Lĩnh vực ngành hàng

Kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản nhật bản là thị trường xuất khẩu hàng đầu
Nhật Bản hiện đang là đối tác xuất nhập khẩu lớn thứ hai của nước ta, sau Trung Quốc. 10 năm qua, quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản đã tăng gấp 4 lần giai đoạn trước. Mặc dù có những đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, nhưng việc tiếp cận với thị trường Nhật là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Sản xuất và thị trường nhập khẩu nguyên liệu dệt may nửa đầu năm 2013
Theo Bộ Công Thương, ngành dệt may tiếp tục tăng trưởng ở khu vực may nhưng lại gặp khó khăn ở khu vực sản xuất nguyên liệu. Cụ thể, mặc dù trong tháng 7 sản lượng quần áo mặc thường ước đạt trên 239 triệu cái, tăng 12,5%; sản xuất vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 26 triệu m2, tăng 6,3%; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt gần 61 triệu m2, tăng 3,2% so với tháng 7-2012. Tuy nhiên, tính chung 7 tháng đầu năm, sản xuất quần áo mặc thường tăng 8,6%; vải dệt từ sợi tự nhiên giảm 1,9%; vải dệt từ sợi tổng hợp giảm 5,7% so với cùng kì 2012. Ngành may mặc Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ thấy, 6 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu 3,9 tỷ USD vải các loại, tăng 17,26% so với cùng kỳ năm trước, tính riêng tháng 6/2013 đã nhập khẩu 689,6 triệu USD, giảm 21,93% so với tháng liền kề trước đó.
Nga – thị trường xuất khẩu tiềm năng cho hàng thực phẩm và đồ uống
Nửa đầu năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường Nga 859,8 triệu USD, tăng 26,16% so với cùng kỳ năm 2012. Các mặt hàng chính xuất khẩu sang Nga trong thời gian này là điện thoại các loại và linh kiện hàng dệt may, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, cà phê, giày dép.... Mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện là mặt hàng đạt kim ngạch lớn nhất, chiếm 44,8% tổng kim ngạch, đạt 386,5 triệu USD, tăng 39,05% so với cùng kỳ. Kế đến là hàng dệt may, đạt 59,7 triệu USD, nhưng lại giảm nhẹ, giảm 0,5%. Đáng chú ý đối với mặt hàng gạo, tuy kim ngạch chỉ đạt 17,9 triệu USD, nhưng lại là mặt hàng có kim ngạch tăng trưởng mạnh, tăng 612,75% so với cùng kỳ năm 2012.
Xuất khẩu sang Anh tăng mạnh
Sáu tháng đầu năm 2013 xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Anh ước đạt 1,76 tỉ đô la, tăng tới 41,6% so với cùng kỳ. Theo Tổng cục Hải quan, mặt hàng chiếm kim ngạch xuất khẩu lớn sang thị trường Anh là điện thoại các loại và linh kiện đạt hơn 611 triệu đô la, tăng 79,6%. Tiếp theo là mặt hàng giày dép các loại đạt 260,1 triệu đô la, tăng 4,6%. Mặt hàng dệt may đứng vị trí thứ 3 với trị giá 205,1 triệu đô la, tăng 3,5%. Đáng chú ý, mặt hàng máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tuy đứng vị trí thứ 4 về kim ngạch nhưng có mức tăng trưởng cao nhất là 315,5%, đạt 172,9 triệu đô la. Năm 2012, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Anh đã thu về 3,03 tỉ đô la, tăng 42% so với năm 2011.
Israel – thị trường xuất khẩu thứ 4 của Việt Nam sang khu vực Tây Á
Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong hai năm qua, hiện Israel đã vươn lên vị trí thứ 4 sau khi vượt qua Iraq trong xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực Tây Á. Tính đến hết năm 2012, vị trí đứng đầu trong xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực Tây Á là UAE với kim ngạch đạt 2,077 tỷ USD. Đứng thứ hai là Thổ Nhĩ Kỳ với kim ngạch đạt 862,6 triệu USD. Tiếp đến là Ả Rập Xê-út với kim ngạch đạt 545,8 triệu USD. Israel đứng ở vị trí thứ 4 với kim ngạch đạt xấp xỉ 280 triệu USD. Những năm gần đây, xuất khẩu của Việt Nam sang Israel luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Cụ thể, năm 2010 đạt 97,4 triệu USD, tăng 26,6%; năm 2011 đạt 171,8 triệu USD, tăng 76,4%; năm 2012 đạt 279,2 triệu USD, tăng 62,5%. Riêng 6 tháng đầu năm đạt 170,2 triệu USD, tăng 17,6% so với 6 tháng năm 2012.
Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn nhất của Việt Nam
6 tháng đầu năm 2013, Hoa Kỳ nhập hàng hóa của Việt Nam với tổng trị giá 10,9 tỷ USD, tăng 17,2% so cùng kỳ 2012. Theo Tổng cục Hải quan, với sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007, thương mại hàng hóa song phương Việt Nam-Hoa Kỳ trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012 tiếp tục có những bước khởi sắc đáng kể. Cho đến nay, Hoa kỳ là đối tác lớn thứ hai của Việt Nam trên toàn thế giới, đứng sau Trung Quốc và là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong khu vực châu Mỹ.
Thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam 7 tháng năm 2013
Theo số liệu thống kê, trong tháng 7/2013, xuất khẩu chè của Việt Nam đạt 13.595 tấn, trị giá 23.338.482 USD, tăng 13,4% về lượng và tăng 21% về trị giá. Tính đến hết tháng 7/2013, xuất khẩu chè đạt 74.785 tấn, trị giá 117.059.952 USD, giảm 3,5% về lượng, nhưng tăng 1,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Pakistan vẫn là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam, trong 7 tháng năm 2013, Việt Nam xuất sang thị trường này 10.219 tấn chè các loại, với trị giá 19.537.499 USD, giảm 12,8% về lượng và giảm 20% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam chủ yếu xuất sang thị trường này các loại chè xanh BT, chè đen OP.
Thái Lan – thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á
Thời gian qua, Thái Lan luôn là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Thái Lan tăng dần từng năm. Tính đến hết tháng 6 năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan đạt 1,58 tỉ USD, tăng 34,06% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhóm hàng có kim ngạch cao nhất trong số các nhóm hàng xuất sang Thái Lan là điện thoại các loại và linh kiện với 367,9 triệu USD, chiếm 23,2% tổng kim ngạch, tăng 149,85% so với cùng kỳ năm 2012. Tiếp theo là nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng đứng thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu với 178 triệu USD, tăng 90,54%; tiếp đến dầu thô 165,34 triệu USD, chiếm 9,22%...
Nhiều cơ hội xuất khẩu sang thị trường Pháp
Pháp là một thị trường màu mỡ và là cửa ngõ cho sản phẩm của Việt Nam sang các nước khác trong khu vực liên minh EU, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã và đang tập trung thâm nhập vào thị trường giàu tiềm năng này. Năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế nước Pháp gặp khó khăn, trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Pháp vẫn tăng trưởng khá. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2012, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Pháp đạt hơn 3,75 tỷ USD. Trong 3 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Pháp đều có sự tăng trưởng. Cụ thể, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Pháp đạt 502,15 triệu USD, tăng 18,37% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng tháng 3 kim ngạch xuất khẩu đạt 151,58 triệu USD, tăng 23,24% so với tháng trước đó. Ngược lại, Việt Nam đã nhập khẩu từ Pháp 319,9 triệu USD, tăng 49,65% so với cùng kỳ năm 2012.
Hàn Quốc - đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam
Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6, nhà đầu tư lớn thứ tư và nước cung cấp ODA lớn thứ hai của Việt Nam Theo Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), Hàn Quốc đang là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Đây là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2013 đạt 3,04 tỷ USD tăng 25,08% so với cùng kỳ năm 2012. Dầu thô là mặt hàng tăng trưởng cao nhất, tăng 150,89% tương đương 432,2 triệu USD, chiếm 14,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam
Số liệu từ Hiệp hội Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho thấy Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm, tiếp đến là EU và Nhật Bản. Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong 6 tháng đầu năm tăng 6% so với cùng kỳ năm trước lên hơn 609.000 USD, dù giá trị xuất khẩu trong tháng 6 giảm nhẹ 0,1% so với tháng 5 xuống 113.000 USD. Xuất khẩu thủy sản sang EU nửa đầu của năm 2013 giảm 7,8% so với cùng kỳ năm 2012 xuống 512.300 USD. Giá trị xuất khẩu trong tháng 6 sang thị trường này cũng giảm 5,2% so với tháng 5 xuống 93.200 USD.
Xuất khẩu quặng, khoáng sản và đề xuất giải pháp chống xuất lậu
Số liệu từ TCHQ Việt Nam cho thấy, tháng 5/2013, Việt Nam đã xuất khẩu 271,5 nghìn tấn quặng và khoáng sản, trị giá 29,7 triệu USD, tăng 30,5% về lượng và tăng 47,14% về trị giá so với tháng liền kề trước đó, nâng lượng quặng và khoáng sản xuất khẩu 5 tháng đầu năm lên 995 nghìn tấn, trị giá 102,7 triệu USD, tăng 163,47% về lượng và tăng 22,36% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012. Trung Quốc tiếp tục là thị trường chính nhập khẩu quặng và khoáng sản của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm, chiếm 89,9% tỷ trọng, tương đương với 895,3 nghìn tấn, trị giá 74,7 triệu USD, tăng 205,7% về lượng và tăng 60,28% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam sang Thụy Sĩ
So với năm 2011, xuất siêu của Thụy Sĩ đã tăng 14,32% lên tới 28,73 tỷ USD, chủ yếu từ thương mại hai chiều với các nền kinh tế mới nổi, các nước châu Á và Mỹ. Đây là cơ sở rất tốt cho quan hệ thương mại Việt Nam và Thụy Sĩ trong thời gian tới trên nền tảng quan hệ song phương tiếp tục phát triển tốt đẹp. Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sĩ cho biết, trong hai tháng đầu năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Thụy Sĩ đạt 70,91 tỷ USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, xuất khẩu đạt 38,138 tỷ USD, tăng 1,52%; nhập khẩu đạt 32,77 tỷ USD, tăng 9,25%; xuất siêu đạt 5,368 tỷ USD, tăng 8,74%. Thụy Sĩ nhập siêu chủ yếu từ các nước Đức, Pháp, Italy, trong khi xuất siêu thu được từ Mỹ, các nền kinh tế mới nổi và một số nước châu Á.
Nhiều thị trường xuất khẩu gỗ có dấu hiệu phục hồi
Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ 6 tháng đầu năm đạt xấp xỉ 2,46 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2012, tăng mạnh nhất là thị trường Mỹ, Nhật và Trung Quốc. Ông Đặng Quốc Hùng- Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ - chế biến gỗ TP.HCM (Hawa) - phân tích: 6 tháng đầu năm, sản phẩm gỗ đã có dấu hiệu phục hồi ở thị trường Mỹ và hy vọng tiếp tục tăng trong 6 tháng cuối năm, riêng thị trường Mỹ có thể đạt 1,7 tỷ USD trong năm 2013. Thị trường Nhật cũng có dấu hiệu phục hồi tốt.
Đồng Nai phấn đấu xuất khẩu 6 tháng cuối năm đạt trên 6,7 tỷ USD
Theo Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai, để đạt kim ngạch xuất khẩu năm 2013 tăng từ 12-15% so với năm 2012 như kế hoạch HĐND tỉnh giao, trong 6 tháng cuối năm nay, tỉnh sẽ phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 6,7 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu đề ra, UBND tỉnh đã giao Sở Công Thương tập trung đẩy mạnh xúc tiến thương mại nhằm tạo điều kiện mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản, sản phẩm chế biến và các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng đến các thị trường lớn mới nổi như Ấn Độ, Xrilanca, Mianma...
Dệt may tăng thị phần ở các thị trường xuất khẩu
Xuất khẩu dệt may tăng trưởng tốt và đã dần khẳng định được sự cạnh tranh khi thị phần dần lớn lên ở các thị trường chủ lực. Ngày 9-7, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã tổ chức họp báo sơ kết tình hình 6 tháng đầu năm 2013. Ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng giám đốc thường trực Vinatex cho biết, 6 tháng đầu năm 2013, ngành dệt may xuất khẩu ước đạt 8,9 tỷ USD tăng 14,5% so với 6 tháng đầu năm 2012. Các thị trường xuất khẩu chính đều có mức tăng đáng kể.
Nhiều dấu hiệu khởi sắc từ thị trường xuất khẩu tôm
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 5 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam đạt trên 863,5 triệu USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, một số thị trường nhập khẩu tôm chính đã có dấu hiệu phục hồi. Tại thị trường Nhật Bản, giá trị xuất khẩu (XK) tôm trong 5 tháng đầu năm 2013 đạt 233,2 triệu USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng trưởng này dù còn khá khiêm tốn nhưng đã mở ra những tín hiệu lạc quan cho XK tôm sang thị trường Nhật Bản sau hơn một năm "vất vả" do ảnh hưởng của quyết định kiểm tra dư lượng Ethoxyquin. Trong thời gian tới, XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản cũng sẽ thuận lợi hơn khi Nhật Bản vừa quyết định nâng mức kiểm soát dư lượng Trifluralin trong tôm nhập khẩu (NK) từ Việt Nam từ mức 0,001 ppm lên 0,5 ppm.
Thị trường xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2013
Trong 10 năm gần đây, Việt Nam luôn giữ vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu hạt tiêu và 6 năm liên tiếp chi phối thị trường hạt tiêu thế giới. Song giá trị thấp hơn nhiều so với các nước sản xuất tiêu lớn khác. Hiện hạt tiêu Việt Nam đã có mặt tại 150 quốc gia, vùng lãnh thổ. Hàng năm có 95% sản lượng dùng cho xuất khẩu, trong đó 85% xuất khẩu dưới dạng sơ chế thô đã làm giảm giá trị kim ngạch thu về. 5 tháng đầu năm 2013 xuất khẩu hạt tiêu đạt 455,7 triệu USD, đạt mức tăng trưởng 12,28% so với 5 tháng đầu năm ngoái; riêng tháng 5/2013 kim ngạch đạt 103,17 triệu USD, tăng 2,42% so với tháng trước đó.
Mở rộng thị trường xuất khẩu từ hội chợ nước ngoài
Tham dự các hội chợ tại nước ngoài để tìm thêm bạn hàng, đơn hàng được xem là "chìa khóa" hữu ích giúp DN vượt qua giai đoạn khó khăn. Không đủ sức tham gia Mạnh dạn tham dự Hội chợ Thương mại Quốc tế hàng thủ công mỹ nghệ Firenze - Florence 2013 (được tổ chức tại Italia vào tháng 4 vừa qua), Công ty Sơn mài Hùng Hà phần nào "gỡ" được chút vốn liếng, giảm áp lực hàng tồn kho vốn đang là gánh nặng lớn của Công ty.
Kim ngạch xuất khẩu cao su giảm 19,2%
6 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu cao su đạt 383.000 tấn với giá trị đạt 976 triệu USD, giảm 19,2% về kim ngạch so cùng kỳ năm 2012. Theo Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 6 ước đạt trên 2,33 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu của ngành 6 tháng đầu năm 2013 lên con số 13,31 tỷ USD, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm 2012; trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt xấp xỉ 6,80 tỷ USD, giảm 10,5%; trong khi giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 2,88 tỷ USD, tăng 0,9%; lâm sản chính ước đạt trên 2,59 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2012.
Trang 94/98 « .. 92 93 94 95 96 .. »