Thị trường ngoài nước
Thị trường Turkey
28/07/2011
 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

Turkey

Tên tiếng Việt:

Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ

Vị trí địa lý:

Nằm ở giữa Châu Âu và Châu Á, giáp Địa Trung Hải, Irắc, Hy Lạp

Diện tích:

780580 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

Kim loại, than, antimoan, vàng, đá vôi, đất trồng, năng lượng hydro

Dân số

71.2 (triệu người)

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

0-14 tuổi: 24.9% 15-64 tuổi: 68.1% 65 tuổi trở lên: 6.9%

Tỷ lệ tăng dân số:

0.0104

Dân tộc:

Turkish 80%, Kurdish 20%

Thủ đô:

Ankara

Quốc khánh:

19/10/1923

Hệ thống luật pháp:

dựa trên luật dân sự Châu Âu lục địa

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

 

0.051

GDP theo đầu người:

9400 (USD)

GDP theo cấu trúc ngành:

nông nghiệp: 8.9% công nghiệp: 30.8% dịch vụ: 59.3%

Lực lượng lao động:

23.53 (triệu người)

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

nông nghiệp: 35.9% công nghiệp: 22.8% dịch vụ: 41.2%

Tỷ lệ thất nghiệp:

0.097

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

0.2

Lạm phát:

0.085

Sản phẩm nông nghiệp:

thuốc lá, bông, oliu, củ cải đường, rau quả, chăn nuôi

Công nghiệp:

dệt may, chế biến thực phẩm, otô, điện tử, khai mỏ

Xuất khẩu:

110.5 tỷ (USD)

Mặt hàng xuất khẩu:

đồ thêu, thực phẩm, dệt may, gia công cơ khí, thiết bị vận tải

Đối tác xuất khẩu:

Đức 11.3%, Vương quốc Anh 8%, Italia 7.9%, Mỹ 6%, Pháp 5.4%, Tây Ban Nha 4.4%

Nhập khẩu:

156.9 tỷ (USD)

Mặt hàng nhập khẩu:

máy móc, hóa chất, hoàn thiện sản phẩm may, nhiên liệu, thiết bị vận tải

Đối tác nhập khẩu:

Nga 12.8%, Đức 10.6%, Trung Quốc 6.9%, Italia 6.2%, Pháp 5.2%, Mỹ 4.5%, Iran 4%

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

* Thể chế nhà nước: Theo thể chế Cộng hoà Nghị viện, chế độ một viện (từ năm 1982 và được sửa đổi lần gần nhất năm 1995.)

Có 80 tỉnh là 80 đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương.

Quốc hội gồm 550 thành viên được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống do quốc hội bầu ra, nhiệm kỳ duy nhất 7 năm. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng và các thành viên của Nội các.

* Địa lý: Vùng đất chiếm 5 % tổng số diện tích lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ ở phía tây eo biển Đác-đa-nan và Bô-xpho được coi là một bộ phận của châu Âu. Vùng đất châu á của Thổ Nhỹ Kỳ gồm cao nguyên A-na-to-li-a và các vùng trũng của cao nguyên này. Phía bắc cao nguyên A-na-to-li-a là dãy núi Pon-tích, phía nam là dãy núi tau- rút, phía đông là các dẫy núi cao với đỉnh A-ra-rát, cao 5185m. Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong khu vực hay xảy ra động đất.

Các sông chính: Sông Ti-gơ-rơ, 1.9..km, sông ơ-phơ-rát, 2.8..km.

Khí hậu: Khu vực ven biển có khí hậu Đại Trung Hải. Vùng sâu trong đất liền có khí hậu lục địa, mùa hè nóng và khô, mùa đông lạnh và có tuyết rơi.

* Kinh tế: Công nghiệp chiếm 29%, nông nghiệp: 18% và dịch vụ: 53% GDP.

Một nửa lực lượng lao động làm nông nghiệp. Các sản phẩm nông nghiệp chính là lúa mì, gạo bông và thuốc lá. Bông và thuốc lá đã kích thích sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến. Hàng dệt là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Thổ Nhĩ Kỳ. Khu vực sản xuất, đặc biệt là sản xuất hoá chất và thép phát triển nhanh; sản xuất điện năng đạt 116,5 tỷ kƯh, thuỷ điện chiếm 30,5%, tiêu thụ 118,5 tỷ kWh. Tài nguyên thiên nhiên gồm có dầu khí (trữ lượng khoảng 140 triệu tấn), đồng than. Tình trạng thấtnghiệp nghiêm trọng. Tiền do số người Thổ Nhĩ Kỳ lao động ở Tây âuu gửi về là một trong những nguồn thu ngoại tệ chủ yếu. Du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng.

Thổ Nhĩ Kỳ nằm ở vị trí đại lý thuận lợi, trên trục đường bộ chiếm lược từ châu Âu sang Trung Đông nơi có trữ lượng dầu khí chiếm 65% của toàn thế giới). Đại lợi đó sẽ cho Thổ Nhĩ Kỳ trong công cuộc xây dựng đất nước. Xuất khẩu đạt 26 tỷ USD, nhập khẩu: 40 tỷ USD; nợ nước ngoài: 104 tỷ USD.

* Văn hoá - xã hội: số người biết đọc, biết viết đạt 82,3%, nam: 91,7% nữ: 72,4%.

Giáo dục tiểu học 5 năm, trung học 3 năm là bất buộc và miễn phí cho cả nam và nữ. Nhà nước ưu tiên cải cách giáo dục, tập trung xoá bỏ khoảng cách về giáo dục giữa nông thôn và thành thị bằng biện pháp xây dựng thêm nhiều trường học ở nông thôn. Hầu hết trẻ em đều học qua bậc tiểu học và trên ẵ số trẻ em học xong trung học. Cả nước có 26 trường học. Trường đại học đầu tiên được thành lập ở I-xta-bun từ năm 1453.

Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng chưa tốt và chưa đồng đều giữ nông thôn và thành thị. Việc tiêm chủng cho trẻ em và chăm sóc sức khoẻ thai sản được Chính phủ quan tâm.

Tuổi thọ trung bình đạt 73,88 tuổi, nam: 70,81, nữ: 75,88 tuổi.

Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: ở thủ đô, các thành phố lớn I-xta-bun, Bu-rô-xa có nhiều di tích lịch sử và danh thắng nổi tiếng, thung lũng Gô-rê-mê, di tích thành Tô-rơ- ca, đền thờ thần ác-tê- nút…

* Lịch sử: đế quốc Hi-ti-tê được thành lập, vào khoảng năm 1650 trước Công nguyên, và nhanh chóng kiểm soát toàn bộ vùng A-na-to-li-a (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay). đế quốc Hi-ti-tê còn mở rộng xuống phía nam của Si-ry,xung đột với người Ai cập. Thế kỷ VI trước công nguyên, đế quốc ác –hê-mê-nít của Ba Tư bành trướng vào khu vựcA-na-tô-li-na. Năm 334 trước Công nguyên, A-lếch-xăng đại đế tiến sang châu á tiêu diệt đế quốc ác-hê-me-nít. Vùng a-na-tô-li-a bị chia thành các nước chịu ảnh hưởng của văn hoá Hy Lạp cổ, tồn tại cho tới khi bị Đế quốc La Mã chiếm, vào năm 133 trước Công nguyên. Năm 330 sau Cong nguyên, Hoàng đế Công –xtăng –tin nắm quyền từ 306 đến 337 đã lập ra một thành phố mới là Công –xtan-ti-nốp (ngày nay là I-xtăm-bun), là thủ đô của đế quốc Bi-dăng-tin, năm 1204, những người thập tự chinh tàn phá Công-xtan-ti-nốp, lập ra đế quốc La-mã nhưng đến năm 1261 đế quốc Bi-dăng-tin được khôi phục.

Vào thế kỷ XI, người Thổ Nhỹ Kỳ hồi giáo Se-li-úc chiếm phần lớn vùng A-na-to-li-a. Sang thế kỷ XIII, những người Se-li-úc đã bị đế quốc ốt-to-man khuất phục. Cho đến cuối thế kỷ XIV, đế quốc ốt-tô-man đã chinh phục được phần lớn bán đảo Ban-căng. Năm 1453, đế quốc Bi-dăng-tin theo Thiên Chúa giáo sụp đổ.

Thủ đô Bi-dăng-tin là Công-xtan-ti-nốp bị chiếm và sau đó trở thành thủ đô của đế quốc ốt-to-men với tên gọi là I-xtăm-bun. Dưới thời của Su-lay-man, trị vì từ 1520 đến 1566, đế quốc ốt-tô-men mở rộng từ sông Đa-nuýp đến đông bắc châu Phi, và từ sông ơ-phơ-rát đến An-giê-ri. Tuy nhiên cũng chỉ được đến đây thì bắt đầu quá trình suy thoái kéo dài của đế quốc ốt-to-man bắt đầu bị coi là “ông già ốm yếu của châu Âu”. Trong suốt thể kỷ XIX, “Vấn đề phía Đông” hay tương lai của Đế quốc này cùng với các vùng lãnh thổ Ban –căng của nó luôn gây nên sự quan tâm. Năm 1856, ốt –tô-man thất bại trước Nga đã dẫn tới việc các nước Séc-bia, Bun-ga-ri và Ru-ma-ni được giải phóng.

Năm 1908 đã diễn ra cuộc bạo động của đảng “Nước Thổ Nhĩ Kỳ trẻ” nhằm chấm dít tình trạng suy thoái của Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng thất bại trong các cuộc chiến tranh Ban –căng năm 1912-1913, về cơ bản, đã gạt Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chính trường châu ân (mất gần hết các phần đất ở châu Âu).

Liên minh giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Đức trong Đại chiến thế giới lần thứ I tan rã và Thổ Nhĩ Kỳ mất nốt toàn bộ các vùng đất đã chiếm được. Tương lai của Thổ Nhĩ Kỳ ở châu á đã bị đe doạ khi Hy Lạp chiếm vùng xung quanh I-dơ-mia và các nước Đồng minh thiết lập các khu vực ảnh hưởng. Tướng Mu-xơ-ta-pha Ke-man của Thổ Nhĩ Kỳ, người sau này được gọi là”Người cha” của những người Thổ Nhĩ Kỳ, đã lãnh đạo các lực lượng kháng chiến trong một cuộc nội chiến )1919-1922). Sau đó, ông tiếp tục chỉ huy đánh bại Hy Lạp năm 1923 theo Hiệp định Lau-xan. Sau khi bãi bỏ nhà nước quân chủ Hồi giáo, năm 1923 Thổ Nhĩ Kỳ trở thành nước cộng hoà với thủ đô mới là An-ka-ra. Mu-xơ-ta-pha kê-man đã biến nước cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ thành một quốc gia thể tục theo kiểu phương Tây. Từ năm 1928, đạo Hồi thôi không còn là tôn giáo chính thống. Chữ viết ả-rập đã được La-tinh hoá. Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ được khôi phục và phụ nữ không còn bị bắt buộc phải mang mạng che mặt.

Việc Liên Xô đòi các vùng đất của Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 1945 đã làm Thổ Nhĩ Kỳ thân phương Tây. Năm 1947 phong trào vũ trang của cánh tả bị đàn áp. Năm 1952, Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập NATO. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ là át- nan Men-đê-rét bị cuọc đảo chính quân sự năm 1960 lật đổ và bị treo cổ do bị buộc tội tham nhũng và lãnh đạo không theo Hiến pháp. Năm 1961, chính phủ dân sự được khôi phục lại, nhưng chuộng bạo lực và kém hiệu quả nên rút cục phải quân sự đã lên nắm quyền vào năm 1980. Năm 1974, sau khi tổng thống Ma-ka-ri-ốt-bị cuộc đảo chính do Hy Lạp đỡ đầu lật đổ ở Síp, Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược Síp và năm 1975 đã lập ra một bộ máy chính quyền ở phía bắc hòn đảo này. Những bất đồng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp về đảo Síp cũng như những khối cộng đồng châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ đã làm ảnh hưởng đến việc gia nhập khối cộng đồng châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1983, chính quyền quân sự được thay thế bằng chính quyền dân sự. Từ thời kỳ này, Thổ Nhĩ Kỳ hướng sang phương Tây càng mạnh hơn, mặc dù vấn đề Hồi giáo chính thống nổi lên vào những năm cuối của thập kỷ 80 đã gây nên những nghi ngờ về bản sắc Âu châu của Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi Liên Xô tan rã, Thổ Nhĩ Kỳ đã nối lại các mối quan hệ với các nước Trung á thuộc Liên Xô cũ mà phần lớn các nước này có chung nguồn gốc ngôn ngữ và truyền thống với Thổ Nhĩ Kỳ. Sau cuộc nhập cư ồ ạt vào Thổ Nhĩ Kỳ của những người Cuốc thuộc I – rắc, năm 1991, tình hình náo động của người Cuốc Thổ Nhĩ Kỳ tăng lên.

Giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp vẫn căng thẳng trong việc tranh chấp đảo Síp

 

 

Ý kiến bạn đọc