Chính sách

Mỹ áp thuế chống trợ giá 7,05% với tôm đông lạnh Việt Nam
Phán quyết cuối cùng sẽ được đưa ra vào cuối tháng 9 tới. Ngày 29/5, Bộ Thương mại Mỹ thông báo sẽ áp đặt mức thuế chống trợ giá lên tới gần 63% với mặt hàng tôm đông lạnh từ các nước bị kiện. Trong quyết định sơ bộ, Bộ trên cho biết sẽ áp dụng thuế bù trừ từ mức 2,09% với sản phẩm của Thái Lan, đến 5,76% đối với Trung Quốc, 7,05% đối với Việt Nam, 11,32% đối với Ấn Độ và 62,74% đối với Malaysia.
Tăng thuế nhập khẩu, không giảm giá xăng dầu
Thay vì giảm giá bán lẻ trong nước khi giá thế giới giảm liên tiếp trong thời gian gầy đây, Bộ Tài chính đã quyết định tăng thuế nhập khẩu xăng dầu thêm từ 2 - 3%, lên mức cao nhất 19%. Xăng A92 hiện có giá 23.830 đồng/lít. Ngày 8/5, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 58/2013/TT-BTC sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng xăng dầu.
Bạn có biết về luật pháp trong thương mại điện tử ?
Việc kinh doanh trên mạng cũng có một số vấn đề về pháp lý tương tự như việc kinh doanh bình thường. Tuy nhiên, do việc truyền thông tin dễ dàng và khả năng thực hiện nó mà không phải xuất hiện nên internet có nhiều thách thức hơn. Và dưới đây, bạn sẽ được giới thiệu một số vấn đề pháp lý trên việc kinh doanh thương mại điện tử cũng như cách giải quyết.Quyền hạn phân xử
Công tác phổ biến Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử: Đạt được nhiều kết quả tích cực
Ngày 28/6, tại TP Hồ Chí Minh, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị phổ biến về Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về Thương mại điện tử (TMĐT) cho các Sở Công Thương và doanh nghiệp phía Nam. Đây là Hội nghị thứ ba được tổ chức sau hai Hội nghị tại miền Bắc (Hà Nội, 21/6/2013) và miền Trung (TP Huế, 27/6/2013) trước khi Nghị định mới có hiệu lực và Cổng thông tin quản lý hoạt động TMĐT (www.online.gov.vn) chính thức hoạt động vào ngày 01/7/2013. “Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ra đời là hết sức kịp thời và cần thiết"
Quy định pháp luật của một số quốc gia về TMĐT
Quy định của Áo Thương mại điện tử được điều chỉnh tại Áo trước tiên là bằng Luật Thương mại điện tử (E-Commerce-Gesetz ECG) , Luật bán hàng từ xa (Fernabsatzgesetz), Luật chữ ký (Signaturgesetz), Luật kiểm soát nhập hàng (Zugangskontrollgesetz) cũng như bằng Luật tiền điện tử (E-Geld-Gesetz), mà trong đó các quy định pháp luật về hợp đồng và bồi thường của bộ Luật Dân sự Áo (Allgemeine bürgerliche Gesetzbuch - ABGB), nếu như không được thay đổi bằng những quy định đặc biệt trên, vẫn có giá trị.
Mỹ tiếp tục áp thuế chống bán phá giá cá
Mức thuế chống bán phá giá con cá tra sang Mỹ phải chịu trong đợt rà soát hành chính lần thứ chín (POR9) cao gấp đôi so với đợt rà soát trước. Ngày 4-8, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) có thông báo về quyết định sơ bộ của đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ chín (POR9) đối với mặt hàng cá tra, basa xuất khẩu từ Việt Nam. đồng thời, DOC thông báo mức thuế sẽ áp đối với mặt hàng cá tra philê đông lạnh của Việt Nam xuất sang nước này. Mức thuế áp dụng cho các lô hàng đã xuất khẩu cách nay gần hai năm, giai đoạn từ 1-8-2011 đến 31-7-2012 đều tăng rất cao. Bị "đánh" nhiều quá!
NGHỊ ĐỊNH 27/2007/NĐ-CP Về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính
iều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Điều 2. Đối tượng áp dụng Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. "Chứng từ điện tử" là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử trong hoạt động tài chính. Chứng từ điện tử là một hình thức của thông điệp dữ liệu, bao gồm: chứng từ kế toán điện tử; chứng từ thu, chi ngân sách điện tử; thông tin khai và thực hiện thủ tục hải quan điện tử; thông tin khai và thực hiện thủ tục thuế điện tử; chứng từ giao dịch chứng khoán điện tử; báo cáo tài chính điện tử; báo cáo quyết toán điện tử và các loại chứng từ điện tử khác phù hợp với từng loại giao dịch theo quy định của pháp luật.
Nghị định về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước
Ngày 10/4/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Đây là văn bản hướng dẫn đồng thời Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ Thông tin với phạm vi rất rộng, bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đầu tư cho ứng dụng CNTT và hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
Nghị định về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng
Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng là nghị định thứ ba liên tiếp được ban hành trong năm 2007 nhằm hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử. Nghị định này tập trung hướng dẫn việc áp dụng Luật Giao dịch điện tử cho các hoạt động ngân hàng cụ thể, bảo đảm những điều kiện cần thiết về môi trường pháp lý để củng cố, phát triển các giao dịch điện tử an toàn và hiệu quả đối với hệ thống ngân hàng.
Nghị định về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính
Ngày 23/2/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Nghị định này ra đời nhằm đảm bảo các điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển một môi trường giao dịch điện tử an toàn, hiệu quả, giúp Chính phủ quản lý được giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ tài chính, giảm thiểu hậu quả xấu phát sinh trong giao dịch điện tử như trốn thuế, gian lận khi lập hóa đơn chứng từ, v.v…, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình cải cách của ngành tài chính trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin.
Nghị định về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số
Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số được ban hành ngày 15/2/2007. Nghị định này quy định về chữ ký số và các nội dung cần thiết liên quan đến sử dụng chữ ký số, bao gồm chứng thư số và việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số. Đây là những quy định nền tảng để thiết lập một cơ chế đảm bảo an ninh an toàn cũng như độ tin cậy của các giao dịch điện tử, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ hơn.
Nghị định về Thương mại điện tử
Nghị định về Thương mại điện tử là nghị định đầu tiên hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử, được ban hành vào ngày 9/6/2006. Với việc thừa nhận chứng từ điện tử có giá trị pháp lý tương đương chứng từ truyền thống trong mọi hoạt động thương mại từ chào hàng, chấp nhận chào hàng, giao kết hợp đồng cho đến thực hiện hợp đồng, Nghị định này đã tạo hành làng pháp lý để các doanh nghiệp yên tâm tiến hành giao dịch thương mại điện tử, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia, đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để xét xử khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động thương mại điện tử.
Luật giao dịch điện tử
Đầu năm 2004, Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khởi động dự án xây dựng Luật Giao dịch điện tử. Tới tháng 5-2005, Ban Soạn thảo đã hoàn thành dự thảo 8 với cấu trúc gồm tám chương, 55 điều, quy định về: (1) giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu;
Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006 - 2010
Thực hiện chức năng thống nhất quản lý nhà nước vềthương mại điện tử và Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, năm 2004 Bộ Thương mại bắt đầu xây dựng Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010.
Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và truyền thông
Mặc dù đường lối cơ bản về công nghệ thông tin đã hình thành trong giai đoạn 2000 - 2002, nhưng Việt Nam vẫn cần một chiến lược phát triển dài hạn cụ thể hoá đường lối đã vạch ra. Ngay sau khi được thành lập và được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, từ năm 2003 Bộ Bưu chính Viễn thông đã tập trung xây dựng Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và truyền thông tới năm 2010.
Chính sách phát triển chung về TMĐT
Thương mại điện tử đã được nhắc tới trong những văn kiện quan trọng của Đảng và Chính phủ, thể hiện chủ trương phát triển thương mại điện tử như một phương thức quan trọng thúc đẩy kinh tế trong nước và hội nhập với thế giới. Tháng 10-2000, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 58-CT/TW về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó yêu cầu tập trung phát triển các dịch vụ điện tử trong các lĩnh vực dịch vụ và thương mại.
Tổng quan chính sách và pháp luật của Việt Nam về TMĐT
Trước năm 2000, thương mại điện tử còn là thuật ngữ pháp lý mới. Hệ thống pháp luật Việt Nam có quy định nhưng chưa thể hiện được bản chất và tầm quan trọng của thương mại điện tử. Luật Thương mại năm 1997 nhắc tới hình thức hợp đồng bằng phương tiện điện tử như fax, telex, thư điện tử và coi chúng làvăn bản (Điều 49). Quy định này chỉ mang tính hình thức và chưa cụ thể hoá các khía cạnh kỹ thuật đủ cho việc áp dụng một cách có hiệu quả. Một số vụ án kinh tế liên quan tới giá trị chứng cứ của thư điện tử, bản fax trong giao dịch hợp đồng, nhưng các quy định pháp lý chưa đủ để giải quyết.
Tình hình luật TMĐT trên thế giới
Trong TMĐT, người mua và người bán giao tiếp trong thế giới ảo, họ không thấy mặt nhau, không biết rõ về nhau, vậy, làm sao họ có thể tin tưởng mà giao dịch với nhau? Cho nên, trong TMĐT cần có 3 yếu tố sau để đảm bảo sự tin tưởng và minh bạch: - Tính rõ ràng (Transparency): trên website của người bán phải đăng tải mọi thông tin về các điều khoản mua bán và người mua cũng nên đọc kỹ những thông tin này trước khi quyết định mua.
Quy định về chữ ký điện tử
Chữ ký điện tử là một công nghệ cho phép xác nhận người gửi và bảo đảm tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu. Về bản chất, chữ ký điện tử tương đương chữ ký tay, có các thuộc tính như: khả năng nhận dạng một người, tạo tính chắc chắn về mối quan hệ của người đó với hành vi ký và cho thấy việc người đó chấp nhận nội dung tài liệu ký.
Thừa nhận pháp lý đối với thông điệp dữ liệu
Thông điệp dữ liệu là hình thức thông tin được trao đổi qua phương tiện điện tử trong các giao dịch thương mại điện tử. Thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu là cơ sở cho việc thừa nhận các giao dịch thương mại điện tử, thể hiện dưới các khía cạnh: có thể thay thế văn bản giấy (hoặc văn bản kèm chữ ký), có giá trị như bản gốc, có giá trị lưu trữ và chứng cứ, xác định trách nhiệm các bên và thời gian, địa điểm gửi, nhận thông điệp dữ liệu.
Trang 9/14 « .. 7 8 9 10 11 .. »