Thị trường ngoài nước
Thị trường The Kingdom of Belgium
28/07/2011
 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

The Kingdom of Belgium

Tên tiếng Việt:

Vương quốc Bỉ

Vị trí địa lý:

Thuộc Tây Âu, giáp với Biển Bắc, giữa Pháp và Hà Lan

Diện tích:

30528 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

Vật liêu xây dựng, cát silica, cacbonat

Dân số

10.4 (triệu người)

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

0-14 tuổi: 16.5% 15-64 tuổi: 66.1% Từ 65 tuổi trở lên: 17.4%

Tỷ lệ tăng dân số:

0.0012

Dân tộc:

Fleming 58%, Walloon 31%, khác 11%

Thủ đô:

Brussels

Quốc khánh:

21/07/1831

Hệ thống luật pháp:

Dựa trên hệ thống luật dân sự, ảnh hưởng bởi hiến pháp Anh

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

 

0.027

GDP theo đầu người:

36500 (USD)

GDP theo cấu trúc ngành:

Nông nghiệp: 1% Công nghiệp: 24.4% Dịch vụ: 74.6%

Lực lượng lao động:

5.03 (triệu người)

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

Nông nghiệp: 1.3% Công nghiệp: 24.5% Dịch vụ: 74.2%

Tỷ lệ thất nghiệp:

0.076

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

0.15

Lạm phát:

0.017

Sản phẩm nông nghiệp:

Củ cải đường, rau tươi, hoa quả, ngũ cốc, thịt bò, thịt bê, thịt lợn, sữa

Công nghiệp:

Các sản phẩm kim loại , cơ khí, rắp ráp mô tô, thiết bị vận tải, dụng cụ khoa học, thực phẩm chế biến, đồ uống, hóa chất, kim loại cơ bản, sản phẩm dệt, dầu, thủy tinh

Xuất khẩu:

328.1 tỉ (USD)

Mặt hàng xuất khẩu:

Máy móc thiết bị, hóa chất, kim cương, kim loại và sản phẩm kim loại, thực phẩm

Đối tác xuất khẩu:

Đức, Pháp, Hà Lan, Anh, Hoa Kỳ, Italia

Nhập khẩu:

320.9 tỉ (USD)

Mặt hàng nhập khẩu:

Máy móc, thiết bị, hóa chất, kim cương, dược phẩm, thực phẩm, thiết bị vận tải, sản phẩm từ dầu

Đối tác nhập khẩu:

Hà Lan, Đức, Pháp, Anh, Ireland, Hoa Kỳ

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

Thể chế nhà n­ước: Theo thể chế quân chủ Nghị viện, chế độ l­ưỡng viện.

Hiến pháp thông qua ngày 7 tháng Hai năm 1831, sửa đổi lần gần đây nhất là ngày 14 tháng Bảy năm 1993.

Có 10 tỉnh và khu thủ đô là các đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Hạ nghị viện có 150 thành viên đ­ược bầu bằng tuyển cử phổ thông dầu phiếu theo chế độ đại diện tỷ lệ, nhiệm kỳ 4 năm. Th­ượng nghị viện gồm thành viên, trong đó 40 thành viên được bầu trực tiếp, 31 thành viên đư­ợc các hội đồng tỉnh bầu ra, 26 thành viên khác đư­ợc chỉ định và 1 thành viên còn lại là người thừa kế ngai vàng. Vua chỉ định Thủ t­ướng. Thủ t­ướng lãnh đạo cáe thành viên của Nội các. Các cội đồng của khu vực Flander, Wallonia và Bruxelles gồm các đại biểu và th­ượng nghị sỹ đư­ợc bầu từ từng khu vực.

Bỉ đã có bốn lần cải cách Hiến pháp vào các năm 1970, 1980 và 1988 và 1993. Theo Hiến pháp 1993, thì từ 1 tháng Giêng năm 1989, Bỉ trở thành một Nhà n­ước Liên bang, gồm ba bang: Flandres, Wallonia và Bruxelles.

* Địa lý- Nằm Ở Tây âu, vùng đông nam của Bỉ là bình nguyên với rừng A-đen-nét có đỉnh Bô-tơ-ran-giơ, cao 694 m. Các đồng bằng đất vàng màu mỡ Ở vùng trung tâm của Bỉ là khu vực nông nghiệp quan trọng. Ven biển có đồng bằng Cam-pin và Phơ-làng-đơ. Phía sau các đụn cát duyên hải là các diện tích mới đ­ược khai khẩn từ các đầm lầy ven biển.

Các sông chính: Sông Ê-xô, 430 km sông Mơ-dơ, 950 km.

Khí hậu- Bỉ có mùa hè t­ương đối mát mẻ và mùa đông ôn hòa. lượng mưa quanh năm lớn. Trong nội địa mùa hè nóng hơn và mùa đông cũng lạnh hơn.

Kinh tế- Công nghiệp chiếm 27%, nông nghiệp: 1,4%, dịch vụ: 71,6% GDP.

Bỉ là n­ước công nghiệp, có diện tích nhỏ, tài nguyên không nhiều, nhưng mật độ dân cư­ lớn. Ở vùng trung tâm và vùng phía bắc, đất đai nhưng chung màu mỡ, khí hậu thuận lợi, nhờ đó lúa mì, của cải đ­ường, cỏ và cây lương thực cho gia súc có năng suất cao sản xuất thép, thời kỳ đầu dựa vào quặng, trữ lượng không đáng kể tại A-đen-nét, là ngành công nghiệp quan trọng nhất, các ngành khai thác, dệt hóa chất, gốm, thủy tinh và cao su cũng chiếm tỷ trọng lớn. Sản xuất điện năng hàng năm đạt 78,70 tỷ kWh, trong đó điện nguyên tử chiếm 55,72% tlêu thụ thụ 74,543 tỷ kWh. Tuy nhiên hiện nay. ngoài than đá, phần. Lớn nguyên liệu cho công nghiệp đều phải nhập. Những vấn đề kinh tế trong những năm 1970, 1980 được phản ánh trung thực qua tình hình các cộng đồng ngôn ngư ví đụ tỷ lệ thất nghiệp cao ở những ngư­ời nói tiếng Pháp vùng Va-lôn-ni-a (miền Nam) trong khi đó thì công nghiệp ở khu vực miền Bắc nói tiếng Phơ-lê-mích lại phát triển mạnh. Ngành ngân hàng: thư­ơng mại, và quản trị thu hút ngày càng nhiều nhân viên . Thủ đô Brúc-xen trở nên phồn tính hơn nhờ đóng vai trò thủ đô không chính thúc của Liên minh châu âu và khối NATO.

Xuất khẩu đạt 187,3 tỷ USD, nhập khẩu: 172,8 tỷ USD; nợ n­ước ngoài: 28,3 tỷ USD.

Văn hóa - xã hôị - Số ng­ười biết đọc, biết viết chiếm 99% dân số.

Giáo dục bắt buộc miễn phí 12 năm. Nhà n­ước trợ cấp cho các tr­ường của giáo hội, tất cả các học sinh phải học tối thiểu một tiếng nư­ớc ngoài. Từ 14 tuổi học sinh có quyền lựa chọn hư­ớng nghiệp; có 8 tr­ường đại học chính, trong đó có 2 trường của công giáo.

Việc chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng là rất tốt, do Nhà nư­ớc, doanh nghiệp và các cá nhân bảo hiểm. Các bác sĩ và bệnh viện hoạt động theo phương thức tư­ nhân, nh­ưng được Nhà n­ước trả l­ương. Chất lượng phục vụ và chất lư­ợng thiết bị là rất cao.

Những danh thắng nổi tiếng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí. Các khu phố thời Trung cổ ở Bru-tơ, Li-e-giơ, Lu-vanh, lâu đài nghệ thuật ở Bru-xen, có nhưng bãi biển đẹp ở miền Bắc.

*Lịch sử- Trong nhiều thế kỷ, Bỉ bị thất trận nước các thực lực láng giềng như­ La Mã. Phơ-ran-cơ. Vào đầu Trung đại, khu vực Bỉ được chia thành các lãnh địa do các bá t­ước hay công t­ước (thần phục Hoàng đế La Mã cai quản. Trong thế kỷ XII và XIV, Bru-giơ Găng và các trung tâm công nghiệp dệt trong khu vực nói tiếng Phơ-lê-mích trở thành nhủng thành phố phồn vinh nhất ở châu Âu. Từ năm 1384 phần lớn n­ước Bỉ hiện nay do các quan lại của vương quốc Buốc-un-đi (đông nư­ớc Pháp) cai quản. Phần lớn lãnh địa của những người này do dòng họ Háp-xbuốc của áo cai quản từ 1477. Sau khi các tính theo đạo Tin lành của Hà Lan nổi dậy và giành độc lập vào cuối thế kỷ XVI, các xứ vùng thấp ở miền nam theo Thiên Chúa giáo (Bỉ) vẫn bị Tây Ban Nha cai trị.

Theo hiệp ước U-tơ-rếch năm 1713, xứ Hà Lan thuộc Tây Ban Nha đư­ợc chuyển qua cho Áo. Trong thời kỳ hỗn loạn của các cuộc chiến tranh cách mạng Pháp, ng­ười Bỉ trục xuất ngư­ời Áo (1791). Tuy vậy, Bỉ vẫn bị Pháp sáp nhập vào năm 1793. Sau trận Oa-tée-lô trên đất Bỉ các xứ vùng thấp Hà Lan, Bỉ và Luých-xăm-bua thống nhất lại thành Vư­ơng quốc Hà Lan (1815). Năm 1830, người Bỉ lại nổi dậy chống ách cai trị của Hà Lan và tuyên bố độc lập. Nền trung lập của Bỉ đư­ợc Hội nghị Luân-đôn (1831) công nhận và vư­ơng miện đ­ược trao cho Lê-ô-pôn, là người của Hoàng gia Anh, chú của Nữ hoàng Vích-to-ri-a.

Tính chất trung lập của Bỉ bị cuộc xâm lược của Đức phá vỡ năm 1914. Theo hiệp ước năm 1831, Anh tuyên chiến với Đức. Cuộc kháng chiến Anh cũng của vua An-bớt; từ năm 1914 đến 1918, được thế giới khâm phục. Theo Hòa ­ước Véc-xây (1919), Đức nh­ượng cho Bỉ một số vùng đất của mình. Việc Lê-ô-pôn III đầu hàng khi Bỉ bị Đức chiếm trong thời gian từ năm 19-lO đển 1944, đã bị chỉ trích mạnh mẽ. N­ước Công-gô thuộc Bỉ bị Lê-ô-pôn II chiếm làm lãnh địa riêng vào năm 1879, nhưng việc chiếm thu này đã bị hủy bỏ trong bối cảnh hỗn loạn năm 1960. Hiện nay Bỉ là tư. Trung tâm hành chính chủ yếu của Liên minh châu Âu và NATO, song Bỉ vẫn vấp phải vấn đề về sự hiểm khích giữa những ngư­ời nói tiếng Phơ-lê-mích và nhưng ng­ười nói tiếng Pháp. Theo Hiến pháp năm 1988 và 1993, Bỉ đã thành lập một Nhà n­ước liên bang dựa trên cơ sở các vùng ngôn ngữ.

 

 

Ý kiến bạn đọc