Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (chỉ đứng sau Trung Quốc với 13,9 tỷ USD) chiếm 15,9% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2013, tăng 40,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 5 tháng đầu năm có 16 mặt hàng đạt trên 100 triệu USD, trong đó máy ti vính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt kim ngạch cao nhất, đạt trên 2 tỷ USD, chiếm 24,5% tổng kim ngạch, so với cùng kỳ năm trước tăng 88,14%; kế đến là máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng với kim ngạch 1,1 tỷ USD, tăng 67,81% so với cùng kỳ.
Vụ Thị trường châu Mỹ, Bộ Công Thương cho biết trước bối cảnh nhiều nền kinh tế trọng điểm như Hoa Kỳ, EU vẫn chưa hồi phục thì Mỹ Latinh đang được coi là thị trường xuất khẩu tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam.
Hiện nay Việt Nam đang có quan hệ thương mại với tất cả 33 quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh. Cùng với đó, hoạt động giao thương diễn ra với tất cả các ngành hàng xuất khẩu với kim ngạch trao đổi liên tục tăng qua từng năm. Kim ngạch trao đổi giữa Việt Nam và thị trường Mỹ Latinh trong năm 2012 đạt 5,5 tỷ USD và dự kiến năm nay con số này sẽ còn tiếp tục tăng cao hơn.
Mở rộng xuất khẩu vào thị trường Lào (22/07/2013)
Theo tin từ Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TPHCM (ITPC), nhằm mở rộng quan hệ hợp tác giao thương giữa Việt Nam và Lào, ITPC tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu vào thị trường này.
Theo đó, ITPC tổ chức cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia triển lãm và trưng bày các sản phẩm - dịch vụ, đầu tư vào thị trường Lào; cách vận chuyển hàng hóa qua các khu kinh tế cửa khẩu Việt-Lào; gặp gỡ các nhà phân phối để tìm cơ hội kinh doanh và mở rộng thị trường xuất khẩu. Chương trình này dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 3 đến 6-7-2013. ITPC hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp tham gia khu vực triển lãm.
15 thị trường xuất khẩu “tỉ đô” của Việt Nam (21/07/2013)
Theo Tổng cục Hải quan, 5 tháng qua, đã có 15 quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu lượng hàng hóa của nước ta có trị giá từ 1 tỉ USD trở lên.
Hoa Kỳ dẫn đầu
Con số này là một sự tăng trưởng vượt bậc, bởi cùng kì năm 2012, cả nước mới có 8 quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu lượng hàng hóa từ Việt Nam với kim ngạch 1 tỉ USD trở lên.
Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vẫn là Hoa Kỳ, với kim ngạch đạt 8,846 tỉ USD, tăng 1,276 tỉ USD so với cùng kì năm 2012 (cùng kì đạt 7,57 tỉ USD).
Kim ngạch trên cũng tương đương 44,98% tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2012 vào thị trường Hoa Kỳ (năm 2012 xuất khẩu vào Hoa Kỳ đạt 19,665 tỉ USD).
TP HCM: tìm hướng xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao (20/07/2013)
Sau nhiều thời gian tốn công gây dựng chuỗi sản phẩm công nghệ cao, đến nay TP HCM đang có những bước tiến mới trong việc xuất khẩu các sản phẩm này ra thị trường thế giới.
Thống kê của Sở công thương TP HCM cho thấy trong một năm trở lại đây, các sản phẩm công nghệ cao (CNC) xuất khẩu của thành phố đã thu về được trên 1 tỉ USD. Đây là kết quả đáng mừng cho thành công bước đầu của công nghiệp mới của thành phố. Bởi chỉ mới cách đây vài năm những sản phẩm công nghệ cao đầu tiên của TP HCM mới chân ướt chân ráo có mặt trên thị trường thế giới.
Cơ hội xuất khẩu thực phẩm và đồ uống sang Nga (19/07/2013)
Với số dân khoảng 145 triệu người, văn hóa tiêu dùng của người dân ngày càng được nâng cao, LB Nga được xem là thị trường tiềm năng, hấp dẫn và đa dạng về hàng thực phẩm và đồ uống cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Thị trường đầy tiềm năng
Liên bang Nga là một nước thuộc khu vực khí hậu ôn đới và hàn đới không có khả năng phát triển rau quả nhiệt đới. Cũng có một vài nơi khí hậu mang tính nhiệt đới như khu vực phía Nam nhưng khả năng phát triển canh tác rau quả nhiệt đới cũng hạn chế. Quy mô nuôi trồng trong nhà kính vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng thực tế.
Thổ Nhĩ Kỳ - thị trường tiềm năng (18/07/2013)
Hiệp hội Các nhà xuất khẩu điện, điện tử, máy móc và công nghệ thông tin Istanbul,Thổ Nhĩ Kỳ (TET)
vừa phối hợp với Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức buổi giao thương giữa các doanh nghiệp điện, điện tử và CNTT Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ 2013.
Quý I, giá sữa đã được điều chỉnh 3 lần liên tiếp. Không chỉ sữa ngoại mà ngay cả sữa nội cũng được áp giá mới. Giá chênh lệch giữa mỗi lần tăng từ 7-10%, thậm chí có loại tăng 13-15%. Sang đến đầu tháng 4, thị trường sữa lại đón nhận đợt tăng giá mới của các hãng sữa ngoại với việc nhãn hiệu sữa Nestle tăng thêm từ 8-9% tùy loại. Sữa Physiolac cũng tăng giá 15%.
Lý do được các hãng sữa đưa ra vẫn rất quen thuộc như giá nguyên liệu đầu vào tăng, thay đổi kiểu dáng, mẫu mã, nguyên liệu bột sữa thế giới tăng... Tuy nhiên, theo số liệu từ Cục quản lý giá, giá thu mua sữa tươi trên thị trường vẫn ở mức ổn định, thậm chí còn giảm nhẹ và giá sữa nguyên liệu nhập khẩu không tăng.
Việt Nam xuất siêu vào châu Mỹ hơn 7 tỷ USD (16/07/2013)
Con số 10,315 tỉ USD là tổng giá trị kim ngạch XK của nước ta vào các thị trường lớn ở châu Mỹ trong 5 tháng đầu năm 2013, tăng trên 1,5 tỉ USD so với cùng kì năm 2012 (cùng kì 8,779 tỉ USD). Điều đáng mừng hơn là việc nước ta xuất siêu vào các thị trường này tới hơn 7 tỉ USD.
Theo Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm 2013, châu Mỹ có 8 quốc gia NK hàng hóa từ Việt Nam. Dẫn đầu là Hoa Kỳ với 8,846 tỉ USD. Đây cũng là thị trường XK lớn nhất của nước ta. Tiếp theo là Canada 508,4 triệu USD; Brazil 407,6 triệu USD; Mexico 308,7 triệu USD; Panama 85,7 triệu USD, Chile 83,8 triệu USD; Argentina 75,3 triệu USD; Colombia 62,4 triệu USD.
Kim ngạch trao đổi thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và Cu Ba không ngừng tăng cao. Năm 2012 kim ngạch trao đổi 2 nước đạt xấp xỉ 300 triệu USD, dự kiến năm 2013 sẽ đạt trên 300 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam sang Cu Ba sẽ đạt khoảng 180 triệu USD, tập trung vào các mặt hàng chính là gạo, dệt may, hóa chất, than đá và nhựa.
Mặc dù là một quốc gia nhỏ trong khu vực Mỹ Latinh nhưng lại có nhu cầu lớn trong việc nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng như gạo, hàng may mặc, giầy dép. Trong nhiều năm qua, Cu Ba luôn là quốc gia nhập khẩu nhiều gạo từ Việt Nam, với kim ngạch nhập khẩu trung bình 300 triệu tấn/năm.
Mất cân đối thị trường xuất nhập khẩu: nhiều lo ngại (15/07/2013)
Mất cân đối về thị trường xuất nhập khẩu là vấn đề được nhiều chuyên gia kinh tế bày tỏ quan ngại trong thời gian gần đây bởi ở một số thị trường Việt Nam đã bị phụ thuộc quá nhiều vào hàng hóa xuất nhập khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm đạt mức tăng trưởng khá, với tổng kim ngạch đạt xấp xỉ 50 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu cùng thời kỳ ước đạt 51,86 tỷ USD, đưa con số nhập siêu của 5 tháng đầu năm nay là 1,9 tỷ USD.
Xuất khẩu tôm 5 tháng đầu năm đạt gần 864 triệu USD (14/07/2013)
Đến hết tháng 5/2013, giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt trên 863,5 triệu USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2012.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), từ đầu năm đến hết tháng 5/2013, giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt trên 863,5 triệu USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2012. Xuất khẩu sang một số thị trường chính đã có sự phục hồi nhất định một phần nhờ tăng nhu cầu nhập khẩu theo chu kỳ hằng năm cộng với một số yếu tố khác từ thị trường.
Thị trường tôm Mỹ mất dần vị thế hàng đầu (14/07/2013)
Vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả quyết định sơ bộ thuế chống trợ cấp (CVD) tôm nước ấm đông lạnh từ 7 quốc gia là Ecuador, Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam để bảo hộ ngành tôm trong nước
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, về lâu dài CVD sẽ làm mất dần vị thế hàng đầu của thị trường Mỹ trên thế giới nên các nhà xuất khẩu (XK) tôm sẽ chuyển sang các thị trường khác hấp dẫn hơn.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã đề nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tôn mạ kim loại và sơn phủ màu hạn chế lượng xuất khẩu và kiểm soát giá bán sang hai thị trường Malaysia và Thái Lan.
Theo báo cáo về tình hình sản xuất thép cả nước 5 tháng đầu năm 2013 được VSA gởi Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, VSA cho rằng vào ngày 4-6 vừa qua, đại diện hiệp hội thép của Thái Lan và Malaysia tiếp tục phản ánh tình trạng tôn mạ kim loại và sơn phủ màu xuất sang hai thị trường này tăng đột biến nhưng giá lại thấp.
Từ khi Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc có hiệu lực (năm 2007), hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc phát triển rất tốt đẹp. Việt Nam- Hàn Quốc có những nét lịch sử - văn hóa tương đồng, đặc điểm nổi bật trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc là cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu có tính bổ sung rõ nét và cơ bản không cạnh tranh trực tiếp. Đây là thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp hai nước kinh doanh xuất nhập khẩu.
Hàn Quốc – thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 4 sau Hoa Kỳ và Nhật Bản. Số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam cho biết, 5 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 2,6 tỷ USD (đứng thứ 3 sau Hoa Kỳ 8, tỷ USD; Nhật Bản 5,2 tỷ USD và Trung Quốc 4,9 tỷ USD) tăng 29,51% so với cùng kỳ năm 2012.
Nghịch lý xuất - nhập than (12/07/2013)
Theo dự báo, đến năm 2015, Việt Nam sẽ phải NK gần 6 triệu tấn than và sau đó tăng dần lên theo các năm tùy thuộc vào tiến độ sử dụng than, chủ yếu của các nhà máy điện chạy than.
Được "gỡ" vẫn "than" khó
Trước những khó khăn của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), tháng 10-2012, Bộ Tài chính đã điều chỉnh giảm thuế XK than từ mức 20% xuống 10%. Cùng với đó, giá bán than cho điện cũng được phép tăng từ ngày 20-4-2013.
Cu ba, thị trường tiềm năng cho xuất khẩu Việt Nam (11/07/2013)
Kim ngạch trao đổi thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và Cu Ba không ngừng tăng cao. Năm 2012 kim ngạch trao đổi 2 nước đạt xấp xỉ 300 triệu USD, dự kiến năm nay sẽ đạt trên 300 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Cu Ba sẽ đạt khoảng 180 triệu USD, tập trung vào các mặt hàng chính là gạo, dệt may, hóa chất, than đá và nhựa.
Mặc dù là một quốc gia nhỏ trong khu vực Mỹ Latinh nhưng lại có nhu cầu lớn trong việc nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng như gạo, hàng may mặc, giầy dép. Trong nhiều năm qua, Cu Ba luôn là quốc gia nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam tại khu vực với kim ngạch nhập khẩu trung bình 300 triệu tấn/năm.
Theo số liệu thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2013, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Hồng Kông về Việt Nam đạt 446,90 triệu USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 5 tháng đầu năm 2013, mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Hồng Kông là vải dệt may các loại, đạt 162.247.428 USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước;
Thủy sản gặp khó với rào cản thương mại (10/07/2013)
Thị trường nhập khẩu (NK) sụt giảm nghiêm trọng, các rào cản kỹ thuật, thương mại không ngừng gia tăng đã tác động lớn tới hoạt động xuất khẩu (XK( thủy sản và để tháo gỡ những khó khăn này, doanh nghiệp (DN) thủy sản rất cần sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, năm 2012 là năm ngành thủy sản đạt mức tăng trưởng thấp nhất trong những năm qua (chỉ tăng 0,7%), do rào cản từ các thị trường NK và tình trạng thiếu vốn của DN sản xuất.
Cụ thể, năm 2012 Việt Nam XK thủy sản đi 156 thị trường, trong đó 10 thị trường NK thủy sản của Việt Nam lớn nhất là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN, Australia, Canada, Mexico, Nga, chiếm khoảng 85% tổng giá trị XK thủy sản của Việt Nam.
Ngày 4-7, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với METI - Kansai tổ chức Giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp vùng Kansai, Nhật Bản.
Tham dự buổi giao thương có đại diện Vụ Thị trường Châu Á – Thái Bình Dương, Cục Xúc tiến thương mại, đại diện METI - Kansai và đông đảo doanh nghiệp hai nước. Buổi giao thương là cơ hội cho các doanh nghiệp cơ khí chế tạo, sản xuất máy móc thiết bị của Việt Nam tìm kiếm đối tác nhằm đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, đồng thời kêu gọi doanh nghiệp vùng Kansai đầu tư vào các dự án trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.