Lĩnh vực ngành hàng

Việt Nam cần giảm rào cản thương mại để thúc đẩy tăng trưởng
Theo “Dự báo Các thị trường tăng trưởng nhanh” do Ernst & Young mới công bố, việc nới lỏng chính sách tiền tệ và nới lỏng định lượng để thúc đẩy tăng trưởng ở các thị trường phát triển đã làm tỷ giá hối đoái biến động do đó có thể ảnh hưởng đến tính cạnh tranh xuất khẩu ở các thị trường tăng trưởng nhanh (RGMs).
Mỹ cần tránh áp rào cản thương mại đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam
Theo thông tin mới nhất mà CTV Lao Động gửi từ Washington DC vào 11h đêm 24.7 giờ Việt Nam (sáng 24.7 tại Mỹ), Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã tiếp Bộ trưởng Thương mại Penny Pritzker, Bộ trưởng Nông nghiệp Tom Vilsack, Đại diện Thương mại Michael Froman. Tại các cuộc gặp, các bộ trưởng Mỹ nhấn mạnh quan hệ hai nước đang có những cơ hội lớn để phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới và cam kết sẽ thúc đẩy hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư. Bộ trưởng Thương mại Pritzker và Đại diện Thương mại Froman nhấn mạnh quyết tâm của Chính phủ Mỹ - cùng với các thành viên khác - đẩy nhanh tiến trình đàm phán để có thể sớm hoàn tất Hiệp định TPP; hoan nghênh những tiến triển trong vòng đàm phán vừa qua giữa Việt Nam và Mỹ tại Malaysia.
Khốn đốn rào cản dư lượng
Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Ủy ban Tôm của VASEP, ngoài Nhật Bản, mới đây đã có thêm một nước nữa là Hàn Quốc tiến hành kiểm soát dư lượng Ethoxyquin với tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Từ ngày 19/11/2012, các cơ quan chức năng Hàn Quốc đã bắt đầu thực hiện công việc này, và ngưỡng dư lượng Ethoxyquin được áp dụng ở mức rất thấp như Nhật Bản là 0,01 ppm. Đã có một số lô hàng tôm Việt Nam bị phía Hàn Quốc phát hiện có dư lượng Ethoxyquin vượt ngưỡng nêu trên.
Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Campuchia tăng trưởng
Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Campuchia trong nửa đầu năm 2013 đạt hơn 1,51 tỷ USD, tăng 8,11% so với cùng kỳ năm trước. Xăng dầu các loại mặc dù giảm cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm trước những vẫn là mặt hàng dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Campuchia, với390.808 tấn, trị giá 365.034.694 USD, giảm 14% về lượng và giảm 20% về trị giá, chiếm 24,1% tổng trị giá xuất khẩu.
Vượt rào cản thị trường
Thủy sản xuất khẩu bị trả về không ít, và lại bị trả về từ những thị trường lớn... Mỗi năm, thủy sản nước ta thiệt hại hơn 14 triệu USD vì bị các thị trường nhập khẩu trả về, lý do chủ yếu là nhiễm khuẩn. Đó là kết quả phân tích của Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc công bố trong hội thảo “Đáp ứng tiêu chuẩn - chiếm lĩnh thị trường: Giải pháp tháo gỡ thách thức đối với chuỗi giá trị thủy sản trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn thương mại” diễn ra ngày 21/3 ở Hà Nội.
Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu có xu hướng giảm trong các tháng gần đây
Xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu thế giới. Năm 2012 nước ta xuất 119.000 tấn tiêu, đạt kim ngạch 808 USD. Hiện tiêu Việt Nam có mặt trên hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. 6 tháng đầu năm 2013, cả nước xuất khẩu được 82.418 tấn hạt tiêu, bao gồm 70.906 tấn tiêu đen và 11.512 tấn tiêu trắng. Tổng kim ngạch đạt 536,68 triệu USD, tiêu đen 435 triệu USD, tiêu trắng 102 triệu USD. So với cùng kì năm 2012, lượng xuất khẩu tăng 18,1%, giá trị tăng 13,7%. Giá xuất khẩu bình quân 6 tháng tiêu đen 6.178 USD/tấn, tiêu trắng 8.865 USD/tấn (so với cùng kỳ năm trước, giá xuất khẩu tiêu đen giảm 3,5%, tiêu trắng giảm 3%).
Rào cản của thị trường châu Phi, Trung Đông
Trung Đông, châu Phi được biết đến như một thị trường mới, nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình thâm nhập thị trường, hoạt động giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam với hai thị trường này vẫn gặp nhiều trở ngại bởi khoảng cách địa lý, cách thức thanh toán trong quá trình giao dịch…
Nguy cơ mất hạn ngạch tiếp nhận lao động nước ngoài năm 2013 tại Hàn Quốc
Dự kiến cuối tháng 2-2013, Hàn Quốc cấp hạn ngạch tiếp nhận lao động nước ngoài năm 2013. Để được cấp hạn ngạch, Việt Nam phải đưa gần phân nửa lao động đang bỏ trốn về nước trong 3 tháng tới… “Nếu Việt Nam kêu gọi được 40% lao động đã hết hạn hợp đồng đang làm việc và cư trú bất hợp pháp về nước thì Hàn Quốc mới xem xét ký gia hạn bản ghi nhớ về thỏa thuận hợp tác lao động theo chương trình cấp phép lao động EPS”. Ông Choi Byung – Gie, Tổng Giám đốc Trung tâm EPS Việt Nam - Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc, đã nói như vậy tại hội nghị “Triển khai các giải pháp giảm tỉ lệ lao động hết hạn hợp đồng tại Hàn Quốc không về nước” tổ chức ngày 30-11 tại Thanh Hóa, một trong những địa phương có đông lao động bỏ trốn.
Thị trường Các-bon: Cơ hội hay thách thức?
Thị trường các-bon (hay còn gọi là thị trường chuyển nhượng hạn ngạch phát thải khí nhà kính) là cơ chế mềm cho phép các nước thuộc nhóm phải cắt giảm khí nhà kính lựa chọn phương án tối ưu nhất để thực hiện nghĩa vụ của mình. Hay thị trường các-bon là cơ chế thị trường hướng tới việc cắt giảm tổng lượng khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu với chi phí thấp nhất (Báo Tài nguyên và môi trường, 10-5-2010).
Hạn ngạch nhập khẩu đường đã có chủ
Bộ Công Thương cho biết 70.000 tấn đường nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan của Việt Nam theo cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2012 đã được phân bổ. Ngày 6-8, lãnh đạo bộ đã ký thông tư số 22 quy định hạn ngạch nhập khẩu đường, muối và trứng gia cầm. Đối với mặt hàng đường, bộ sẽ phân giao cho các doanh nghiệp 50.000 tấn đường tinh luyện và đường thô cho thương nhân trực tiếp sử dụng làm nguyên liệu sản xuất và 20.000 tấn đường cho thương nhân sản xuất đường để tinh luyện, cung cấp phục vụ sản xuất tiêu dùng.
Đài Loan nới rộng hạn ngạch nhận lao động ngoài nước
Ba ngành mới được đưa vào diện được tiếp nhận lao động nước ngoài gồm sản xuất mũ an toàn bằng nhựa, dọn dẹp vệ sinh và sản xuất mỹ phẩm. Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho biết Ủy ban Lao động Đài Loan vừa thông qua việc điều chỉnh nới rộng hạn ngạch tiếp nhận lao động nước ngoài cho các ngành sản xuất (ngày 4/5).
Không lo “trứng hạn ngạch”, chỉ sợ “trứng tiểu ngạch”
Hạn ngạch của Bộ Công thương là từ nay đến cuối năm sẽ nhập khoảng 48.000 tá trứng (gần 500.000 quả trứng) theo cam kết WTO, khiến người chăn nuôi trong nước lo ngại vì có thể xuất hiện nguồn trứng nhập khẩu giá rẻ. Gần một tháng sau khi Bộ Công thương công bố hạn ngạch nhập khẩu trứng gia cầm, giá trứng tại thị trường TP.HCM vẫn không có biến động, trứng gà vẫn ở mức 26.000đ/chục, trứng vịt 30.000đ/chục, nhưng giá trứng gia cầm tại các trại nuôi thì luôn ở mức thấp, chỉ từ 1.200 - 1.300đ/quả.
Hạn ngạch không ảnh hưởng thị trường
Mới đây, Bộ Công Thương đã công bố thông tin về việc cấp hạn ngạch nhập khẩu trứng gia cầm theo hạn ngạch thuế quan của năm 2012. Cụ thể, theo Thông tư 22 được ban hành ngày 6-8, trong năm 2012, bộ sẽ cấp hạn ngạch thuế quan cho phép các DN được nhập khẩu 40.000 tá trứng gia cầm (bao gồm trứng gà và trứng vịt). Thông tin này khiến thị trường dấy lên nhiều lo ngại. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ, việc cấp hạn ngạch nhập khẩu trứng không ảnh hưởng nhiều đến ngành sản xuất trong nước.
Phân bổ 70 nghìn tấn đường nhập theo hạn ngạch
50 nghìn tấn được giao cho doanh nghiệp, thương nhân trực tiếp sử dụng, 20 nghìn tấn cho thương nhân để tinh luyện... Ngày 6/8, lãnh đạo Bộ Công Thương đã ký Thông tư số 22 quy định nhập khẩu các mặt hàng đường, muối, trứng gia cầm theo hạn ngạch năm 2012. Bà Phan Thị Diệu Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) thông tin tại cuộc Họp báo về tình hình hoạt động ngành công nghiệp và thương mại tháng 7/2012 và 7 tháng đầu năm 2012, diễn ra tại Hà Nội vào ngày 6/8.
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam bắt đầu hồi phục
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cho thấy dấu hiệu hồi phục sau 2 tháng giảm liên tiếp về kim ngạch xuất khẩu từ 10,7-30,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Tổng cục hải quan, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong nửa đầu năm 2013 đạt 2,89 tỉ USD, tăng nhẹ 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, dẫn đầu là kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 1,1 tỉ USD, có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong cơ cấu giá trị thủy sản, đạt 8,6%, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết. Xuất khẩu tôm trắng tăng 71,5%
GSP mới có thể giúp hàng hóa tiếp cận thị trường EU
Ngày 27-8, Bộ Ngoại giao và phái đoàn của Liên minh châu Ân (EU) tại Việt Nam đã tổ chức Hội thảo "Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU - cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam" tại Đà Nẵng. Tại hội thảo, các chuyên gia đã cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam về quy chế GSP mới của EU để các nhà xuất khẩu trong nước vận dụng hiệu quả hơn.
Thị trường gỗ xuất khẩu phục hồi: cơ hội lớn của doanh nghiệp việt
Xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam có dấu hiệu phục hồi sau nhiều năm sụt giảm thì nay có sự phục hồi mạnh mẽ. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc có sự tăng trưởng trở lại. Yếu tố giúp thị trường phục hồi được đánh giá là do nhu cầu của thế giới tăng trở lại sau một thời gian dài sụt giảm bởi ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Thực tế này đang mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và ngành gỗ xuất khẩu của Việt Nam.
Việt Nam khó đẩy mạnh xuất khẩu cá tra sang Mỹ vào cuối năm
Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Mỹ sẽ khó có thể tăng trưởng vào cuối năm do đà phục hồi nhập khẩu cá tra của Mỹ đang chững lại và lượng dự trữ cá tra của nước này còn nhiều. Tin từ Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết một số doanh nghiệp nhận định sau khi Bộ Thương mại Mỹ công bố kết quả sơ bộ đợt xem xét hành chính lần thứ 9 thuế chống bán phá giá cá tra philê đông lạnh Việt Nam giai đoạn từ 1/8/2011 đến 31/7/2012 (POR9) vào đầu tháng 9 vừa qua, thị trường cá tra Mỹ sắp tới chưa thể tốt hơn.
Rộng đường xuất khẩu tôm vào Mỹ
Tôm Việt Nam không còn phải chịu thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá. Ngày 21-8-2013, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC) ra tuyên bố ngành sản xuất tôm Mỹ không bị thiệt hại bởi tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Do vậy, thuế chống trợ cấp mà Bộ Thương mại Mỹ (DOC) mới có kết luận điều tra một vài tuần trước sẽ không được áp dụng, các doanh nghiệp (DN) sẽ được hoàn lại tiền thuế ký quỹ từ quyết định sơ bộ. "Đây là lần hiếm có trong lịch sử kiện chống trợ cấp, Mỹ công bố sản phẩm tôm một nước bị coi có nền kinh tế phi thị trường không bị áp loại thuế này. Vài ngày trước, tôm Việt Nam cũng lần đầu tiên được minh oan không bán phá giá tại Mỹ. Từ đây, các DN nước ta sẽ có thêm nhiều cơ hội xuất khẩu tôm sang Mỹ" - ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), nhận định.
Bang California quan tâm thị trường nông sản Việt Nam
Sáng (19/8), tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú đã có buổi tiếp và làm việc với Bộ trưởng Nông nghiệp và thực phẩm Bang Canifornia, Hoa Kỳ Karen Ross. California là một trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới với tổng sản phẩm quốc dân của bang đạt trên 2 nghìn tỷ USD (2012). Nông nghiệp là ngành công nghiệp chính của bang và California cũng là nhà sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp lớn nhất của Hoa Kỳ.
Trang 92/98 « .. 90 91 92 93 94 .. »