Thị trường xuất nhập khẩu
Tình hình xuất khẩu sang Pháp và những tín hiệu vui
17/12/2013

Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam cho biết, 11 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Pháp thu về gần 2 tỷ USD, tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước.

Hàng Việt Nam vẫn hấp dẫn thị trường tiêu thụ đẳng cấp cao của châu Âu, nhất là dệt may, giày dép, đồ gỗ, cà phê.

Trong thời gian này, mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt kim ngạch cao nhất, chiếm 37,5% thị phần, đạt kim ngạch 750,8 triệu USD, tăng 12,31% so với cùng kỳ; đứng thứ hai là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, đạt 247,1 triệu USD, tăng 59,24% - đây cũng là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng manh.

Nhìn chung, 11 tháng đầu năm 2013 xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Pháp tăng trưởng ở hầu khắp các mặt hàng, chiếm 62,5% trong số 24 mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này. 

Số liệu thống kê sơ bộ TCHQ về tình hình xuất khẩu sang Pháp 11 tháng năm 2013 – ĐVT: USD

Chủng loại mặt hàng

KNXK 11T2013

KNXK 11T/2012

Tốc độ tăng trưởng KN (%)

Tổng KN

1.999.415.351

1.898.261.280

5,33

điện thoại các loại và linh kiện

750.805.456

668.484.241

12,31

máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

247.118.348

155.189.550

59,24

giày dép các loại

202.968.587

218.223.098

-6,99

hàng dệt, may

163.678.040

158.328.454

3,38

hàng thủy sản

110.272.928

108.684.660

1,46

gỗ và sản phẩm

71.640.495

74.036.730

-3,24

cà phê

64.190.986

65.566.555

-2,10

túi xách, ví, vali, mũ và ô dù

54.303.487

63.981.132

-15,13

máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

41.779.919

35.018.089

19,31

phương tiện vận tải và phụ tùng

39.099.225

61.849.657

-36,78

đá quý, kim l oại quý và sản phẩm

38.154.831

40.869.679

-6,64

sản phẩm từ chất dẻo

31.099.460

29.276.289

6,23

sản phẩm gốm sứ

14.018.955

14.461.411

-3,06

hạt tiêu

11.608.992

11.090.420

4,68

bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

11.306.248

11.030.077

2,50

hạt điều

10.394.005

8.586.539

21,05

nguyên phụ liệu dệt may da giày

9.960.349

 

*

sản phẩm từ sắt thép

8.048.392

8.088.427

-0,49

cao su

7.399.517

10.833.742

-31,70

hàng rau quả

7.047.115

6.950.922

1,38

sản phẩm, mây, tre, cói và thảm

6.951.841

6.577.292

5,69

sản phẩm từ cao su

4.526.853

 

*

dây điện và dây cáp điện

2.534.974

2.268.693

11,74

gạo

1.467.447

1.291.301

13,64

 

Dẫn nguồn Công Thương, theo Tham tán thương mại Việt Nam tại Pháp – ông Nguyễn Cảnh Cường cho biết, Hiệp định FTA giữa Việt Nam- EU được ký kết sẽ là một trong những công cụ hữu hiệu, giúp doanh nghiệp Việt Nam và Pháp có thêm điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận thị trường lẫn nhau.

Theo Tham tán, với thị trường Pháp, có nhiều thông tin "màu hồng" cho doanh nghiệp Việt. Khi Việt Nam và EU ký kết FTA, các doanh nghiệp Việt và Pháp sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc thâm nhập thị trường hai nước.

Đặc biệt, tại chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Pháp hồi tháng 9/2013, hai bên đã tuyên bố nâng thành quan hệ đối tác chiến lược. Thương vụ Việt Nam tại Pháp đã lựa chọn những lĩnh vực, ngành nghề mà 2 nước có thế mạnh và nhu cầu cao để đẩy mạnh hợp tác, ví dụ như: Năng lượng, thực phẩm, chế biến thực phẩm, quy hoạch đô thị... Trong năm 2014, Thương vụ Việt Nam tại Pháp đã có kế hoạch tổ chức các diễn đàn thương mại, các hội chợ triển lãm tại các thành phố lớn của Pháp để giới thiệu các sản phẩm nổi tiếng của Việt Nam cũng như giới thiệu những chính sách, thị trường, cơ hội và triển vọng hợp tác trong tương lại.

Nhưng để đón đầu, tận dụng tốt cơ hội hợp tác lớn, doanh nghiệp Việt Nam muốn tiếp cận, thâm nhập và có vị thế vững chắc tại thị trường Pháp Tham, thì doanh nghiệp Việt Nam cần có chương trình hành động bài bản, kiên trì theo đuổi các đối tác tiềm năng, xây dựng lòng tin, chứng minh được năng lực hợp tác và chất lượng sản phẩm của mình.

Ý kiến bạn đọc