Thị trường ngoài nước
Thị trường Timor-Leste
28/07/2011
 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

Timor-Leste (Đông Timo)

Tên tiếng Việt:

Cộng hòa dân chủ Đông Timo

Vị trí địa lý:

Đảo ở Đông Nam Á, gần Indonexia và Úc

Diện tích:

15007 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

vàng, dầu khí, mangan, vật liệu xây dựng

Dân số

1.1 (triệu người)

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

0-14 tuổi: 35.7% 15-64 tuổi: 61.11% 65 tuổi trở lên: 3.2%

Tỷ lệ tăng dân số:

0.02059

Dân tộc:

Mỹtronesian (Malayo-Polynesian), Papuan, lượng nhỏ người Hoa

Thủ đô:

Dili

Quốc khánh:

28/11/1975

Hệ thống luật pháp:

dựa trên luật Indonexia và Bồ Đào Nha

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

 

0.24

GDP theo đầu người:

2000 (USD)

GDP theo cấu trúc ngành:

nông nghiệp: 32.2% công nghiệp: 12.8% dịch vụ: 55%

Lực lượng lao động:

N/A

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

N/A

Tỷ lệ thất nghiệp:

0.5

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

0.42

Lạm phát:

0.054

Sản phẩm nông nghiệp:

cà phê, gạo, ngũ cốc, khoai ngọt, chuối, vani

Công nghiệp:

in ấn, xà phòng, đồ lưu niệm

Xuất khẩu:

10 triệu (USD)

Mặt hàng xuất khẩu:

cà phê, một lượng nhỏ dầu, vani

Đối tác xuất khẩu:

Mỹ, Đức, Bồ Đào Nha, Australia, Indonesia

Nhập khẩu:

202 triệu (USD)

Mặt hàng nhập khẩu:

thực phẩm, gas, dầu lửa, máy móc

Đối tác nhập khẩu:

N/A

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

· Thể chế Nhà nước - Theo thể chế Cộng hoà Tổng thống, chế độ một viện.

Quốc hội gồm 88 ghế được bầu theo phổ thông đầu phiếu. Ngày 30 tháng Tám năm 2001, trên 90% số cử tri đã bỏ phiếu bầu 88 ghế đại biểu Quốc hội của mình. Mặt trận cách mạng vì độc lập của Đông Ti-mo (FRETLILIN) đã giành được 55 ghế trong Hội đồng lập hiến (Quốc hội). Tuy nhiên vẫn chưa quá 2/3 số ghế để thông qua những thay đổi về hiến pháp nên sẽ phải hợp tác với đảng phái khác.

Đầu tháng Hai năm 2002, Uỷ ban lập hiến đã thông qua Dự thảo Hiến pháp để tiến tới thành lập Chính phủ. Tổng thống chính thức sẽ được bầu vào ngày 7 tháng Tư năm 2002, và kết quả sẽ được công bố vào ngày 20 tháng Tư năm 2002, dưới sự giám sát của Liên hiệp quốc. Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đông Ti-mo R. Hốt-ta, lãnh tụ của FRETILIN, X. Gút-xmao rất có thể sẽ ra tranh cử cuộc bầu cử tổng thống này.

· Địa lý - Đông Ti-mo là một phần - phía đông của đảo Ti-mo (riêng vùng Oe-cu-si nằm ở phía Tây của đảo), nằm ở khu vực Đông Nam á. Đảo Ti-mo là nối tiếp của thềm lục địa Ô-xtrây-lia. Cách đây 4 triệu năm, Ti-mo nhô lên mặt biển do sự vận động và kiến tạo của trái đất. Do đó, về mặt địa chất, Ti-mo chủ yếu là trầm tích biển, nhiều nhất là đá vôi. Nhiều núi đá vôi lởm chởm, khúc khuỷu chạy dài theo hòn đảo, ngọn núi cao nhất ở đây là ngọn Con-muy Ta-ta-mai-lan (cao 2963m). Có các đồng bằng duyên hải hẹp. ít sông lớn và thung lũng.

Khí hậu: Đông Ti-mo chia ra hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô kéo dài từ tháng năm đến tháng Mười một và mùa mưa từ tháng Mười một đến tháng Năm. Miền Nam lượng mưa lớn hơn (kể cả mùa khô, nên cây cối xanh tươi quanh năm) và hay gây lụt lội.

Nhiệt độ trung bình ở duyên hải miền Bắc là 350C, vào tháng Mười một có thể cao hơn; ở vùng thấp là miền Nam nhiệt độ 300C, ban đêm xuống còn 200C. Ở miền núi ngày nóng, đêm mát mẻ, ở vùng núi cao rất lạnh.

· Kinh tế - Đông Ti-mo mới tách khỏi In-đô-nê-xi-a từ tháng Tám năm 1999. Do nội chiến kéo dài nên nền kinh tế bị tàn phá và kém phát triển.

Nền kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Những loại cây có giá trị kinh tế và phát triển mạnh là cà phê, hạt tiêu, ca cao, dừa. Công nghiệp có tiềm năng về khí tự nhiên, dầu lửa, thuỷ sản và gỗ. Khách hàng buôn bán chính là Ô-xtrây-lia và Bồ Đào Nha.

Ngành du lịch phát triển ở Đông Ti-mo, song do mất ổn định kéo dài, thiếu an ninh nên ngành này giảm mạnh trong những năm qua.

· Văn hoá - xã hội - Có nhiều danh thắng đẹp dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Đó là các bãi tắm nổi tiếng, những núi non lởm chởm, trùng điệp, những pháo đài cổ của người Bồ Đào Nha, những điếm canh cổ ở trên những ngọn đồi thoáng mát và ngoạn mục.

 

 

Ý kiến bạn đọc