Chịu tác động mạnh từ thị trường xuất khẩu (XK) chính EU, dù tình hình đơn hàng không quá dồi dào như giai đoạn từ năm 2011 trở về trước nhưng các doanh nghiệp (DN) sản xuất giày dép, túi xách trong nước khẳng định, đây là giai đoạn tất bật của ngành. Hiện tại rất nhiều nhà nhập khẩu ở thị trường khó tính và tiềm năng như Nhật Bản sau một thời gian thăm dò đã quyết định chọn Việt Nam khi dịch chuyển từ thị trường Trung Quốc.
Mỹ sẽ kiểm tra gắt gao thực phẩm nhập khẩu (27/11/2013)
Mới đây, Cơ quan Giám sát Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã đề nghị một số quy định mới kiểm soát chặt thực phẩm nhập khẩu vào nước này.
Đáng lưu ý là quy định buộc các nhà nhập khẩu phải tuân thủ những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm giống như các nhà sản xuất thực phẩm trong nước. Cụ thể, các nhà buôn trong và ngoài nước Mỹ muốn bán thực phẩm tại thị trường Mỹ phải nộp cho nhà chức trách Mỹ các kế hoạch chính thức, trong đó cho biết họ đã làm gì để thực phẩm không gây bệnh cho mọi người. Ví dụ, các nhà nông phải cam đoan nước tưới của họ là nước sạch.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Ấn Độ tăng 31,1% (21/11/2013)
Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Ấn Độ trong 9 tháng đầu năm 2013 đạt 2,1 tỷ USD, tăng 31,1% so với cùng kỳ năm trước.
Ngô vẫn là mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Ấn Độ trong 9 tháng đầu năm 2013, với lượng nhập 1.001.529 tấn, trị giá 300.032.117 USD, tăng 3,5% về lượng và tăng 9,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu, trị giá 275.464.753 USD, tăng 32,5%; mặt hàng đứng thứ ba là dược phẩm trị giá 183.964.598 USD, tăng 5,3%. Ba mặt hàng trên chiếm 36,1% tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Ấn Độ trong 9 tháng đầu năm 2013.
(Tài chính) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng Hải quan rà soát, bổ sung điều chỉnh thủ tục nhập khẩu các loại xe 2 bánh chạy điện và linh kiện, phụ tùng bảo đảm đáp ứng đầy đủ theo các quy định hiện hành.
Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp quản lý đối với các loại xe 2 bánh chạy điện.
Nguyên nhân là bởi trong thời gian gần đây, trên thị trường xuất hiện nhiều chủng loại xe 2 bánh chạy điện không rõ nguồn gốc và chưa được kiểm soát về chất lượng, an toàn kỹ thuật; đặc biệt đối tượng sử dụng chủ yếu là học sinh, sinh viên làm gia tăng các vi phạm về trật tự an toàn giao thông.
Hà Lan hỗ trợ hiệu quả xuất khẩu của TPHCM (19/11/2013)
Chiều 18-11, Tổ chức Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển Hà Lan (CBI) phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Hà Lan tại TPHCM tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm hợp tác giữa CBI và Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh: Là tổ chức xúc tiến nhập khẩu đầu tiên trên thế giới, CBI đã đồng hành với các đối tác Việt Nam, trong đó có TPHCM trong nhiều hoạt động sôi nổi, nổi bật như chương trình hỗ trợ Câu lạc bộ Doanh nghiệp xuất khẩu TPHCM, cổng thông tin điện tử thương mại và đầu tư, dự án trung tâm giao dịch và triển lãm nông sản sắp tới
Với tốc độ tăng trưởng nửa đầu năm 2013, xuất khẩu quặng và khoáng sản tiếp tục tăng trưởng với 1,6 triệu tấn trong 9 tháng đầu năm, đạt kim ngạch 166,4 triệu USD, tăng 129,18% về lượng và tăng 4,71% về trị giá so với cùng kỳ. Tính riêng tháng 9/2013, xuất khẩu mặt hàng này tăng cả về lượng và trị giá, tăng lần lượt 52,8% và tăng 15,3% so với tháng liền kề trước đó, tương đương với 131,4 nghìn tấn, đạt kim ngạch 13,9 triệu USD.
Về thị trường xuất khẩu, so với 9 tháng đầu năm 2012 thì 9 tháng 2013 có thêm thị trường Trung Quốc – đây cũng là thị trường chính xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam, chiếm 86,9% tỷ trọng, với trên 1,4 triệu tấn, kim ngạch 114,7 triệu USD.
Điều chỉnh giảm giá bán xăng dầu (18/11/2013)
Theo công văn số Công văn số 15442/BTC-QLG vừa được Bộ Tài chính ban hành, doanh nghiệp đầu mối công bố giảm giá bán lẻ các loại xăng từ 20h ngày 11/11.
Theo thông báo của Bộ Tài chính, giá bán mỗi lít xăng RON 92 hiện cao hơn 241 đồng so với giá cơ sở bình quân 30 ngày kể từ 12/10.
Xuất khẩu sang Hàn Quốc: Vượt qua rào cản kỹ thuật (17/11/2013)
Hàn Quốc đang có nhu cầu rất lớn đối với hàng nông sản thực phẩm Việt Nam như: Thủy sản, cà phê, rau, quả chế biến, bánh kẹo, các sản phẩm từ ngũ cốc. Dù vậy, để thâm nhập sau thị trường, doanh nghiệp Việt Nam phải ưu tiên nâng cao chất lượng sản phẩm.
Ông Hae Moon Chung- Tổng Thư ký Trung tâm ASEAN- Hàn Quốc (AKC)- đã chia sẻ tại Hội thảo “Tiếp cận thị trường thực phẩm Hàn Quốc” do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và AKC phối hợp tổ chức tại Hà Nội.
Sẽ hạn chế nhập muối công nghiệp (16/11/2013)
Muối tinh khiết hiện trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên việc DN xin nhập phục vụ sản xuất là chuyện bình thường.
Trong khi các công ty trong nước xin nhập muối tinh khiết, nhiều DN làm công nghệ thực phẩm của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Mỹ lại tìm cách nhập khẩu muối thô từ Việt Nam để sản xuất.
Bất chấp lượng muối tồn kho lớn, Bộ Công Thương vẫn buộc phải cấp hạn ngạch nhập khẩu cho nhiều DN. Lý do được các DN đưa ra là muối công nghiệp có độ tinh khiết cao (hàm lượng NaCl trên 99,9%), trong nước chưa sản xuất được. Tuy nhiên, nhiều ý kiến chưa tán đồng quan điểm này.
Tháng 9/2013 lượng giấy các loại nhập khẩu về Việt Nam đạt 121.196 tấn, trị giá 107,92 triệu USD (tăng 3,6% về lượng và tăng 3,9% về kim ngạch so với tháng trước đó); đưa tổng lượng giấy nhập khẩu 9 tháng đầu năm lên 1,05 triệu tấn, trị giá 955,58 triệu USD (tăng 18,3% về lượng và tăng 11,33% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2012).
Các thị trường lớn cung cấp giấy cho Việt Nam là Indonesia, Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Hãng tàu rục rịch tăng phí cho hàng xuất khẩu (13/11/2013)
Các hãng tàu vừa thông báo áp khoản phí lên đến 450 đô la Mỹ đối với một container hàng hóa đi một số thị trường chính như Mỹ, Trung Đông vào thời điểm nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đang tăng việc giao hàng mùa cuối năm.
Các hãng tàu như MOL, MSC, Hapag-Lloyd thông báo từ ngày 15-11 sẽ áp dụng loại phí mức tăng chung (General Rate Increase - GRI) mới đối với hàng hóa từ các nước, trong đó có Việt Nam, đi Mỹ. Cụ thể mức GRI áp dụng đối với container loại 20 feet, 40 feet thường và 40 feet cao lần lượt là 300- 400- 450 đô la Mỹ/container.
Xuất khẩu sang Maroc: Nhiều hứa hẹn (12/11/2013)
Với kim ngạch không ngừng tăng trưởng và cơ cấu hàng xuất khẩu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến, Maroc đang dần trở thành thị trường nhiều hứa hẹn.
Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu
Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, Bộ Công Thương cho biết, hiện cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Maroc ngày càng đa dạng và đã có sự dịch chuyển theo hướng tích cực với việc các mặt hàng nông sản xuất khẩu thô và qua khâu trung gian như hạt tiêu, cơm dừa đã giảm dần nhường chỗ cho hàng công nghiệp có giá trị gia tăng cao.
Xuất khẩu gạo sang Ghana gặp khó (11/11/2013)
Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, Bộ Công Thương, Chính phủ Ghana đã đưa ra quyết định về việc cấm nhập khẩu gạo qua đường bộ kể từ ngày 1/11/2013. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Nguyên nhân Chính phủ Ghana cấm nhập khẩu gạo qua đường bộ là để đảm bảo việc thu thuế và các loại phí. Tuy nhiên, Hiệp hội các nhà nhập khẩu và kinh doanh gạo Ghana- Bờ Biển Ngà (GIISA) cho rằng, lệnh cấm sẽ có tác động tiêu cực với nền kinh tế Ghana do sẽ có nhiều người mất việc làm và gây nên tình trạng độc quyền kinh doanh gạo đối với một số ít nhà nhập khẩu và các doanh nghiệp nước ngoài.
Nhập khẩu vải may mặc về Việt Nam ngày càng tăng (09/11/2013)
Tháng 9/2013 nhập khẩu vải may mặc các loại của cả nước trị giá 661,86 triệu USD, tăng 19,47% so với tháng 9 năm ngoái; đưa tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này 9 tháng đầu năm 2013 lên gần 6,05 tỷ USD, chiếm 6,28% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước, tăng 19,16% so với cùng kỳ năm 2012.
Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp chủ yếu các loại vải may mặc cho Việt Nam, riêng tháng 9 nhập khẩu vải từ thị trường này tới 330,3 triệu USD; đưa tổng kim ngạch 9 tháng lên 2,78 tỷ USD, chiếm 45,96% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này, đạt mức tăng 27,74% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường Hàn Quốc là nhà cung cấp vải lớn thứ 2 cho Việt Nam, đạt 1,23 tỷ USD trong 9 tháng, chiếm 20,29%, tăng 19,2% so cùng kỳ.
Việt Nam không bán phá giá ống thép vào Hoa Kỳ (09/11/2013)
Mặt hàng thép xuất khẩu Việt Nam đã 4 lần bị Hoa Kỳ kiện chống bán phá giá. Tuy nhiên, qua các cuộc điều tra, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã phải công nhận: Các doanh nghiệp (DN)xuất khẩu ống thép lớn của Việt Nam không bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ.
4 lần bị kiện chống bán phá giá
Theo Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), ngày 1/7/2013, 9 DN sản xuất nội địa của Hoa Kỳ đã nộp đơn tới Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) và Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với mặt hàng ống thép dẫn dầu nhập khẩu từ Việt Nam.
Xuất khẩu điều tăng nhờ nhập khẩu nguyên liệu (06/11/2013)
Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, lượng điều xuất khẩu tăng, có thể ký hợp đồng số lượng lớn là nhờ nhập khẩu nguyên liệu đảm bảo.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, tổng lượng hạt điều xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2013 đạt mức 212.000 tấn với giá trị 1,3 tỉ USD, tăng 15% về lượng và tăng 8,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.
Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là ba thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm lần lượt 34%, 17% và 10% tổng giá trị xuất khẩu. Đặc biệt trong chín tháng đầu năm 2013, khối lượng và giá trị xuất khẩu điều sang thị trường Ấn Độ tăng mạnh lần lượt là 83% về lượng và 58% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.
Với đà tăng trưởng kim ngạch từ 2 quý đầu năm 2103, sang quý 3, xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm tiếp tục đạt kim ngạch tăng so với cùng kỳ, đạt trên 3 tỷ USD, tăng 14,9%, chiếm 4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trong đó sản phẩm gỗ đạt 2,6 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2012. Tính riêng tháng 9/2013, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm đạt 450,6 triệu USD, giảm 5,2% và sản phẩm gỗ đạt 305,2 triệu USD, giảm 8,6% so với tháng 8/2013.
Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh… vẫn là những thị trường chính nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm. Trong đó Hoa Kỳ là thị trường chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 36,3%, đạt kim ngạch 1,4 tỷ USD, tăng 8,57% so với cùng kỳ.
Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam, sau Trung Quốc và Mỹ. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước Việt Nam – Nhật Bản trong năm 2012 đạt 27 tỷ USD, tăng gần 50% so với 2008. Chín tháng đầu năm 2013, thương mại giữa 2 nước đạt 18,31tỷ USD; trong đó xuất khẩu sang Nhật đạt 9,87 tỷ USD và nhập khẩu hàng hóa từ Nhật trị giá 8,45tỷ USD. Như vậy xuất siêu của Việt Nam sang Nhật đạt 1,42 tỷ USD.
Hàng hóa việt Nam xuất khẩu sang Nhật tháng 9/2013 đạt trên 1,08 tỷ USD, tăng 4,26% so với tháng trước đó; đưa tổng kim ngạch cả 9 tháng đầu năm 2013 lên 9,87 tỷ USD, tăng nhẹ 1,26% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm gần 10,25% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.
Ông Huseyin Cetin, chủ tịch Hiệp hội ngành công nghiệp giày dép Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết Hiệp hội sẽ kiến nghị chính phủ đưa ra các biện pháp bảo hộ chống lại nhập khẩu giày dép không phải là da thuộc giá rẻ tràn vào nước này.
Ông Cetin cho biết rằng, trong khi các nhà sản xuất giày dép Thổ Nhĩ Kỳ xuất khẩu được 552 triệu USD trong năm 2012 thì các nhà phân phối và bán lẻ đã nhập khẩu 863 triệu USD giày dép. Ông cho rằng, phần lớn giày được nhập khẩu vào nước này là phẩm cấp thấp, giày thể thao giá rẻ làm từ nguyên liệu tổng hợp.
Nhập khẩu ngô tiếp tục tăng cả về lượng và trị giá (31/10/2013)
Nếu như nhập khẩu ngô 7 tháng đầu năm 2013 tăng cả về lượng và trị giá, thì nay sang 8 tháng đà này tiếp tục tăng lần lượt 12,56% về lượng và tăng 18,96% về trị giá so với 8 tháng năm 2012 tương đương với 1,2 triệu tấn, trị giá 411,7 triệu USD.
Các thị trường chính Việt Nam nhập khẩu ngô trong thời gian này là Ấn Độ, Achentina, Braxin, Cămpuchia và Hoa Kỳ. Ấn Độ vẫn là thị trường chiếm thị phần lớn 78% với 999,7 nghìn tấn, trị giá 299,5 triệu USD, tăng 14,72% về lượng và tăng 20,91% về trị giá so với cùng kỳ.