Lĩnh vực ngành hàng

Doanh nghiệp cần biết khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Pháp
Pháp có hiệp định tránh đánh thuế hai lần với nhiều quốc gia. Các quy định về thuế nhằm khuyến khích hợp tác đầu tư, phát triển khu vực, mở rộng quan hệ quốc tế, miễn giảm thuế… Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Pháp tháng 11 năm 2007, đạt 95,54 triệu USD. Tính chung 11 tháng đạt 784,02 triệu USD, trong đó mặt hàng giày dép đạt kim ngạch cao nhất, với kim ngạch 178,85 triệu USD, tiếp theo là hàng dệt may đạt 133,67 triệu USD và mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ với kim ngạch 75,37 triệu USD.
Một số điều cần biết khi kinh doanh với thị trường Anh (Phần 2) –
Chính sách thuế và thuế suất Vương quốc Anh là một trong những nền kinh tế có tỷ suất thuế doanh nghiệp thấp nhất trong liên minh châu Âu EU, các biện pháp phân bổ thuế tốt và không có các loại thuế địa phương đánh vào lợi nhuận hay giá trị gia tăng. Đồng thời, đây cũng là nước có mạng lưới thỏa thuận song phương chính thức về thuế rộng khắp nhất thế giới. Một đặc điểm quan trọng của các thỏa thuận thuế này là cắt giảm thuế mà các doanh nghiệp trích ra từ cổ tức, lãi và thu nhập của người lao động nộp cho chính phủ. Về thuế doanh nghiệp, mức thuế doanh nghiệp chuẩn ở Anh là 30% áp dụng cho cả doanh nghiệp nội địa và nước ngoài. Mức thuế này sẽ được giảm xuống còn 28% từ tháng 4/2008
Một số điều cần biết khi kinh doanh với thị trường Anh (Phần 1)
Các quy định về xuất nhập khẩu 1. Chứng từ nhập khẩu Các chứng tư phải xuất trình khi nhập khẩu bao gồm chứng từ hàng hoá và chứng từ thương mại. Chứng từ hàng hoá gồm có: - Hoá đơn thương mại - Vận đơn đường biển hoặc đường hàng không - Phiếu đóng gói - Các chứng từ bảo hiểm - Trong một số trường hợp cần phải xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ, giáy chứng nhận vệ sinh dịch tễ Hình minh họa từ Internet Chứng từ thương mại phải đi kèm với hàng hoá để tránh chậm trễ trong việc thông quan nhập khẩu.
Xuất khẩu năm 2013: Sẽ vượt mục tiêu
Dẫn nguồn Công Thương, nhận định của Bộ Công Thương tại cuộc giao ban trực tuyến tháng 9 tổ chức ngày 30/9/2013, xuất khẩu năm 2013 sẽ vượt mục tiêu. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu cao hơn 4% chỉ tiêu Quốc hội giao và vượt 14% so với năm 2012. Theo đánh giá chung, trong bối cảnh xuất khẩu nhóm thủy sản, nông sản, nhiên liệu, khoáng sản đều giảm thì xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến đã và vẫn đang đóng góp quan trọng vào tăng trưởng xuất khẩu với mức tăng 9 tháng lên đến 26,4%, chiếm tỷ trọng 69,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Những điều cần biết khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ
Đã có nhiều buổi hội thảo, tọa đàm được tổ chức bàn luận về quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Mỹ nhưng theo Ông Lê Xuân Dương, tùy viên thương mại của Việt Nam tại Mỹ, những cuộc hội thảo đi sâu vào các khía cạnh cụ thể của thị trường này vẫn còn rất ít. Trong chuyến về nước năm nay, ông Dương đã cho biết một số nhận xét về thị trường còn mới lạ này.
Một số lưu ý khi xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Nhật Bản
Ông Koichi Takano, Phó trưởng Văn phòng đại diện tại Hà Nội của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản – JETRO: “Hợp tác với doanh nghiệp Nhật Bản, điều quan trọng nhất mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý là đảm bảo được chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng”. Hiện nay, lượng hàng hoá xuất khẩu của nước ta vào thị trường Nhật Bản mới chỉ chiếm xấp xỉ 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản mỗi năm. Trong khi đó, thị phần của Thái Lan 2,9%, Inđônêxia 4,2% và nhất là Trung Quốc lên tới 20,5%.
Thêm rào cản cho xuất khẩu tôm
Dù đã kiên trì theo đuổi mục tiêu hạ mức thuế nhưng tới giờ, thuế chống bán phá giá áp đặt cho mặt hàng tôm Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ vẫn chưa được tháo gỡ. Thêm một lần nữa, các doanh nghiệp tôm của Mỹ lại tạo cơn sóng gió khi yêu cầu áp thuế trợ cấp đối với mặt hàng này của Việt Nam. Năm 2012, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của ngành tôm Việt Nam sau Nhật Bản, chiếm 20% tỷ trọng giá trị xuất khẩu của toàn ngành.
Xuất khẩu thủy sản của Peru trong tháng 7 giảm 15,7%
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Peru trong tháng 7/2013 đạt 320,9 triệu USD, giảm 15,7% so với 380,3 triệu USD cùng tháng năm 2012. Bộ sản xuất (Produce) báo cáo rằng, lượng thủy sản xuất khẩu trong tháng 7/2013 giảm 32,8%, xuống còn 169.300 tấn, so với 251.700 tấn cùng tháng năm ngoái. Sự suy giảm này chủ yếu do doanh số bán sản phẩm thủy sản đông lạnh, bột cá và dầu cá giảm. Theo thống kê mới nhất của Bulletin bởi Produce, xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2013 đạt 680.800 triệu tấn sản phẩm cá, với kim ngạch đạt 1.392,7 triệu USD, trong khi cùng kỳ năm ngoái đạt 1,4 triệu tấn, với kim ngạch 2.160,9 triệu USD.
Xử lý xe ô tô không đủ điều kiện nhập khẩu
Đối với số xe ô tô, mô tô hiện đang tồn đọng tại cảng, nếu có căn cứ xác định hành vi buôn lậu thì sẽ thực hiện xử lý theo quy định tại Khoản 3 Điều 45 Luật Hải quan. Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh về việc xử lý xe ô tô, mô tô đã chuyển về cảng Việt Nam nhưng không đủ điều kiện nhập khẩu theo chế độ tài sản di chuyển của Việt kiều hồi hương.
Cơ hội và thách thức
Về phần mình, các nhà bán lẻ trực tuyến đang tích cực cải thiện phiên bản di động của trang web để khách hàng có thể mua sắm dễ dàng mà không cần nhập nhiều thông tin, dữ liệu. Trong khi đó, các nhà bán lẻ ngoại tuyến cũng ồ ạt gửi cho người sử dụng điện thoại di động phiếu giảm giá trong nỗ lực cạnh tranh với các đối thủ khác. Một cuộc thăm dò thường niên trước dịp mua sắm cuối năm 2009 của công ty tư vấn Deloite cho thấy, 20% người được hỏi có ý định dùng điện thoại di động để mua sắm trong dịp này.
Xuất khẩu than: Thuế tăng, sản lượng giảm
Dẫn nguồn Công Thương, theo Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), sau 1 tháng thuế xuất khẩu (XK) than tăng từ 10% lên 13% theo Thông tư 71/2013-TT-BTC ngày 23/5/2013 của Bộ Tài chính, sản lượng than XK của tập đoàn đã sụt giảm chỉ còn 1/10 so với tháng trước. Khó khăn lại đến với thợ mỏ. Trong điều kiện kinh tế suy giảm, giá than thế giới chưa phục hồi, mặc dù ngành than đã cắt giảm mạnh giá thành tạm thời cả về đất bóc, khấu hao, tiền lương và các chi phí khác, nhưng sản lượng than tiêu thụ vẫn giảm mạnh. Để không bị lỗ khi mức thuế XK tăng, Vinacomin buộc phải điều chỉnh giá than XK tăng tương ứng, vì thế nhiều khách hàng truyền thống đã chuyển hướng nhập khẩu than sang các thị trường khác
Gốm sứ - mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủ công mỹ nghệ
Sáu tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã thu về 220,1 triệu USD từ mặt hàng sản phẩm gốm sứ, tăng 7,02% so với cùng kỳ năm 2012. Tính riêng tháng 6/2013, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 37,1 triệuUSSD, giảm 0,5% so với tháng 5/2013. Nửa đầu năm 2013, cơ cấu thị trường xuất khẩu gốm sứ của Việt Nam không thay đổi so với những tháng đầu năm, có chăng thì có thêm thị trường Thái Lan. Các thị trường chính vẫn là Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ và Đức
Trái cây Việt Nam sẽ ‘rộng cửa’ vào thị trường Mỹ
Mỹ khẳng định đang nhanh chóng tháo gỡ một số vướng mắc về mặt thủ tục để hoa quả Việt Nam được nhập khẩu vào thị trường này. Dứa đóng hộp xuất khẩu. Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, tại cuộc gặp giữa Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack cùng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa qua, phía Mỹ khẳng định đang nhanh chóng tháo gỡ một số vướng mắc về mặt thủ tục để hoa quả Việt Nam được nhập khẩu vào Mỹ.
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Thụy Sỹ 6 tháng đầu năm sụt giảm
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thụy Sỹ 6 tháng đầu năm 2013 đạt 323,2 triệu USD, giảm 15,1% so với cùng kỳ năm 2012; trong đó xuất khẩu đạt 144,08 triệu USD, giảm 28,22%; nhập khẩu đạt 179,1 triệu USD, giảm 0,4%. Việt Nam xuất khẩu sang Thụy Sỹ chủ yếu là đá quí, kim loại quí; thủy sản, giầy dép, dệt may. Trong đó, đá quí, kim loại quí đứng đầu về kim ngạch với 45,9 triệu USD, chiếm 31,86% tổng kim ngạch, tăng 16,86% so cùng kỳ; sau đó là thủy sản 30,17 triệu USD, chiếm 20,94%, giảm 5,48%; Giày dép 11,95 triệu USD, chiếm 8,3%, giảm 7,74%; Hàng dệt may 5,16 triệu USD, chiếm 3,58%, giảm 1,28%. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Thụy Sĩ 6 tháng đầu năm 2013 sụt giảm so với cùng kỳ năm 2012 chủ yếu do xuất khẩu mặt hàng cà phê và máy vi tính, linh kiện điện tử giảm mạnh với mức giảm tương ứng 96,98% và 35,52%.
Bảy tháng nhập siêu hơn 730 triệu đô la Mỹ
Mặc dù trong tháng 7 xuất siêu 200 triệu đô la Mỹ, bằng 1,8% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu nhưng tính chung 7 tháng đầu năm 2013 nhập siêu đã lên tới 733 triệu đô la, bằng 1% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, kim ngạch xuất khẩu tháng 7 ước tính 11,2 tỉ đô la, tăng 1,7% so với tháng trước và tăng 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung bảy tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 72,7 tỉ đô la, tăng 14,3% so với cùng kỳ, bao gồm khu vực kinh tế trong nước 24,5 tỉ đô la, tăng 1,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 48,2 tỉ đô la, tăng 22%.
Điểm nhấn xuất khẩu của khối FDI
Đối với tình hình xuất khẩu của Việt Nam hiện nay, một đặc điểm nổi bật là xuất khẩu của khu vực FDI chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Điện thoại các loại và linh kiện là mặt hàng tuy mới xuất hiện trong vài ba năm gần đây nhưng đã tăng lên nhanh và đến 6 tháng đầu năm nay đã vượt qua tất cả mặt hàng khác, lên đứng thứ nhất của khu vực FDI.
Doanh nghiệp thủy sản lao đao vì rào cản thương mại
Những rủi ro từ rào cản thương mại đã và đang đẩy Thủy sản Minh Phú và Công ty Xuất khẩu Đông Nam Á Hamico vào cảnh "đã nghèo còn gặp eo". Khó chồng khó Cuối tháng 5, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố quyết định sơ bộ trong vụ việc điều tra chống trợ cấp đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh từ Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ và Indonesia. Theo đó, DOC cho rằng, Thủy sản Minh Phú và Nha Trang Seafoods đều nhận được những khoản trợ cấp của Chính phủ nên đưa ra biên độ thuế trợ cấp áp cho Minh Phú là 5,08%, Nha Trang Seafoods 7,05%. Các công ty khác áp thuế ở mức 6,07%.
Rào cản đối với xuất khẩu tôm của Êcuađo trên một số thị trường
Theo Phòng Nuôi trồng thủy sản Quốc gia Êcuađo (CNA), xuất khẩu tôm của Êcuađo sang Achentina, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ai Cập và Braxin gặp khó khăn do các rào cản kỹ thuật, thuế quan và vệ sinh. Quý 1 năm 2013, xuất khẩu tôm của Êcuađo đạt 330 triệu USD, tăng 18%, do giá quốc tế tăng, trong khi khối lượng xuất khẩu hầu như không đổi đạt 103.000 pao so với 104.000 trong cùng kỳ năm ngoái.
EVN dựng “rào cản” hiểm hóc khiến thủy điện nhỏ khốn đốn
Có DN chỉ được EVN mua với giá 400 500 đồng /kWh, bán ra bình quân 1.506 đồng /kWh. Xây nhà máy nhưng lại phải chi tiền “gấp đôi” để làm đường dây truyền tải điện?! Mới đây, người đứng đầu ngành điện lại gây “sốc” khi tuyên bố “xanh rờn”, “đến năm 2015, giá điện sẽ chỉ tăng, không giảm” do phải gánh một phần bù lỗ chênh lệch tỷ giá của các năm trước. Giới chuyên gia đã lập tức phản pháo chỉ ra những nghịch lý trong kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đặc biệt là “chiêu bài” áp đặt, dựng “rào cản” hiểm hóc “chặn” nhà đầu tư thủy điện nhỏ để giữ “ngôi ...độc quyền”.
Trang 91/98 « .. 89 90 91 92 93 .. »