Thị trường ngoài nước
Thị trường Uzbekistan
28/07/2011
 

 

Xem anh phong to

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG QUAN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những thông tin cơ bản

 

 

 

 

 

Tên nước:

Uzbekistan 

Tên tiếng Việt:

 Cộng hòa Uzbekistan

Vị trí địa lý:

 Quốc gia vùng Trung Á, giáp Kazaxtan và Tuocmenistan

Diện tích:

447400 (km2)

Tài nguyên thiên nhiên:

 khí đốt, dầu mỏ, than, vàng, bạc, đồng, sắt, uranium, tungsten

Dân số

  27.8 (triệu người)

Cấu trúc độ tuổi theo dân số:

 0-14 tuổi: 32.4% 15-64 tuổi: 62.8% 65 tuổi trở lên: 4.8%

Tỷ lệ tăng dân số:

 0.01732

Dân tộc:

 Uzbek 80%, Nga 5.5%, Tajik 5%, Kazakh 3%, Karakalpak 2.5%, Tatar 1.5%, khác 2.5%

Thủ đô:

 Tashkent

Quốc khánh:

01/09/1991

Hệ thống luật pháp:

 luật dân sự

Tỷ lệ tăng trưởng GDP

 0.081

GDP theo đầu người:

 2200 (USD)

GDP theo cấu trúc ngành:

 nông nghiệp: 27.3% công nghiệp: 30.3% dịch vụ: 42.4%

Lực lượng lao động:

 14.6 (triệu người)

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp:

 nông nghiệp: 44% công nghiệp: 20% dịch vụ: 36%

Tỷ lệ thất nghiệp:

 0.008

Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo:

 0.33

Lạm phát:

 0.16

Sản phẩm nông nghiệp:

 bông, rau quả, ngũ cốc, chăn nuôi cừu

Công nghiệp:

 dệt may, thực phẩm chế biến, máy xây dựng, vàng, dầu mỏ, khí đốt, hóa chất

Xuất khẩu:

 8.05 tỷ (USD)

Mặt hàng xuất khẩu:

 bông, vàng, năng lượng, kim loại và phi kim, thực phẩm, máy móc, otô

Đối tác xuất khẩu:

 Nga 23.7%, Ba Lan 11.6%, Trung Quốc 10.4%, Thổ Nhĩ Kỳ 7.6%, Kazakhstan 5.9%, Vương quốc Anh 4.7%, Bangladesh 4.3%

Nhập khẩu:

4.48 tỷ  (USD)

Mặt hàng nhập khẩu:

 máy móc, thiết bị, khoáng sản, thực phẩm, hóa chất

Đối tác nhập khẩu:

Nga 27.6%, Hàn Quốc 15.1%, Trung Quốc 10.3%, Đức 7.8%, Kazakhstan 7.2%, Vương quốc Anh 4.7%, Thổ Nhĩ Kỳ 4.5% 

 

 

 

 

 

Tổng quan

 

 

 

 

 

Thể chế Nhà nước: Theo thể chế Cộng hoà Tổng thống, chế độ một viện, (từ năm 1992).

Hiến pháp được ban hành ngày 8 tháng 12 năm 1992.

Có 12 đơn vị hành chính.

Cơ quan lập pháp (quốc hội tối cao) gồm 250 thành viên và Tổng thống được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống không được quá 2 nhiệm kỳ. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng và các thành viên của Nội các. Cuối tháng Giêng năm 2002, U-dơ-bếch-ki-xtan đã tiến hành trưng cầu dân ý. 90% trong tổng số 13 triệu cử tri đã tham gia cuộc trưng cầu này nhằm kéo dài nhiệm kỳ Tổng thống từ 5 năm lên 7 năm và Quốc hội sẽ gồm 2 viện, Thượng viện và Hạ Viện thay cho quốc hội 1 viện gồm 250 nghị sĩ.

* Địa lý: Thuộc Trung Á. Phía tây U-dơ-bếch-ki-xtan chủ yếu là sa mạc bằng phẳng. Phía đông là các sống núi của dãy Thiên Sơn và một phần của thung lũng Phơ - ga- na.

Sông chính: A-mua Đi-ri-a, 2.500km; Sy-đa-ri-a, 3019km.

Khí hậu: Khí hậu lục địa. Mùa hạ hóng, lượng mưa nhỏ. Chỉ ở vùng núi có lượng mưa trên 500mm.

* Kinh tế: Công nghiệp chiếm 27%, nông nghiệp: 26% và dịch vụ: 47% GDP.

U-dơ-bếch-ki-xtan là một trong những nước đứng đầu thế giới về sản xuất bông. Ngoài ra còn sản xuất lúa mỳ, lúa mạch, chăn nuôi nhiều bò, cừu. Công tác thuỷ lợi trên sông A-mua Đa – ry-a và các sông nhánh của con sông này góp phần vào việc làm thu hẹp biển A-ran. U-dơ-bếch-ki-xtan có trữ lượng khí tự nhiên quan trọng. Ngoài ra còn có dầu lửa, vàng trữ lượng khá lớn. Công nghiệp cơ khí và chế tạo máy móc lớn phát triển. Kinh tế chủ yếu là kinh tế nhà nước và kế hoạch tập trung. Hiện nay, nền kinh tế của U-dơ-bếch-ki-xtan đang chuyển dần sang cơ chế thị trường. Sản xuất điện năng đạt 43,47 tỷ kWh, tiêu thụ 41,327 tỷ kWh; Xuất khẩu đạt 2,9 tỷ USD, nhập khẩu: 3,1 tỷ USD.

* Văn hoá - xã hội: Số người biết đọc, biết viết đạt 99%.

Việc chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng còn nhiều yếu kém. Việc biển A-ran ngày càng khô cạn và suy giảm chất lượng, nước sạch thiếu nên ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của cộng đồng ở miền Tây đất nước.

Tuổi thọ trung bình đạt 63,71 tuổi; nam: 60,09 tuổi; nữ: 67,52 tuổi.

Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: ở các thành phố Ta-xken, Bu-kha-ra, Sa-ma-rơ-can và Khi –va có nhiều di tích văn hoá ả - rập và Đạo Hồi, biển A-ran…

* Lịch sử: Đế quốc Ba Tư cai trị khu vực U-dơ-bếch-ki-xtan trong thế kỷ VI trước Công nguyên. Đến thế kỷ VIII sau Công nguyên, vùng này chịu sự cai trị của người Ả-rập. Trong thế kỷ XIII, người Mông Cổ chiếm U-dơ-bếch-ki-xtan trước khi U-dơ-bếch-ki-xtan trở thành trung tâm của đế chế Ti-mua (thuộc một tộc người Mông Cổ) và con cháu của ông ta. Hai tiểu quốc của người U-dơ-bếch-ki-xtan là Bu-kha-ra và Khi-va được thành lập trong thế kỷ XV và XVI. Một phần của U-dơ-bếch-ki-xtan nằm dưới ách cai trị của Đế quốc Ba Tư tỏng suốt thế kỷ XVIII. Nước Nga Sa hoàng có ý định xâm chiếm U-dơ-bếch-ki-xtan từ năm 1717, nhưng phải cho đến khi các hãn của Bu-kha-ra và Khi – va trở thành các nước chư hầu của Đế quốc Nga (1868-1873) vùng này mới chịu sự cai trị của các Sa hoàng. Sau cuộc cách mạng tháng 10 Nga đã nổ ra cuộc bạo động Ba-ma-chi (1918-1922) chống lại chính quyền Xô viết, nhưng cuối cùng các hãn đã bị phế truất và nước Cộng hoà xô viết được thành lập. Nước U-dơ-bếch-ki-xtan được thành lập, năm 1924, khi Liên Xô hoạch định lại đường biên giới của vùng Trung á thuộc Liên Xô. Sau cuộc chính biến của nhóm các đảng viên cộng sản cứng rắn ở Mát- xcơ-va không thành (tháng 9 năm 1991), U-dơ-bếch-ki-xtan tuyên bố độc lập và được quốc tế công nhận khi Liên Xô tan rã vào tháng 10 năm 1991.

Đảng dân chủ nhân dân (tên mới của đảng Cộng sản) của tổng thống I. Ca-ri-mốp nắm quyền sau khi U-dơ-bếch-ki-xtan độc lập.

 

 

Ý kiến bạn đọc