Thị trường ngoài nước
Thị trường Thailand
28/07/2011
 

 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

Thailand 

Tên tiếng Việt:

 Vương quốc Thái Lan

Vị trí địa lý:

 Quốc giá Đông Nam Á, giáp Campuchia, Lào, Mianma, Malaisia

Diện tích:

514000 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

 thiếc, cao su, khí tự nhiên, gỗ, đất trồng, cá

Dân số

  65.1 (triệu người)

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

 0-14 tuổi: 26.1% 15-64 tuổi: 70.1% 65 tuổi trở lên: 8.6%

Tỷ lệ tăng dân số:

 0.00663

Dân tộc:

 Thai 75%, người Hoa 14%, khác 11%

Thủ đô:

 Bangkok

Quốc khánh:

 05/12/1927

Hệ thống luật pháp:

 dựa trên hệ thống luật dân sự

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

 0.045

GDP theo đầu người:

 8000 (USD)

GDP theo cấu trúc ngành:

 nông nghiệp: 10.8% công nghiệp: 45.3% dịch vụ: 43.8%

Lực lượng lao động:

 19.69 (triệu người)

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

 nông nghiệp: 49% công nghiệp: 14% dịch vụ: 37%

Tỷ lệ thất nghiệp:

 0.017

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

 0.1

Lạm phát:

 0.022

Sản phẩm nông nghiệp:

 gạo, sắn, cao su, ngũ cốc, đường, dừa

Công nghiệp:

 du lịch, dệt may, chế biến nông nghiệp, linh kiện máy tính, đồ gỗ, nhựa, đồ trang sức, xe hơi và phụ tùng

Xuất khẩu:

 143.1 tỷ (USD)

Mặt hàng xuất khẩu:

 dệt may, sản phẩm cá, gạo, cao su, trang sức, ô tô, máy tính, thiết bị điện tử

Đối tác xuất khẩu:

 Mỹ 15%, Nhật 12.6%, Trung Quốc 9%, Singapore 6.4%, Hong Kong 5.5%, Malaysia 5.1%

Nhập khẩu:

 121.9 tỷ (USD)

Mặt hàng nhập khẩu:

 hàng hóa tiêu dùng, vật liệu thô, xăng dầu

Đối tác nhập khẩu:

Nhật 19.9%, Trung Quốc 10.6%, Mỹ 7.5%, Malaysia 6.6%, UAE 5.5%, Singapore 4.4% 

 

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

* Thể chế nhà nước: Theo thể chế Quân chủ Nghị viện, chế độ lưỡng viện (từ năm 1932).

Hiến pháp mới ban hành ngày 11 tháng Mười năm 1997.

Có 76 tỉnh.

Quốc hội gồm Thượng nghị viện, có 260 thành viên, được bầu theo phổ thông đầu phiếu nhiệm kỳ 6 năm, và Hạ nghị viện gồm 500 thành viên được bầu bằng tuyển cử phổ thông bầu phiếu với nhiệm lỳ 4 năm. Vua bổ nhiệm Thủ tướng. Thủ tướng được bổ nhiệm từ các đại biểu Quốc hội; sau khi bầu Quốc hội, người đứng đầu của đảng có thể thành lập được liên minh đa số trong Quốc hội thường trở thành Thủ tướng. Thủ tướng chỉ định các thành viên của Nội các. Nội các chịu trách nhiệm trước Hạ nghị viện, song Thượng nghị viện có quyền phế truýât hay điều khiển Chính phủ. Vua là nguyên thủ Quốc gia và là Tổng tư lệnh quân đội.

* Địa lý: Thuộc Đông Nam á, vùng trung tâm của Thái Lan là một đồng bằng lưu vực sông Mê-nam màu mỡ đông dân. Vùng phía bắc có nhiều núi, trong đó có đỉnh Doi In-tha,nan, cao 2.595m. Cao nguyên Kho- rát nằm ở vùng đong bắc. Nối liền Thái Lan với ma-lay-si-a là eo đất Kra có nhièu núi.

Sông chính: Sông Mê-kông, 4.350km; sông Mê-nam, 1,200km.

Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới. Mưa mùa lớn từ tháng sáu đến tháng Mười. Từ tháng Mười đến tháng Ba khí hậu mát mẻ. Từ tháng Ba đến tháng sáu khí hậu nóng.

* Kinh tế: Công nghiệp chiếm 39%, nông nghiệp: 12% và dịch vụ: 49% GDP.

2/3 lực lượng lao động làm nông nghiệp, chủ yếu trồng lúa, sắn và cao su. Thái Lan là một trong những nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. Thiếc và khí tưk nhiên là các nguồn tài nguyên chính. Nền công nghiệp dựa trên nguồn nhân lực rẻ đang được mở rộng, bao gồm các ngành dệt, may mặc, cơ khí điện (sản xuất điện năng đạt 86 tỷ k Wh, tiêu thụ 82,561 tỷ kWh) và điện tử. Di lịch là nguồn thu ngoại tệ chính. Từ tháng bảy năm 1997, Thái Lan bị lâm vào cuọc khủng khoảng tài chính tiền tệ nghiêm trọng, kinh tế suy thoái, thất nghiệp tăng GDP năm 1998 tăng trưởng – 7,8%, sang 6 tháng đầu 1999 vẫn còn ở mức- 3,5% năm 2000 kinh tế đã phục hồi đạt mức tăng trưởng dương. Xuất khẩu đạt 58,5 tỷ USD, nhập khẩu: 45 tỷ USD.

* Văn hoá- Xã hội: Số người biết đọc, biêt sviết đạt 93,8%, nam: 96%, nữ 91,6%.

Nhà nước Thái Lan coi trọng giáo dục và luôn luôn đầu tư cho giáo dục. Giáo dục tiểu học, bắt buộc và miễn phí 6 năm. đại học chưa mở rộng nên thi vào đại học là những cuộc “vượt vũ môn” ngặt nghèo.

Trong 10 năm qua, công tác y tế có được chú ý hơn, song ở các vùng xa còn thiếu thầy thuốc và pưhưong tiện chữa bệnh. Căn bệnh ALDS đang hoành hành đất nước snày.

Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: ở Thủ đô có nhiều danh thắng đẹp, đặc bviệt là các chùa thờ Phật, cố đô Chiềng Mai, thành phố nghỉ mát pát-tai-a…

* Lịch sử: Trước năm 1939, Thái Lan được gọi là Si-am (Xiêm la). Người Thái có nguồn gốc từ Vân Nam, Trung Quốc. Họ di chuyển về phương nam sau khi người Mông Cổ tàn phá kinh đô Nam Chiếu của họ, năm 1253. Người Thái biến thành phố Su-khôi- tai thành thủ phủ của vương quốc mới của mình. Sau nưm 1350, từ thành phố A-y-út-thay-a, các thủ lĩnh Thái Lan củng cố những vùng họ kiểm soát được ở nam si-am và bán đảo Ma-lay. Năm 1776, thống nhất được đất nước; năm 1779, đô hộ Lào. Nhiều thế kỷ giao tranh với Miến Điện, Lào và Căm- phu- chia, không ngăn cản được việc Si-am trở thành quốc gia hùng mạnh nhất ở Đông Nam á. Chính sách ngoại giao khôn khéo của những người cầm quyền Thái Lan đã giúp Thái Lan tránh được quá trình thực dân hoá của châu âu.Vua Ra-ma I (trị vì từ 1782 đến 1809), người sáng lập ra triều đại ngày nay, đã rời thủ đô về Băng –cốc (Thành phố của các Thiên thần). Những người kế tục ông đã bị ép phải nhượng các vùng đất ngoại biên cho Anh và Pháp. Năm 1867, mất ảnh hưởng ở Căm-pu-chia; năm 1893, mất ảnh hưởng ở Lào sau khi ký Hiệp ước với thực dân Pháp. Năm 1940, ký hiệp ước nhượng bốn vương quốc ở bắc bán đảo Ma-lay cho Anh.

Năm 1932, chế độ quân chủ lập Hiến được thiết lập thông qua một cuộc đảo chính. Gần một phần tư thế kỷ sau đó, những người lãnh đạo đã từng du học ở phương Tây của Thái Lan là Pi-bun Song-gơ-ram và Pri-đi Pha-nôm-yang đấu tranh để giành quyền chính trị. Trong đại chiến thế giới thứ II, Thái Lan bị ép gia nhập liên minh với Nhật. Từ sau Đại chiến thế giới lần thứ II, mặc dù giới quân sự nhiều lần can thiệp, song Thái Lan vẫn ổn định. Theo Hiến pháp sửa đổi năm 1992, Thượng nghị viện do phái quân sự kiểm soát và giữ vai trò lãnh đạo.

Năm 1997, Thái Lan ban hành Hiến pháp mới, Thượng nghị viện được bầu theo phổ thông đầu phiếu.

Vào cuối năm 2000, chính trường Thái Lan có nhiều diễn biến phức tạp. Quốc hội bị giải tán và phải tổ chức bầu cử trước thời hạn. Thủ lĩnh đảng Người Thái yêu người Thái (IRT), ông Thạc –xỉn Xi-vắt (thaksin Shiwarvatra) đã thắng cử với số phiếu bầu 337/500 ghế. Ngày 9 tháng Hai năm 2001, Quốc hội đã bầu ông Thạc-xỉn Xi-vắt làm Thủ tướng thứ 23 của Thái Lan thay ông Xuôn Lạch-phay (Chuan Lecpai). Nội các mới đã được lập với 37 thành viên. đảng người Thái yêu người Thái chiếm 27 ghế.

 

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc