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm

Xuất khẩu:

201 tỷ (USD)

Mặt hàng xuất khẩu:

Máy móc, hóa chất, kim loại cơ bản, đồng hồ, nông sản

Đối tác xuất khẩu:

Đức, Hoa Kỳ, Italia, Pháp, Anh

Nhập khẩu:

189.6 tỷ (USD)

Mặt hàng nhập khẩu:

Máy móc, hóa chất, phương tiện vận tải, nông sản , sản phẩm dệt

Đối tác nhập khẩu:

Đức, Italia, Pháp, Hoa Kỳ, Hà Lan, Áo

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

* Thể chế nhà nước: Theo thể chế Cộng hoà Nghị viện (từ năm 1848).

Hiến pháp đầu tiên ban hành ngày 29 tháng Năm năm 1848; Hiến pháp mới có hiệu lực từ ngày 1 tháng Giêng năm 2000.

Có 26 bang là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương.

Truỵ Sỹ là nước cộng hoà liên bang, trong đó 20 bang và 6 phân bang có chính quyền riêng, với quyền lực đáng kể. Các vấn đề của Liên bang do Hội đồng liên bang, bao gồm Hội đồng các bang có 46 thành viên và Hội đồng dân tộc có 200 thành viên giải quyết. Hội đồng các bang được bầu trực tiếp với nhiệm kỳ là 3 hoặc 4 năm. Mỗi bang được bầu 1 đại biểu. Hội đồng dân tộc được bầu bằng tuyển cử đầu phiếu theo hệ thống bầu cử đại diện tỷ lệ, nhiệm kỳ 4 năm. Hội đồng liên bang bầu ra Uỷ ban liên bang gồm 7 thành viên. Uỷ ban liên bang bổ nhiệm một trong số các thành viên của mình làm Tổng thống với nhiệm kỳ một năm. Mọi sửa đổi trong Hiến pháp của Liên bang hay của các bang phải được trưng cầu dân ý.

* Địa lý: Thuộc Âu. Phía tay –bắc có các sống núi –Giu-da chạy song song. Phía nam có các dãy núi An-pơ trong đó có tỉnh Mông- tê-Rô-sa, cao 4.634. Giữa hai dãy núi là một cao nguyên, nông nghiệp và công nghiệp tập trung chủ yếu tại đây.

Sông chính: Sông Ranh: 1,320 km.

Khí hậu: Khí hậu ôn đới, thay đổi theo độ cao và theo vùng. Giữa các vùng nằm gần nhau có sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể.

* Kinh tế: Công nghiệp chiếm 30,5%, nông nghiệp: 2,2% và dịch vụ: 67,3% GDP.

Gần hai thế kỷ trung lập cho phép Thuỵ Sĩ nổi tiếng là một trung tâm ngân hàng bảo hiểm cao. Du-rích là một trong những thành phố ngân hàng và thương mại quốc tế hàng đầu. Thuỵ Sĩ là một trong những nước có mức sống cao nhất thế giới. Nền công nghiệp, mà một phần dựa vào nguòn năng lượng thuỷ điện rẻ (sản xuất điện năng đạt 61,076 tỷ kWh, trong đó thuỷ điện chiếm 40,18%), bao gồm ngành cơ khí sản xuất từ tuốc bin cho đến đồng hồ, ngành dệt, chế biến thực phẩm, ngành dược và ngành hoá chất. Bơ sữa, nho và cỏ khô cho gia súc là những sản phẩm nông nghiệp quan trọng. Công nghiệp gỗ cũng là ngành đóng vai trò đáng kể. Ngành du lịch và thuế thu từ các tổ chức quốc tế đóng tụ sở tại Thuỵ Sĩ thu hút được nhiều ngoại tệ. Công nhân nước ngoài, đặc biệt từ I-ta-li-a và Nam Tư, bổ sung nhiều cho nguồn nhân lực thiếu hụt của Thuỵ Sĩ. Mấy năm gần đây tăng trưởng của Thuỵ Sĩ ở mức khá: 1998 tăng 2,4%, thất nghiệp tăng 3,3%; lạm phát 0%. Xuất khẩu đạt 98,5% tỷ USD, nhập khẩu: 99 tỷ USD.

* Văn hoá - xã hội: Số người biết đọc, biết viết đạt 99%

Công tôn giáo dục - đào tạo do từng bang lo liệu. Tuy ở mỗi bang có chút ít khác biệt, nhưng thống nhất ở một quy định là giáo dục bắt buộc và miễn phí trong 9 năm, tức là từ 7 đến 16 tuổi. Hệ thống giáo dục phổ thông có ba cấp: Tiểu học, cơ sở và trung học. Sau khi học xong cấp cơ sở, học sinh nào không vào trung học sẽ vào các trường dạy nghề. Có một số trường tư. Cả nước có 7 trường đại học bang, 2 trường đại học công nghệ liên bang, một trường sư phạm, một trường đại học kinh tế và khoa học xã hội.

Hệ thống chăm sóc sức khoẻ cộng đồng bao gồm cả bệnh viện công và tư đều tốt chất lượng cao. Mỗi bang có luật riêng về bảo hiểm y tế, phần lớn cá nhân mua bảo hiểm y tế tư nhân.

Tuổi thọ trung bình đạt 78,99 tuổi, nam 75,83, nữ 82,32 tuổi.

Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Thủ đô có nhiều danh thắng nổi tiếng, hồ Giơ-ne-vơ, Luy-xéc, En-gác-tin-nơ, núi An-pơ, các bãi trượt tuyết nổi tiếng…

* Lịch sử: Vào thế kỷ XI, Thuỵ Sĩ là một bộ phận của Đế quốc La Mã thần thánh. Năm 1291, ba khu vực lãnh thổ địa phương, các vùng rừng của khu vực Suy-giơ, khu vực Un-tơ-oan-đen và U-ri liên kết với nhau, gia nhập liên minh chống lại Đế quốc La Mã của dòng họ Háp-xbuốc. Đến năm 1513, Liên minh này bao gồm 13 vùng và một số lãnh thổ độc lập. Trong thế kỷ XVI, chi các thành phố Du-rích, Ba-xen, Béc-nơ và Sáp-hau-xen chuyển sang theo đạo Tin lành thì một cuộc nội chiến tôn giáo nổ ra, nhưng liên mình vẫn được giữ vững. Vào thời kỳ cuối của Cuộc chiến tranh 30 năm (1648), nền độc lập của Thuỵ Sĩ đã được công nhận. Trong thời kỳ các cuộc chiến tranh cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII, nước cộng hoà Hen-ve-ti-en được thành lập, nhưng đến năm 1803, Na-pô-lê-ông đã giải tán nhà nước này và biến thành một nước đồng mình của Pháp. Tại Đại hội, Viên, năm 1815, vai trò trung lập của Thuỵ Sĩ được công nhận và nước Thuỵ Sĩ có được đường biên giới tồn tại cho đến ngày nay. Tình hình căng thẳng tiếp tục diễn ra trong đầu thế kỳ XIX, khiến một số cùng rút lui khỏi lên bang. Tuy nhiên, bản Hiến pháp mang tính thoả hiệp, ban hành năm 1848 (vẫn còn là nền tángt của chính phủ Thuỵ Sĩ hiện nay), đã giúp điều hoà được chính quyền các bang và chính quyền trung ương. Với tư cách là một nước trung lập, Thuỵ Sĩ đặt nền móng cho tổ chức Hội Chữ thập đỏ (1863), Hội quốc liên (1920) và các tổ chức quốc tế khác. Thuỵ Sĩ tránh không trở thành thành viên của bất kỳ tổ chức nào mà Thuỵ Sĩ cho rằng, có thể ảnh hưởng đến vị trí trung tập của mình. Cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc năm1986 ở Thuỵ Sĩ đã không tán thành việc Thuỵ Sĩ trở thành thành viên Liên hợp quốc. Năm 2002, việc này lại được đưa ra trưng cầu dân ý, đa số đã ủng hộ việc Thuỵ Sĩ gia nhập Liên hợp quốc. Cũng đã có đề xuất để Thuỵ Sĩ trở thành thành viên của Cộng đồng Châu Âu, tuy nhiên kết quả cuộc trưng cầu dân ý năm 1992 đã bác bỏ đề xuất này.

 

 

Ý kiến bạn đọc