Thương mại điện tử

Tại sao các công cụ tìm kiếm không tìm ra website của tôi khi không có SEO?
Công ty SEO - Công cụ tìm kiếm rất thông minh nhưng chúng vẫn cần giúp đỡ. Các công cụ tìm kiếm lớn (Google,Bing,Yahoo) luôn làm việc theo hướng cải tiến công nghệ của họ để thu thập dữ liệu các trang web một cách sâu sắc hơn và trả lại kết quả tốt hơn tới người dùng. Tuy nhiên có một giới hạn là các công cụ tìm kiếm kiếm có thể hoạt động như thế nào.
Kế hoạch triển khai ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh hà giang đến năm 2015
I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu tổng quát - Đẩy mạnh ứng dụng chứng thực điện tử và chữ ký số chuyên dùng trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ công chức trên địa bàn tỉnh. Qua đó, nâng cao hiệu quả xử lý công việc, tiết kiệm thời gian, chi phí, đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin trong hoạt động tác nghiệp giữa cơ quan nhà nước, người dân và doanh nghiệp trên môi trường mạng.
NGHỊ ĐỊNH 27/2007/NĐ-CP Về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính
iều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Điều 2. Đối tượng áp dụng Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. "Chứng từ điện tử" là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử trong hoạt động tài chính. Chứng từ điện tử là một hình thức của thông điệp dữ liệu, bao gồm: chứng từ kế toán điện tử; chứng từ thu, chi ngân sách điện tử; thông tin khai và thực hiện thủ tục hải quan điện tử; thông tin khai và thực hiện thủ tục thuế điện tử; chứng từ giao dịch chứng khoán điện tử; báo cáo tài chính điện tử; báo cáo quyết toán điện tử và các loại chứng từ điện tử khác phù hợp với từng loại giao dịch theo quy định của pháp luật.
Nghị định về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước
Ngày 10/4/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Đây là văn bản hướng dẫn đồng thời Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ Thông tin với phạm vi rất rộng, bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đầu tư cho ứng dụng CNTT và hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
Nghị định về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng
Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng là nghị định thứ ba liên tiếp được ban hành trong năm 2007 nhằm hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử. Nghị định này tập trung hướng dẫn việc áp dụng Luật Giao dịch điện tử cho các hoạt động ngân hàng cụ thể, bảo đảm những điều kiện cần thiết về môi trường pháp lý để củng cố, phát triển các giao dịch điện tử an toàn và hiệu quả đối với hệ thống ngân hàng.
Nghị định về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính
Ngày 23/2/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Nghị định này ra đời nhằm đảm bảo các điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển một môi trường giao dịch điện tử an toàn, hiệu quả, giúp Chính phủ quản lý được giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ tài chính, giảm thiểu hậu quả xấu phát sinh trong giao dịch điện tử như trốn thuế, gian lận khi lập hóa đơn chứng từ, v.v…, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình cải cách của ngành tài chính trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin.
Nghị định về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số
Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số được ban hành ngày 15/2/2007. Nghị định này quy định về chữ ký số và các nội dung cần thiết liên quan đến sử dụng chữ ký số, bao gồm chứng thư số và việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số. Đây là những quy định nền tảng để thiết lập một cơ chế đảm bảo an ninh an toàn cũng như độ tin cậy của các giao dịch điện tử, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ hơn.
Nghị định về Thương mại điện tử
Nghị định về Thương mại điện tử là nghị định đầu tiên hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử, được ban hành vào ngày 9/6/2006. Với việc thừa nhận chứng từ điện tử có giá trị pháp lý tương đương chứng từ truyền thống trong mọi hoạt động thương mại từ chào hàng, chấp nhận chào hàng, giao kết hợp đồng cho đến thực hiện hợp đồng, Nghị định này đã tạo hành làng pháp lý để các doanh nghiệp yên tâm tiến hành giao dịch thương mại điện tử, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia, đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để xét xử khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động thương mại điện tử.
Luật giao dịch điện tử
Đầu năm 2004, Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khởi động dự án xây dựng Luật Giao dịch điện tử. Tới tháng 5-2005, Ban Soạn thảo đã hoàn thành dự thảo 8 với cấu trúc gồm tám chương, 55 điều, quy định về: (1) giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu;
Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006 - 2010
Thực hiện chức năng thống nhất quản lý nhà nước vềthương mại điện tử và Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, năm 2004 Bộ Thương mại bắt đầu xây dựng Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010.
Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và truyền thông
Mặc dù đường lối cơ bản về công nghệ thông tin đã hình thành trong giai đoạn 2000 - 2002, nhưng Việt Nam vẫn cần một chiến lược phát triển dài hạn cụ thể hoá đường lối đã vạch ra. Ngay sau khi được thành lập và được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, từ năm 2003 Bộ Bưu chính Viễn thông đã tập trung xây dựng Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và truyền thông tới năm 2010.
Chính sách phát triển chung về TMĐT
Thương mại điện tử đã được nhắc tới trong những văn kiện quan trọng của Đảng và Chính phủ, thể hiện chủ trương phát triển thương mại điện tử như một phương thức quan trọng thúc đẩy kinh tế trong nước và hội nhập với thế giới. Tháng 10-2000, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 58-CT/TW về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó yêu cầu tập trung phát triển các dịch vụ điện tử trong các lĩnh vực dịch vụ và thương mại.
Tổng quan chính sách và pháp luật của Việt Nam về TMĐT
Trước năm 2000, thương mại điện tử còn là thuật ngữ pháp lý mới. Hệ thống pháp luật Việt Nam có quy định nhưng chưa thể hiện được bản chất và tầm quan trọng của thương mại điện tử. Luật Thương mại năm 1997 nhắc tới hình thức hợp đồng bằng phương tiện điện tử như fax, telex, thư điện tử và coi chúng làvăn bản (Điều 49). Quy định này chỉ mang tính hình thức và chưa cụ thể hoá các khía cạnh kỹ thuật đủ cho việc áp dụng một cách có hiệu quả. Một số vụ án kinh tế liên quan tới giá trị chứng cứ của thư điện tử, bản fax trong giao dịch hợp đồng, nhưng các quy định pháp lý chưa đủ để giải quyết.
Tình hình luật TMĐT trên thế giới
Trong TMĐT, người mua và người bán giao tiếp trong thế giới ảo, họ không thấy mặt nhau, không biết rõ về nhau, vậy, làm sao họ có thể tin tưởng mà giao dịch với nhau? Cho nên, trong TMĐT cần có 3 yếu tố sau để đảm bảo sự tin tưởng và minh bạch: - Tính rõ ràng (Transparency): trên website của người bán phải đăng tải mọi thông tin về các điều khoản mua bán và người mua cũng nên đọc kỹ những thông tin này trước khi quyết định mua.
Tội phạm và những vi phạm trong thương mại điện tử
Mạng Internet là một trong những thành tựu lớn nhất của loài người. Viễn thông, hệ thống ngân hàng, tiện ích công cộng và hệ thống xử lý khẩn cấp đều hoạt động trên mạng. Nhưng có những người sử dụng Internet vào mục đích xấu. Lịch sử tồn tại chưa lâu của Internet đã chứng kiến nhiều hành vi vi phạm. Mặc dù thường rất khó để xác định những động cơ của những hành vi vi phạm này, nhưng hậu quả của chúng làm giảm niềm tin vào hệ thống Internet.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử
Các đối tác tham gia vào một giao dịch thương mại điện tử trên Internet hoặc các mạng mở khác không nhất thiết hoặc không thể gặp mặt nhau, họ tiến hành các giao dịch chủ yếu thông qua những công nghệ mới và trong một môi trường khác biệt so với truyền thống. Thông thường, người tiêu dùng không biết rõ các thông tin về hàng hoá, dịch vụ được cung cấp như người bán, khả năng bị thiệt hại cao hơn, vì vậy cần có những quy định pháp luật bảo vệ họ.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử
Với sự xuất hiện của nhiều công nghệ mới, đặc biệt là các ứng dụng công nghệ thông tin, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có ý nghĩa quan trọng. Phần lớn các đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ như tác phẩm văn học - nghệ thuật, tài liệu khoa học - kỹ thuật, chương trình máy tính, cơ sở dữ liệu có tính sáng tạo, nhãn hiệu thương mại, bí mật thương mại, chỉ dẫn địa lý, thiết kế kiểu dáng công nghiệp … đều có thể xuất hiện dưới hình thức cho phép truyền tải dễ dàng qua Internet và các mạng mở khác
Quy định về chữ ký điện tử
Chữ ký điện tử là một công nghệ cho phép xác nhận người gửi và bảo đảm tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu. Về bản chất, chữ ký điện tử tương đương chữ ký tay, có các thuộc tính như: khả năng nhận dạng một người, tạo tính chắc chắn về mối quan hệ của người đó với hành vi ký và cho thấy việc người đó chấp nhận nội dung tài liệu ký.
Thừa nhận pháp lý đối với thông điệp dữ liệu
Thông điệp dữ liệu là hình thức thông tin được trao đổi qua phương tiện điện tử trong các giao dịch thương mại điện tử. Thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu là cơ sở cho việc thừa nhận các giao dịch thương mại điện tử, thể hiện dưới các khía cạnh: có thể thay thế văn bản giấy (hoặc văn bản kèm chữ ký), có giá trị như bản gốc, có giá trị lưu trữ và chứng cứ, xác định trách nhiệm các bên và thời gian, địa điểm gửi, nhận thông điệp dữ liệu.
Luật mẫu về thương mại điện tử của UNCITRAL - CONG TY SEO PBS
Nhằm tạo khung pháp lý cho phát triển thương mại điện tử, năm 1996 Uỷ ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL) đã soạn thảo một luật mẫu về thương mại điện tử, hình thành những quy định mẫu về thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu nhằm bảo vệ về mặt pháp lý cho những tổ chức, cá nhân mong muốn tham gia thương mại điện tử. Luật mẫu có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho các nước trong quá trình xây dựng pháp luật về thương mại điện tử của mình.
Trang 47/80 « .. 45 46 47 48 49 .. »