Thị trường ngoài nước
Thị trường Syria
28/07/2011
 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

Syria

Tên tiếng Việt:

Cộng hòa Ả rập Syria

Vị trí địa lý:

Quốc gia vùng Trung Đông, giáp Libang, Thổ Nhĩ Kỳ

Diện tích:

185180 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

dầu mỏ, photphat, maNga, muối mỏ, năng lượng hydro

Dân số

19.3 (triệu người)

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

0-14 tuổi: 36.5% 15-64 tuổi: 60.1% 65 tuổi trở lên: 3.3%

Tỷ lệ tăng dân số:

0.02244

Dân tộc:

Arab 90.3%, Kurds, Armenians, và khác 9.7%

Thủ đô:

Đa Mát

Quốc khánh:

17/04/1976

Hệ thống luật pháp:

dựa trên luật Pháp, Ottoman và luật Hồi giáo

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

 

0.035

GDP theo đầu người:

4500 (USD)

GDP theo cấu trúc ngành:

nông nghiệp: 24.6% công nghiệp: 24.4% dịch vụ: 51%

Lực lượng lao động:

5.462 (triệu người)

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

nông nghiệp: 26% công nghiệp: 14% dịch vụ: 60%

Tỷ lệ thất nghiệp:

0.1

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

0.119

Lạm phát:

0.07

Sản phẩm nông nghiệp:

lúa mỳ, bông, oliu, củ cải đường, thịt bò, trứng, sữa

Công nghiệp:

dầu mỏ, dệt may, thực phẩm chế biến, khai mỏ

Xuất khẩu:

10.9 tỷ (USD)

Mặt hàng xuất khẩu:

dầu thô, sản phẩm dầu mỏ, rau quả, chế biến bông, dệt may, lúa mỳ, chăn nuôi

Đối tác xuất khẩu:

Iraq 27.3%, Đức 12.1%, Li băng 9.5%, Italia 6.6%, Ai Cập 5.3%, Ả rập Xêut 4.8%

Nhập khẩu:

11.49 tỷ (USD)

Mặt hàng nhập khẩu:

máy móc, thiết bị vận tải, thiết bị điện, hóa chất, nhựa, giấy

Đối tác nhập khẩu:

 Ả rập Xêut 12.3%, Trung Quốc 7.9%, Ai Cập 6.2%, UAE 6%, Đức 4.9%, Italia 4.9%, Vương quốc Anh 4.8%, Iran 4.5%

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

*Thể chế nhà nước: Theo chế độ Cộng hoà Tổng thống, chế độ một viện (từ năm 1973).

Hiến pháp hiện hành được ban hành ngày 13 tháng Ba năm 1973.

Có 14 tỉnh là các đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương.

Quốc hội dân tộc Nhân dân gồm 250 ghế được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm. Tổng thống được bầu trực tiếp, nhiệm kỳ 7 năm. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng giúp việc cho Tổng thống trong chính phủ và bổ nhiệm các thành viên Nội cvác. Mặt trận dân tộc tiến bộ, trong đó có đảng Bát, giữ vai trò lãnh đạo.

Địa lý: Thuộc Trung Cận đông, Tây –Nam á. đằng sau đồng bằng ven biển được tưới tiêu tốt là các núi chạy từ bắc xuống nam. Đỉnh cao nhất là Hơ-mon, 2.214m. Phần lớn lãnh thổ của Xy-xi là sa mạc Xy-ri.

Các sông chính: Sông ơ-phơ-rát, 2.800km.

Khí hậu: Ven biển có khí hậu địa Trung Hải. Vùng nội địa khô hạn có mùa hè nóng và mùa đông lạnh.

* Kinh tế: Công nghiệp chiếm 21% nông nghiệp: 26% và dịch vụ: 53% GDP.

Dầu mỏ là nguồn xuất khẩu chủ yếu, mặc dù trữ lượng mỏ của Xy-ri theo các tiêu chuẩn của Trung đông là nhỏ. 50% lực lượng la động làm nông nghiệp với nghề trồng trọt tập trung ở đồng bằng ven biển và vùng đất được thuỷ lợi hoá trong thung lũng sông ơ-phơ-rát. Lúc mì, lúa mạch và bông là các sản phẩm chính. Kinh tế Xy-ri phát triển ở hai khu vực quốc doanh và tư nhân. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt khoảng 5%; Xuất khẩu đạt 4,2 tỷ USD, nhập khẩu: 5,7 tỷ USD; nợ nước ngoài: 22 tỷ USD.

* Văn hoá- xã hội: Số người biết đọc, biết viết đạt 70,5%, nam: 85,7%, nữ: 55,8%.

Hầu hết trẻ em đều vào học tiểu học, sau dần dần bỏ học vì kinh tế khó khăn, mặc dù miễn phí ở các trước công. Có hệ thống trường tư và của giáo hội. Có 4 trường đại học ở Thủ đô và hai thành phố khác. Ngoài ra còn có Viện kỹ thuật dầu mỏ.

Công việc chăm sóc sức khoẻ ở thành phố khá tốt, nông thôn còn thiếu thốn thuốc men, thầy thuốc và các trang thiết bị.

Tuổi thọ trung bình đạt 68,09 tuổi, nam: 66,75, nữ: 69,48 tuổi.

Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Nhiều đền thờ cổ Hy Lạp-La Mã, thành cổ By-dăng-tin, các giáo đường Thổ Nhĩ Kỳ…

Lịch sử: Trước khi bị A-lếch-xan đại đế (Hy-Lạp)-336-323 trước Công nguyên) chinh phục, Xy-ri là một bộ phận quan trọng của các đế chế Hi-ti-tê, A-si-ri-a và Ba Tư. Từ năm 305 trước Công nguyên, Xy-ri-là trung tâm của đế quốc Sê-lê-u-xít. Vào năm 64 trước công nguyên, vùng Xy-ri trở thành một tỉnh của la Mã với thủ phủ là An-ti-ốc, Đế quốc Bi-dăng-tin cai trị vùng này (thế kỷ V-thế kỷ VII) cho tới khi quân Hòi giáo cảu Kha-lét I-bơn an Oa-lít xâm lược (656-661). Phần lớn người Xy-ri nhanh chóng theo đạo Hồi. Năm 661, Mu-a-uy-a, lập thủ đô tại Đa-ma-xcút và thành phố này đạt đến đỉnh cao của quyền lực. Khi triều đại u-may-y-a bị triều đại A-ba-sít của Bát-đa lật đổ vào năm 750, ưu thế của Đa-ma-xcút cũng chấm dứt.

Từ thế kỷ XII đến thế kỷ XIV, các vùng bờ biển của Xy-ri nằm dưới sự cai quản thuộc các công quốc của những người thập tự chinh Thiên chúa giáo.

Người Mam-lúc, vốn là các nô lệ Thổ Nhĩ Kỳ,cai quản Xy-ri từ thế kỷ XIII đến năm 1516 khi vùng này bị sát nhập vào đế quốc ốt-to-man của Thổ Nhỹ Kỳ, ách cai trị của Đế quốc ốt-tô-man chỉ chấm dứt vào năm 1917, khi quân đội hỗn hợp Anh. ả rập tiến vào Đa-ma-xcút. Xy-ri tuyên bố độc lập năm 1920. Tháng Ba năm 1920, những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Xy-ri đã lập ra Vương quốc Đại Xy-ri (bao gồm Xy-ri, Li-băng và Pa-le-xtin). Tháng Tư năm 1920, tại Hội nghị San Rê-mô đã trao quyền uỷ trị Xy-ri cho Pháp. Trước phong trào đấu tranh của Xy-ri, nhưng mãi đến ngày 17 tháng Tư năm 1946, sau khi Anh vào giải giáp vũ khí của quân Pháp thì nền độc lập của Xy-ri mới thực sự trọn vẹn. Từ khi độc lập vào năm 1946, tình hình chính trị tại Xy-ri không ổn định. Đg thế tục toàn ả-rập Bát đã không thành công trong việc thành lập liên minh thống nhất với Ai cập vào các năm 1958 và 1961. Xy-ri đánh nhau với I-xra-en trong các năm 1948-1949,1967 và 1973. Trong cuộc chiến tranh năm 1967 giữa Xy-ri và I-xra-en, I-xra-en chiếm cao nguyên chiến lược Gô-lan của Xy-ri. Lãnh tj thực dụng của đảng Bát là Ha-phít A-sát (liên nắm chính quyền năm 1970) đã liên minh với Liên Xô. Uy tín của A-sát bị thách thức do sự can dự ngày càng tăng của XY-ri vào những vấn đề Li-băng từ năm 1976 và vấn đề về hồi giáo chính thống Si-ai. Từ những năm 1989-1990, áp lực kinh tế đã làm yếu đi các mối quan hệ kinh tế giữa của Xy-ri và Liên Xô. Cuộc bầu cử Quốc hội tháng Tám năm 1994, bầu 250 đại biểu, trong đó đảng Bạt cùng 4 đảng khác trong liên minh Mặt trận dân tộc Tiến bộ chiếm 167 ghế đã củng cố thêm cơ sở quyền lực cho Tổng thống áp-xát (cầm quyền từ tháng Ba năm 1963). Trước những biến động của tình hình thế giới, từ năm 1992, Tổng thống áp-xát đã tiến hành những cải cách chính trị một cách thận trọng, thả tù chính trị kể cả những người thuộc nhóm “Anh em hồi giáo” và cho phép cộng đồng Do Thái ở Xy-ri được ra nước ngoài, cải tổ Nội các, cho phép em trai và cả một số thủ lĩnh đối lập sống lưu vong ở nước ngoài trở về Xy-ri, cho đảng cộng sản hoạt động công khai và tham gia chính phủ (trường hợp rất hiếm ở các nước ả rập).

Xy-ri theo đuổi dường lối độc lập dân tộc, chống chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, tích cực trong phong trào không liên kết, cải thiện quan hệ với các nước vùng Vịnh.

Ngày 10 tháng Sáu năm 2000, Tổng thống Xy-ri H. Am. áp-xát (69 tuổi) qua đời, Quốc hội phải họp phiên khẩn cấp để sửa đổi hiến pháp mong tìm người kế nhiệm là con trai của cố Tổng thống, Tướng Ba-sa-Am. áp-xát, mới 34 tuổi (vì theo hiến pháp nước này, Tổng thống phải từ 40 tuổi trở lên).

 

 

Ý kiến bạn đọc