Lĩnh vực ngành hàng

Vẫn có “cửa” thâm nhập thị trường Hàn Quốc
Hàn Quốc được đánh giá là thị trường XK tiềm năng của Việt Nam đối với những mặt hàng nông sản. Tuy nhiên, để XK được sang thị trường này, DN Việt Nam cần tìm hiểu kỹ quy trình, yêu cầu ngặt nghèo về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm mà thị trường này đặt ra. Quy định ngặt nghèo Là tập đoàn bán lẻ lớn nhất Hàn Quốc, chiếm đến 38% thị phần với 150 điểm bán hàng và sở hữu 20 chi nhánh bán lẻ ở nước ngoài, ông Chang Hun Lee, đại diện của Tập đoàn bán lẻ E-Mart cho biết, để được vào hệ thống siêu thị E-Mart, hàng hóa cần phải vượt qua các bước kiểm tra, đánh giá rất khắt khe từ nhà bán lẻ này.
Nhiều hứa hẹn cho cà phê sang Trung Đông
Án ngữ trên con đường giao thương giữa châu Á, châu Âu và châu Phi, khu vực Trung Đông luôn có một vị trí quan trọng trên bản đồ thương mại thế giới. Khu vực này được xem là thị trường tiêm năng cho hoạt động trao đổi hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Theo Hải quan Việt Nam, năm 2012, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Đông đạt 37,6 triệu USD. Tính đến hêt tháng 9/2013, con số này ước đạt 35,2 triệu USD và dự kiến, năm 2013, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tới thị trường khu vực ước đạt 47 triệu USD, tăng 25% so với năm 2012.
Tình hình xuất khẩu sang Pháp và những tín hiệu vui
Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam cho biết, 11 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Pháp thu về gần 2 tỷ USD, tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước. Hàng Việt Nam vẫn hấp dẫn thị trường tiêu thụ đẳng cấp cao của châu Âu, nhất là dệt may, giày dép, đồ gỗ, cà phê.
Tôm Việt Nam trở lại EU một cách ấn tượng
Hiệp hội Chế biến & Xuất khẩu thủy sản VN (VASEP) cho biết, xuất khẩu (XK) tôm của VN sang EU trong quý III/2013 đã phục hồi mạnh mẽ, với mức tăng trưởng 40,5% so với quý III/2012, đạt 125,7 triệu USD, sau khi giảm liên tiếp trong quý I/2013 (giảm 5,2%) và quý II/2013 (giảm 1,5%). Theo VASEP, XK sang cả ba thị trường đơn lẻ dẫn đầu về tiêu thụ tôm VN trong khu vực này là Đức, Anh và Pháp đều tăng trưởng cao trong quý III, trong đó, XK tôm sang Đức tăng 24,8%, sang Anh tăng 65% và sang Pháp tăng 71,8%.
Doanh nghiệp xuất khẩu cá tra phải chứng minh nguồn gốc xuất xứ
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) vừa có công văn 248, góp ý về dự thảo nghị định nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra. Theo đó, trong 236 đầu mối xuất khẩu cá tra hiện nay, thì 94 DN có nhà máy chế biến cá tra, chiếm đến 90% giá trị kim ngạch xuất khẩu ngành cá tra. Giá trị xuất khẩu cá tra của các DN không có nhà máy chế biến chỉ chiếm khoảng 10%.
Xuất khẩu tôm của Ấn Độ tăng kỷ lục trong năm 2013
Từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2013, xuất khẩu tôm của Ấn Độ tăng kỷ lục. Giá trị xuất khẩu tăng 89,98% - từ 75.647,9 triệu Rupi (năm 2012) lên 143.644,5 triệu Rupi. Tỷ trọng tôm xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng từ 51,48% (giai đoạn tháng 4 đến tháng 12 năm 2012) lên 65,41% năm 2013, khối lượng đạt 229.010 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 2.396,3 triệu USD.
Tình hình xuất khẩu than 10 tháng đầu năm 2013
Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 10/2013, cả nước đã xuất khẩu trên 10 nghìn tấn than đá, trị giá 721,8 triệu USD, giảm 14,37% về lượng và giảm 27,09% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012. Tính riêng tháng 10/2013, xuất khẩu mặt hàng này lại tăng so với tháng liền kề trước đó, tăng 34,9% về lượng và tăng 23,2% về trị giá, tương đương với trên 1 triệu tấn, trị giá 73 triệu USD. Việt Nam xuất khẩu than đá sang 10 thị trường trên thế giới, trong đó Trung Quốc là thị trường chính, chiếm 75,8% thị phần, với 7,6 triệu tấn, trị giá 447,3 triệu USD, giảm 16,11% về lượng và giảm 55,04% về trị giá so với cùng kỳ.
Rào cản thương mại đối với cá da trơn
Thượng viện Mỹ vừa thông qua dự luật ngân sách trợ cấp cho các nông trại, trong đó có điều khoản chuyển chức năng giám sát cá da trơn từ Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm (FDA) sang Bộ Nông nghiệp (USDA). Ðây được coi là hàng rào thương mại nhằm bảo vệ lợi ích người nuôi cá da trơn của Mỹ và gây khó cho cá tra, cá ba sa xuất khẩu của Việt Nam.
Xuất khẩu gạo năm 2013 giảm mạnh
Giá gạo xuất khẩu trung bình 11 tháng đầu năm 2013 đạt 441,2 USD/tấn, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2012. Gạo của Việt Nam chủ yếu được xuất sang 10 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như: Trung Quốc, Bờ Biển Ngà, Malaysia, Gana, Philippines, Singapore, Hong Kong, Indonesia, Angola và Nga.
Sữa ngoại phải có chứng nhận chất lượng
Từ ngày 20/12, tất cả các mặt hàng sữa nhập khẩu sẽ phải có chứng nhận thực phẩm đạt yêu cầu an toàn của Bộ Công Thương, mới được phép lưu thông tại Việt Nam. Bộ Công Thương vừa có quy định mới siết chặt việc nhập khẩu các loại sữa ngoại kém chất lượng. Theo Thông tư 28 quy định về kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các thực phẩm thuộc chức năng quản lý của Bộ Công Thương vừa ban hành, các loại sữa chế biến nhập khẩu sẽ thuộc danh sách các loại thực phẩm phải “tiền kiểm” về độ an toàn, chất lượng trước khi thông quan vào Việt Nam. Thời gian áp dụng bắt đầu từ ngày 20/12/2013.
Thay đổi quy trình phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu
Tổng cục Hải quan vừa có các Quyết định số 3987/QĐ-TCHQ ban hành quy trình xác định trước mã số đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) và quy trình phân loại đối với hàng hóa XNK phải phân tích và Quyết định số 4023/QĐ-TCHQ ban hành quy chế phân tích hàng hóa XNK trong ngành Hải quan. Đây là những quy trình để hướng dẫn trình tự, thủ tục tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và ban hành, tổ chức thực hiện văn bản xác định mã số đối với hàng hóa XNK theo quy định tại Điều 7 và tiết b khoản 1 Điều 17 Thông tư 128/2013/TT-BTC.
Giá gạo Việt xuất khẩu tiếp tục vượt Thái Lan
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam duy trì xu hướng tăng của tuần trước, kéo giá lúa gạo tại thị trường đồng bằng sông Cửu Long tăng theo. Tính từ đầu năm, xuất khẩu gạo đã đạt trên 6,2 triệu tấn. Chuyên trang lúa gạo Oryza cho biết, tính đến ngày thứ Sáu tuần trước, giá gạo xuất khẩu loại 5% tấm của Việt Nam ở mức 430-440 USD/tấn, tăng 10 USD/tấn so với trước đó một tuần. Trong vòng 2 tuần qua, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã tăng khoảng 20 USD/tấn.
Từ ngày 1/1/2014, thu 520 đồng/con tem rượu nhập khẩu
Kể từ ngày 1/1/2014 tem rượu nhập khẩu sẽ được chuyển từ hình thức ấn chỉ cấp phát không thu tiền sang ấn chỉ bán thu tiền. Các đơn vị thực hiện bán tem rượu nhập khẩu cho doanh nghiệp với đơn giá 520 đồng/con tem. Đây là một trong những hướng dẫn mới của Tổng cục Hải quan tại Công văn 7927/TCHQ – TVQT về phát hành tem rượu nhập khẩu.
Xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường liên tục tăng trưởng
Tháng 10/2013 xuất khẩu đạt gần 1,75 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2012 và tăng 5,5% so với tháng trước đó. Tính chung cả 10 tháng năm 2013, xuất khẩu dệt may đạt 14,8 tỷ USD, tăng 18,51% so với cùng kỳ. Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam với 7,17 tỷ USD, chiếm 48,43% tổng kim ngạch, tăng 14,71% so với cùng kỳ. Tiếp đến là thị trường Hàn Quốc 1,35 tỷ USD, chiếm 9,14%, tăng 68%; sang Nhật Bản 1,97 tỷ USD, chiếm 13,34%, tăng 35%. Xuất khẩu sang các thị trường Myanma, Nigieria, Phần Lan, Na Uy… cũng đều đạt được các mức tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường xuất khẩu mây, tre, cói thảm 10 tháng 2013
Tiếp đà tăng trưởng từ tháng 8, 9 nay sang tháng 10 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng mây, tre, cói, thảm tăng 26,5% so với tháng trước đó, đạt kim ngạch 22,4 triệu USD, nâng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này 10 tháng đầu năm lên 187,3 triệu USD, tăng 8,66% so với cùng kỳ năm 2012. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Nga, Oxtrâylia…tiếp tục là những thị trường chính nhập khẩu mây, tre, cói thảm của Việt Nam.
Điều kiện kinh doanh, xuất, nhập khẩu phân bón
(Tài chính) Chính phủ vừa ban hành Nghị định về quản lý phân bón, trong đó quy định điều kiện kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón. Theo Nghị định có 6 điều kiện kinh doanh phân bón gồm: 1- Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp. 2- Có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phải bảo đảm giữ được chất lượng phân bón theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Nhật Bản sẽ nới lỏng điều kiện nhập khẩu tôm
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản thời gian tới sẽ thuận lợi hơn, bởi cơ quan thầm quyền nước này đang xem xét nâng mức dư lượng Ethoxyquin (ETQ) trong tôm nhập khẩu (NK) nguồn gốc Việt Nam từ 0,01 ppm lên 0,2 ppm. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản trong thời gian tới sẽ thuận lợi hơn, bởi cơ quan thầm quyền nước này đang xem xét nâng mức dư lượng Ethoxyquin.
Hầu hết hàng hóa xuất khẩu sang Indonesia 9 tháng đều tăng trưởng
Theo thống kê kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Indonesia trong tháng 9/2013 đạt 230,25 triệu USD, tăng 6,3% so với tháng 8/2013. Tính chung cho 3 quí đầu năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Indonesia tăng 7,0% so với cùng kỳ năm trước và đạt 1,74 tỷ USD.
Năm 2013 cấp hạn ngạch nhập khẩu 73.500 tấn đường
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư quy định về nguyên tắc điều hành nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng đường, muối, trứng gia cầm năm 2013 từ ngày 8/2/2013 đến hết ngày 31/12/2013.
Hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2013
Hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng thuốc lá nguyên liệu nhập khẩu áp dụng trong năm 2013 là 42.000 tấn. Nội dung này được ghi trong Thông tư 02/2013/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về việc nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan năm 2013. So với năm 2012, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu đã tăng thêm 2.000 tấn trong năm 2013 (mức cũ là 40.000 tấn).
Trang 88/98 « .. 86 87 88 89 90 .. »