Lĩnh vực ngành hàng

Mở rộng thị trường xuất khẩu thanh long
Thời gian gần đây thanh long Việt Nam đã mở rộng được thị trường xuất khẩu nhờ tăng diện tích và chất lượng.Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại cần khắc phục nhanh. Tăng diện tích và chất lượng Đến nay cả nước có 32 tỉnh, thành trồng thanh long với khoảng 25 ngàn ha, sản lượng trên 460 ngàn tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 150 triệu USD. Thanh long Việt Nam có 2 loại, hầu hết là ruột trắng, chỉ một số ít là ruột đỏ. Các địa phương trồng thanh long nhiều nhất là Bình Thuận, Tiền Giang, Long An.
Thị trường ô tô trên đà "nhập khẩu hóa
Motorshow 2013 có sự tham gia của đông đảo thành viên Hiệp hội Sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) nhưng các sản phẩm ôtô "nội" dường như bị "át vía" bởi hàng loạt sản phẩm ngoại. Triển lãm này như một lời cảnh báo về xu hướng xe nhập khẩu lấn át xe sản xuất trong nước sắp diễn ra trên thị trường ôtô Việt Nam
Thị trường cung cấp nguyên liệu dệt may, da giày cho Việt Nam 9 tháng đầu năm 2013
Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu dệt may, da giày giảm tháng thứ 2 liên tiếp (tháng 8 giảm 9,1% so với tháng 7; tháng 9 là giảm tiếp 3,11% so với tháng 8); tháng 9 đạt 302,47 triệu USD; tính chung cả 9 tháng đạt 2,73 tỷ USD, tăng 19,93% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhóm hàng nguyên liệu dệt may, da giày nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc, riêng tháng 9 nhập từ thị trường này 96,86 triệu USD, giảm 11,36% so với tháng 8; nhưng cộng chung cả 9 tháng nhập khẩu trị giá 887,78 triệu USD, chiếm 32,53% trong tổng kim ngạch, tăng 30,52% so với cùng kỳ.
Thị trường cung cấp nguyên liệu dệt may, da giày cho Việt Nam 9 tháng đầu năm 2013
Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu dệt may, da giày giảm tháng thứ 2 liên tiếp (tháng 8 giảm 9,1% so với tháng 7; tháng 9 là giảm tiếp 3,11% so với tháng 8); tháng 9 đạt 302,47 triệu USD; tính chung cả 9 tháng đạt 2,73 tỷ USD, tăng 19,93% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhóm hàng nguyên liệu dệt may, da giày nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc, riêng tháng 9 nhập từ thị trường này 96,86 triệu USD, giảm 11,36% so với tháng 8; nhưng cộng chung cả 9 tháng nhập khẩu trị giá 887,78 triệu USD, chiếm 32,53% trong tổng kim ngạch, tăng 30,52% so với cùng kỳ.
Lượng ô tô nhập khẩu giảm, tiêu thụ trong nước tăng
Lượng ôtô nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 8 đã xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm (trừ tháng Tết) và là tháng giảm thứ hai liên tiếp. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 8 cả nước đã nhập về 2.123 ôtô nguyên chiếc, trị giá 46,69 triệu USD. So với tháng trước, nhập khẩu ôtô tháng này giảm 20,22% về lượng và 11,75% về giá trị. Như vậy, sau thời gian duy trì mức ổn định 3.000 chiếc mỗi tháng (trừ tháng Tết nhu cầu nhập ôtô thấp) và tăng mạnh khi có thông tin giảm lệ phí trước bạ, nhập khẩu ôtô đang giảm dần và ảnh hưởng chung tới tình hình tăng trưởng của thị trường, bởi tính chung 8 tháng, nhập khẩu ôtô của cả nước đạt 21.761 chiếc, trị giá 420,62 triệu USD, chỉ còn tăng 21,56% về lượng và 8,95% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Tình hình xuất khẩu sang thị trường Hà Lan 8 tháng năm 2013
Nếu như 7 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hà Lan đạt kim ngạch 1,65 tỷ USD tăng 20,4%, thì nay 8 tháng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này tiếp tục tăng trưởng, tăng 22,17% so với cùng kỳ, tương đương với kim ngạch 1,9 tỷ USD.
UAE thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 7 của Việt Nam
Có một thị trường mà ít ngờ tới là Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) đã nhanh chóng vượt lên đứng thứ 7 trong các thị trường nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam. Năm 2012 so với năm 2000, xuất khẩu của Việt Nam sang UAE cao gấp 87,3 lần, bình quân 1 năm tăng tới 45,1%. Đó là tốc độ tăng rất cao, vượt xa so với các con số tương ứng của cả nước trong cùng thời gian (7,9 lần và 18,8%/năm).
Thị trường cung cấp khí hóa lỏng cho Việt Nam 9 tháng năm 2013
Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 9/2013, cả nước đã nhập khẩu 493 nghìn tấn khí hóa lỏng, trị giá 434,3 triệu USD, giảm 10,33% về lượng và giảm 13,61% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012. Tính riêng tháng 9/2013, lượng khí được nhập khẩu về là 39,7 nghìn tấn, trị giá 37,1 triệu USD, giảm 32,3% về lượng và giảm 27% về trị giá so với tháng liền kề trước đó.
Kim ngạch xuất khẩu sang Braxin tăng mạnh
Theo số liệu thống kê, trong 8 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Braxin đạt hơn 691,3 triệu USD, tăng 51,9% so với cùng kỳ năm trước. Giày dép là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 202,15 triệu USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là mặt hàng điện thoai các loại và linh kiện đạt 122,7 triệu USD, tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm trước; hàng thủy sản đứng ở vị trí thứ ba, trị giá hơn 68,4 triệu USD, tăng 70,2%; Ba mặt hàng trên chiếm 47% tổng trị giá xuất khẩu. Ngoài ra Việt Nam còn xuất khẩu các mặt hàng khác sang thị trường Braxin như: máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng dệt may; cao su; xơ, sợi dệt các loại; sản phẩm từ sắt thép…
Việt Nam - Thụy Điển: tăng năng lực xuất khẩu thủ công mỹ nghệ
Ngày 21/10, tại Trung tâm Thiết kế Hà Nội, Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (Vietcraft) đã tổ chức lễ tổng kết "Dự án hợp tác giữa Vietcraft và Trường ĐH Lund (Thụy Điển) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ Việt Nam thiết kế, phát triển sản phẩm". Ông Lê Bá Ngọc - Phó Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam cho biết: Qua 1 năm, dự án đã hỗ trợ đào tạo được 106 nhà thiết kế thủ công mỹ nghệ, tổ chức nhiều khóa học về thiết kế bền vững cho doanh nghiệp tại Hà Nội và nhiều địa phương khác, đào tạo 203 lãnh đạo doanh nghiệp về xu hướng thiết kế và xu hướng vật liệu... Từ đó, 37 mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới đã ra đời, nhiều DN năm nay tăng 5 - 7% kim ngạch xuất khẩu...
Cơ hội và thách thức của ngành da giày và túi xách Việt Nam
Vòng đàm phán thứ 19 của Hiệp định Ðối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) mới đây đã kết thúc tại Bru-nây và hiệp định quan trọng này đang tiến dần tới giai đoạn cuối cùng để được chính thức ký kết. TPP được các doanh nghiệp (DN) tham gia sản xuất hàng xuất khẩu như da giày, túi xách Việt Nam đặt nhiều kỳ vọng khi mở ra cơ hội tăng trưởng xuất khẩu, tăng giá trị gia tăng của sản phẩm... Tuy nhiên, cũng không ít thách thức mới đang đặt ra đối với các DN này.
Canada - thị trường xuất khẩu tiềm năng cho hàng Việt Nam
Trong 9 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Canađa đạt 1.063.372.998 USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Canađa đều là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: hàng dệt may, thuỷ sản, giày dép các loại, gỗ và sản phẩm gỗ...trong đó, dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu sang Canađa trong 9 tháng đầu năm 2013 là hàng dệt may, trị giá 280.780.199 USD, tăng 16,9%, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Mê-hi-cô 8 tháng đạt 613 triệu USD
Theo thống kê của hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Mê-hi-cô 8 tháng đầu năm 2013 đạt 613 triệu USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ 2012. Mặc dù gần đây có một vài trở ngại đối với xuất khẩu của Việt Nam sang Mê-hi-cô như việc Mê-hi-cô áp dụng lệnh cấm nhập khẩu tôm từ Việt Nam và cơ quan kiểm dịch thực vật của Mê-hi-cô yêu cầu trả lại hoặc tiêu hủy 20 container gạo của Việt Nam, song kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam sang Mê-hi-cô vẫn tăng gần 14,5%, đạt hơn 540 triệu USD.
UAE tiếp tục là thị trường lớn nhất của Việt Nam tại Tây Á
Trong 9 tháng năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang UAE đạt khoảng 3,14 tỷ USD Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công thương), dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết, trong 9 tháng năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang UAE đạt khoảng 3,14 tỷ USD, tăng 112% so với cùng kỳ năm 2012. UAE tiếp tục giữ vị trí thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Tây Á.
Thị trường mới cho gạo Việt Nam xuất khẩu
Các nước châu Phi đang ngày càng ưa chuộng gạo Việt Nam. Từ đầu năm đến nay, lượng gạo xuất khẩu sang châu Phi đã tăng 10-30% so với năm ngoái.
Loay hoay bài toán tiêu thụ đường
Thời điểm này, các nhà máy đường đang than lỗ vì giá bán sản phẩm tại kho đã xuống 15 nghìn đồng/kg vẫn chẳng có khách mua. Hiệp hội Mía đường Việt Nam kêu gọi các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo ngừng dùng đường nhập khẩu, ưu tiên tiêu thụ đường nội. Tuy nhiên, giải quyết bài toán tiêu thụ sản phẩm của ngành mía đường hiện nay thật khó, bởi dù ế hàng, chẳng nhà máy đường nào dám bán sản phẩm trực tiếp cho các công ty bánh kẹo.
Giải pháp nào tăng xuất khẩu sang Australia ?
Dù liên tục xuất siêu sang Australia nhưng năm 2012, sau nhiều năm, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Australia mới đạt năm tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất 3,24 tỷ USD, nhập khẩu 1,77 tỷ USD. Hàng hóa của nước ta vẫn còn rất nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường đầy tiềm năng này.
Thị trường xuất khẩu giày dép của Việt Nam 8 tháng đầu năm
Xuất khẩu giày dép Việt Nam sang các thị trường liên tục sụt giảm trong 3 tháng gần đây, tháng 8 giảm 4,17% so với tháng 7, chỉ đạt 733,51 triệu USD; tính chung tổng kim ngạch cả 8 tháng đầu năm đạt 5,47 tỷ USD, vẫn tăng 14,95% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu giày dép 9 tháng đã gần bằng mức xuất khẩu trong cả năm 2011 (đạt trên 6,07 tỷ USD so với gần 6,55 tỷ USD), tăng trên 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Nếu bình quân 3 tháng cuối năm đạt bằng với mức bình quân 9 tháng đầu năm (675 triệu USD), thì cả năm 2013 sẽ đạt gần 8,1 tỷ USD; nếu những tháng cuối năm so với cùng kỳ năm trước cũng tăng như 9 tháng đầu năm, thì cả năm 2013 sẽ đạt trên 8,44 tỷ USD. Dù ước tính theo cách nào thì cả năm 2013 cũng sẽ vượt qua mốc 8 tỷ USD, đạt kỷ lục cao nhất từ trước tới nay.
Doanh nghiệp cần biết: Một số lưu ý khi xuất khẩu hàng thực phẩm sang I-ran
ran vốn là một nước xuất khẩu là chủ yếu, trong xuất khẩu thì dầu thô và các sản phẩm hóa dầu chiếm tới trên 70 % do đó nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng thông thường cũng như thiết yếu là điều dễ hiểu. Sản phẩm của Việt nam xuất khẩu sang Iran bao gồm: hàng may mặc, giày dép, đồ chơi, hàng điện tử, hàng nội thất, linh kiện phụ tùng xe máy, ô tô, cao su và sản phẩm cao su, các loaị máy móc nông nghiệp, động cơ các loại, hàng nông sản có: chè, gạo, cà phê, hạt tiêu, cơm dừa, hạt điều...
Doanh nghiệp cần biết khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Pháp
Pháp có hiệp định tránh đánh thuế hai lần với nhiều quốc gia. Các quy định về thuế nhằm khuyến khích hợp tác đầu tư, phát triển khu vực, mở rộng quan hệ quốc tế, miễn giảm thuế… Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Pháp tháng 11 năm 2007, đạt 95,54 triệu USD. Tính chung 11 tháng đạt 784,02 triệu USD, trong đó mặt hàng giày dép đạt kim ngạch cao nhất, với kim ngạch 178,85 triệu USD, tiếp theo là hàng dệt may đạt 133,67 triệu USD và mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ với kim ngạch 75,37 triệu USD.
Trang 90/98 « .. 88 89 90 91 92 .. »