Thị trường ngoài nước
Thị trường Zimbabwe
28/07/2011
 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

Zimbabwe

Tên tiếng Việt:

Cộng hòa Zimbabwe

Vị trí địa lý:

Phía nam Châu Phi, giáp Nam Phi và Zambia

Diện tích:

390580 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

đồng, clo, niken, vàng, kim loại quý

Dân số

12.3 (triệu người)

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

0-14 tuổi: 37.2% 15-64 tuổi: 59.3% 65 tuổi trở lên: 3.5%

Tỷ lệ tăng dân số:

0.00595

Dân tộc:

người Phi 98% (Shona 82%, Ndebele 14%, khác 2%), người lai giữa người da trắng và da đen và Asian 1%, người da trắng chiếm dưới1%

Thủ đô:

Harare

Quốc khánh:

18/07/1980

Hệ thống luật pháp:

Dựa trên luật Italia-Đức và luật Anh

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

 

-0.06

GDP theo đầu người:

500 (USD)

GDP theo cấu trúc ngành:

nông nghiệp: 16.7% công nghiệp: 21.6% dịch vụ: 61.6%

Lực lượng lao động:

4.032 (triệu người)

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

nông nghiệp: 66% công nghiệp: 10% dịch vụ: 24%

Tỷ lệ thất nghiệp:

0.8

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

0.68

Lạm phát:

0.2647

Sản phẩm nông nghiệp:

ngũ cốc, bông, thuốc lá, lúa mỳ, cà phê, mía đường, lạc, cừu, lợn

Công nghiệp:

khai mỏ và khai thác rừng, dệt may, hóa chất, thực phẩm

Xuất khẩu:

1.76 tỷ (USD)

Mặt hàng xuất khẩu:

bạch kim, bông, thuốc lá, vàng, dệt may

Đối tác xuất khẩu:

Nam Phi 24.8%, Cộng hòa dân chủ Công gô 17.6%, Botswana 15.7%, Mỹ 10.4% (2006)

Nhập khẩu:

2.183 tỷ (USD)

Mặt hàng nhập khẩu:

máy móc, thiết bị vận tải, hóa chất, xăng dầu

Đối tác nhập khẩu:

Nam Phi 40.8%, Zambia 29.6%, Mỹ 4.9%

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

· Thể chế Nhà nước - Theo thể chế Cộng hoà Tổng thống chế độ một viện (từ năm 1980). Hiến pháp được thông qua ngày 21 tháng mười Hai năm 1979

Có 10 đơn vị hành chính, 8 tỉnh và 2 thành phố.

Quốc hội gồm 150 thành viên, trong đó 120 thành viên được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 6 năm và 30 thành viên được bổ nhiệm hay chỉ định. Tổng thống do Quốc hội bầu ra, nhiệm kỳ 6 năm. Tổng thống chỉ định các thành viên của Nội các. Nội các chịu trách nhiệm trước Quốc hội.

Năm 1987, hai đảng Zanu và Zapu hợp nhất thành đảng Zanu-PF; bầu ông R.Mu-ga-bê (Robert Mugabe) làm Tổng thống. Tháng Ba năm 1996, ông Mu-ga-bê được bầu lại làm Tổng thống nhiệm kỳ hai 6 năm.

· Địa lý - Thuộc Nam Phi. Vùng trung tâm của Dim-ba-bu-ê là sống núi Hai -ven-đơ, cao từ 1.200 tới 1.500m. Phía tây-nam và đông -bắc của núi Hai ven -đơ là dãy Mít-đơ-lơ Ven-đơ và cao nguyên Lô-ven-đơ. Đỉnh núi cao nhất là I-ni-an-ga-ni, cao 2.592m.

Sông chính: Sông Dăm-be-di, 3.540km; sông Lim-pô-pô, 1.770km.

Khí hậu: vùng thấp có khí hậu nhiệt đới, vùng cao có khí hậu cận nhiệt đới. Mùa kho từ tháng Sáu đến tháng Chín.

· Kinh tế - công nghiệp chiếm 32%, nông nghiệp: 28% và dịch vụ: 40% GDP.

Trên 65% lực lượng lao động làm nông nghiệp. Thuốc lá, mía, bông, lúa mì và ngô được xuất khẩu làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Khoáng sản có than, vàng, a-mi-ăng, ni-ken. Du lịch khá phát triển. Chính quyền mới chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập; cấp ruộng đất cho nông dân, ban hành Luật lao động, ôn hoà với người da trắng, tranh thủ chất xám, công nghệ, tài chính và tay nghề của họ. Xuất khẩu 1,7 tỷ USD; nợ nước ngoài: 5 tỷ USD; sản xuất điện năng 8,5 tỷ kWh, tiêu thụ 10,8 tỷ kWh.

· Văn hoá - xã hội - Số người biết đọc, biết viết đạt 85%, nam: 90%, nữ: 80%.

Hầu hết trẻ em đến tuổi đầu vào học các trường tiểu học và 58% số em học tiếp các trường trung học. Có các trường đại học bách khoa ở Ha-ra-rê và Bu-la-oai-ô, trường đại học quốc gia Dim-ba-bu-ê ở Ha-ra-rê.

Người nghèo được chăm sóc sức khoẻ miễn phí, chất lượng chăm sóc y tế chưa cao.

Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: thủ đô Ha-ra-rê, thác Vích-to-ri-a, vành đai Dim-ba-bu-ê, các khu đồi miền đông.

· Lịch sử - Khu vực Dim-ba-bu-ê ngày nay vốn là một vùng của Vương quốc Dim-ba-bu-ê cổ địa. Từ những năm 1830, những người săn bắn, các nhà truyền đạo, người thám hiểm Anh và người Bô-ơ dần dần thâm nhập vào vùng này. Trong những năm 1830, vùng này đã bị Công ty Xê-xi-un-gô-đét của Anh ở châu Phi chiếm. Các điền chủ da trắng đã định cư ở vùng cao của khu vực Nam Rô-đét-si-a, chiếm đất của người châu Phi bản xứ và buộc họ phải bán sức lao động một cách rẻ mạ. Năm 1923, Anh tiếp quản nền hành chính của khu vực này từ tay Công ty Rô-đét và trao quyền tự trị cho người da trắng. Sau Đại chiến thế giới lần thứ II, nhiều người nhập cư vào Dim-ba-bu-ê từ Anh và Nam Phi, nhưng người châu Phi vẫn chiếm đa số với tỷ lệ 20/1 so với người da trắng. Khi Liên bang Trung Phi gồm Bắc - Rô-đét-si-a (Dăm-bi-a), Nam Rô-đét-si-a (Dim-ba-bu-ê) và Ni-a-sa-len (Ma-la-uy) giải thể năm 1963, Anh đã từ chối quyền độc lập về hành chính của Nam Rô-đét-si-a (Dăm -bi-a), Nam Ro-đét-si-a (Dim-ba-bu-ê) và Ni-a-sa-len (Ma-la-uy) giải thể năm 1963, Anh đã từ chối quyền độc lập về hành chính của Nam Ro-đét-si-a, vì lý do chính quyền ở đây chỉ tập trung trong tay một số người da trắng. Năm 1965, Chính phủ của người da trắng do I-an Smít (1919) lãnh đạo đơn phương tuyến bố độc lập và đặt tên nước là Cộng hoà Rô-đét-si-a. Chống đối trong nước bị dẹp. Các biện pháp trừng phạt về kinh tế của quốc tế không gây được áp lực. Tuy nhiên, những năm 1970 chiến tranh du kích của những người theo đường lối dân tộc chủ nghĩa của châu Phi ngày càng trở nên có hiệu quả. Năm 1979, I-an Smít buộc phải thừa nhận chế độ lãnh đạo của đa số, nhưng hiến pháp ma ông ta đưa ra không được Liên minh nhân dân châu Phi (ZAPU) do Giô-su-a Nơ-kô-mô đứng đầu, và Liên minh dân tộc châu phi do R.Mu-ga-bê đứng đầu, chấp nhận. Để giải quyết vấn đề này các đảng đã thoả thuận áp dụng lại trong một thời gian ngắn hệ thống cai quản của Anh. Năm 1980, tổ chức liên minh dân tộc châu Phi do Mu-ga-bê lãnh đạo đã giành độc lập trên đã sáp nhập và thành lập Nhà nước một đảng - Mặt trận yêu nước thống nhất quốc gia Phi Dim-ba-bu-ê (ZANU-PF). Năm 1991, Mu-ga-bê cho phép đa đảng nhưng vẫn tiếp tục nắm quyền. Vào ngày 7 và 8 tháng ba năm 2002, Dim-ba-bu-ê, nhưng không được chấp nhận và đã phải rời khỏi Dim-ba-bu-ê. Trước sự việc đó, ngày 18 tháng Hai năm 2002, EU đã ra lệnh trừng phạt Dim-ba-bu-ê với sự hậu thuẫn của Mỹ, trong khi đó nhiều nước trên thế giới bất bình với việc làm này của EU. Ngày 9 và 10 Tháng Ba năm 2002, Dim-ba-bu-ê đã tiến hành bầu cử. Ông R.Mu-ga-bê người của đảng ZANU-PF đã tái đắc cử với 56,2% phiếu bầu, đối thủ của ông là Moóc-gan Tơ - xvan - gi-rai chỉ được 41,96%. R.Mu-ga-bê sẽ tiếp tục làm tổng thống thêm một nhiệm kỳ 6 năm nữa.

 

 

Ý kiến bạn đọc