Xuất khẩu cá ngừ giảm do thiếu nguyên liệu (13/02/2014)
Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (Vasep), trong năm 2013, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 526 triệu USD, giảm 7,2% so với năm 2012.
Các số liệu thống kê mới nhất của Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su Tự nhiên (ANRPC) cho thấy Việt Nam đã vượt qua Malaysia và Ấn Độ để trở thành nước sản xuất cao su tự nhiên lớn thứ ba thế giới.
Kể từ ngày 1/1/2014, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Chi-lê sẽ bắt đầu được hưởng ưu đãi thuế quan nếu đáp ứng các tiêu chí xuất xứ.
Hạn ngạch của Bộ Công thương là từ nay đến cuối năm sẽ nhập khoảng 48.000 tá trứng (gần 500.000 quả trứng) theo cam kết WTO, khiến người chăn nuôi trong nước lo ngại vì có thể xuất hiện nguồn trứng nhập khẩu giá rẻ.
Gần một tháng sau khi Bộ Công thương công bố hạn ngạch nhập khẩu trứng gia cầm, giá trứng tại thị trường TP.HCM vẫn không có biến động, trứng gà vẫn ở mức 26.000đ/chục, trứng vịt 30.000đ/chục, nhưng giá trứng gia cầm tại các trại nuôi thì luôn ở mức thấp, chỉ từ 1.200 - 1.300đ/quả.
Hàng hóa xuất khẩu sang các châu lục tăng mạnh (27/12/2013)
Tính đến hết tháng 10/2013, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các châu lục đều đạt tốc độ tăng ở mức hai con số, trong đó tăng mạnh nhất là châu Âu (tăng 23,6%).
Tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt 56,42 tỷ USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2012 và là châu lục chiếm tỷ trọng cao nhất (51,9%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Việt Nam đang được nhiều công ty rượu vang Pháp, Italia nhắm đến bởi đây là thị trường tiêu thụ rượu vang tốt nhất châu Á với tốc độ tăng trưởng 10%.
Rượu vang là một trong những loại thức uống phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bằng chứng là trong các cuộc giao lưu, hội họp, liên hoan, đoàn tụ gia đình... không thể thiếu các buổi tiệc rượu vang.
Hàng việt thâm nhập sâu thị trường Pakistan (26/12/2013)
Trao đổi thương mại hai chiều Việt Nam- Pakistan đang có xu hướng giảm, tuy nhiên, giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang Pakistan lại tăng nhẹ. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như chè, hạt tiêu, thủy sản, cao su vẫn duy trì đà tăng trưởng.
Xét cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Pakistan, nhóm hàng xuất khẩu chủ đạo vẫn là nông sản. Tuy nhiên, trong 2 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng các mặt hàng này có dấu hiệu chững lại và nhường chỗ cho xơ sợi dệt và cao su. Cụ thể, xơ sợi dệt đã tăng 10,9% trong 9 tháng đầu năm. Đáng chú ý, xuất khẩu cao su từ Việt Nam sang Pakistan tăng trưởng ổn định trên 50%.
Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 11/2013, Việt Nam đã xuất khẩu sang Canada gần 1,4 tỷ USD, tăng 32,25% so với cùng kỳ năm 2012, xếp thứ hai trong khu vực châu Mỹ (chỉ sau Hoa Kỳ). Với mức tăng trưởng này, Canada được cho là thị trường đầy tiềm năng cho xuất khẩu hàng Việt. Những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Canada đều là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như:Dệt may, thủy sản, giày dép các loại, gỗ và sản phẩm gỗ ...
Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ (25/12/2013)
Ấn Độ hiện là thị trường lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Nam Á và là một trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trên thế giới.
Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ luôn đạt mức độ tăng trưởng khả quan với tốc độ tăng ấn tượng. Trong 5 năm qua, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này tăng trung bình khoảng 320 triệu USD/năm, với tỷ lệ là 46,22%/năm. Theo số liệu thống kê, trong giai đoạn từ năm 2008 – 2009, trước khi Hiệp định Thương mại hàng hóa Asean - Ấn Độ (AIFTA) được ký kết, mặc dù vẫn tăng trưởng nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này còn khiêm tốn, lần lượt đạt 389 triệu USD và 420 triệu USD.
Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), trong tháng 11 cả nước xuất khẩu được 410.423 tấn gạo, trị giá FOB 181,694 triệu USD, trị giá CIF 201,753 triệu USD.
Như vậy lượng gạo xuất khẩu trong tháng 11 giảm mạnh so với con số 537.066 tấn của tháng 10; song đơn giá xuất khẩu lại đạt gần 442,7 USD/tấn, cao hơn so với mức 435,37 USD/tấn của tháng 10.
Lũy kế 11 tháng 2012, xuất khẩu gạo đạt đạt 6,143 triệu tấn, trị giá FOB 2,647 tỷ USD, trị giá CIF 2,755 tỷ USD.
Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 11/2013, Việt Nam đã nhập khẩu trên 4,2 triệu tấn phân bón các loại, trị giá 1,5 tỷ USD, tăng 15,3% về lượng và tăng 1,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam nhập khẩu phân bón từ 17 thị trường trên thế giới, trong đó Trung Quốc vẫn là thị trường chính cung cấp phân bón cho Việt Nam, chiếm 53,9% thị phần, tương đương với 2,2 triệu tấn, trị giá 769,9 triệu USD, tăng 16,54% về lượng nhưng giảm 1,16% về trị giá so với 11 tháng năm 2012.
Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ (24/12/2013)
Trong những năm gần đây, kim ngạch (KN) XK của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ luôn đạt mức độ tăng trưởng khả quan với tốc độ tăng ấn tượng. Trong 5 năm qua, KNXK của Việt Nam sang thị trường này đã đạt tốc độ tăng trưởng trung bình trên 46%/ năm.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, trong giai đoạn từ năm 2008 – 2009, trước khi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AIFTA) được ký kết, mặc dù vẫn tăng trưởng nhưng giá trị KNXK sang thị trường này còn khiêm tốn ở mức dưới 500 USD/năm. Tuy nhiên, kể từ khi AIFTA bắt đầu có hiệu lực vào năm 2010, KNXK của Việt Nam sang Ấn Độ đã tăng lên 992 triệu USD, tăng trên 136% so với năm 2009.
Xuất khẩu sang thị trường Đức tăng trưởng gần 16% (23/12/2013)
Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Đức tính từ đầu năm đến hết tháng 11 đạt trên 4,30 tỷ USD
So với cùng kỳ năm 2012, kim ngạch xuất khẩu năm 2013 sang thị trường Đức tăng 15,8%,
Các mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Đức nhìn chung đều tăng, gồm: giày dép; dệt may; sản phẩm gỗ; thủy hải sản; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện..
Xuất khẩu Việt Nam sang Malaysia tăng xấp xỉ 10% (23/12/2013)
Theo Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường nước này trong 11 tháng năm 2013 đạt 4,572 tỷ USD, tăng 9,85% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Malaysia trong thời gian trên là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, dầu thô, điện thoại và linh kiện, cao su, gạo và sắt thép các loại.
Cùng với sự mở rộng của quy mô ngoại thương, nhu cầu nhập khẩu hàng nông sản của Trung Quốc cũng có sự tăng trưởng đáng kể để phục vụ thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân Trung Quốc.
Năm 2012, quy mô ngoại thương của Trung Quốc đã lần đầu tiên vượt Mỹ, trở thành quốc gia có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới đạt trên 3.866 tỷ USD. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản của Trung Quốc năm 2012 đạt 175,7 tỷ USD
Xuất khẩu sang Lào: cơ hội rất lớn (22/12/2013)
"Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt XK hàng hóa sang Lào rất lớn nếu tận dụng tốt những lợi thế"- ông Trần Bảo Giám, Tham tán thương mại Việt Nam tại Lào khẳng định với phóng viên Báo Công Thương trước thềm Hội nghị Tham tán thương mại 2013.
Hàng Việt sang Lào khó khăn
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Chính phủ hai nước, thương mại Việt Nam- Lào có nhiều chuyển biến tích cực, năm 2010 tăng 17,2%, 2011 tăng 49,8% và 2012 tăng 17,1%. Tính riêng 11 tháng năm 2013, thương mại song phương ước hơn 900 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2012. Dự kiến, giá trị thương mại song phương năm 2013 đạt gần 1 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2012.
Những năm gần đây, nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng mạnh do nhu cầu tăng của ngành chăn nuôi trong nước.
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, tháng 10/2013 Việt Nam đã nhập khẩu 256,2 triệu USD, giảm 15,3% so với tháng liền kề trước đó, tính chung 10 tháng đầu năm 2013, nhập khẩu mặt hàng này là 2,6 tỷ USD, tăng 33,35% so với cùng kỳ năm trước.
Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Đài Loan (21/12/2013)
Đài Loan được biết đến là một nền kinh tế năng động với có quy mô hơn 23 triệu người tiêu dùng, tổng GDP đạt 474 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người là 20.364 USD. Trong 10 năm trở lại đây, Đài Loan luôn là một trong những khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bình quân đạt 4,8%/năm.
Xuất khẩu của Việt Nam sang Ô-xtrây-li-a tăng 18% (20/12/2013)
Bộ Công thương cho biết, những năm vừa qua, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Ô-xtrây-li-a tăng trưởng vượt bậc. Năm 2012, kim ngạch thương mại đạt hơn năm tỷ USD (tăng 8% so với cùng kỳ năm 2011). Mười tháng năm 2013, xuất khẩu của Việt Nam sang Ô-xtrây-li-a đạt 2,89 tỷ USD (tăng 18% so với cùng kỳ 2012).
Theo dự báo của Chính phủ Campuchia cũng như các tổ chức tài chính quốc tế, năm 2013, kinh tế Campuchia có thể đạt mức tăng trưởng 7%. Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam yên tâm và tiếp tục đầu tư lâu dài tại Campuchia, cải thiện vị trí của các nhà đầu tư Việt Nam tại một thị trường láng giềng quan trọng.