Lĩnh vực ngành hàng

Nhà nhập khẩu Mỹ vẫn chuộng cá tra việt
Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: Trước tác động của việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) tăng thuế chống bán phá giá, các DN Việt Nam đã tăng giá cá. Tuy giá cá nhập khẩu tăng thêm từ 30 đến 70 cent/kg nhưng các doanh nghiệp (DN) nhập khẩu và phân phối tại Mỹ cho biết vẫn tiếp tục tìm kiếm thêm nguồn cung cá tra từ Việt Nam.
Có phải kinh tế đang dần ổn định
Trung Quốc công bố dấu hiệu về nhu cầu và tỏ ra lo ngại nguồn cung giảm, giảm chương trình kích thích kinh tế của Hoa Kỳ nhưng giá dầu thô của Hoa Kỳ đã tăng trến 104 USD/ thùng Xuất khẩu dầu mỏ của Iraq đang trong tình trạng trì trệ so với một năm trước đây và dự kiến sẽ giảm mạnh vào tháng tới trong khi công việc chính xuất khẩu được thực hiện tại các kho dầu cuối phía Nam. nguồn tin công nghiệp cho biết. Một phát ngôn viên của công ty cho biết, công ty Koch Pipeline Co đã đóng cửa hệ thống Minnesota Pipeline công suất 455.000 thùng/ngày sau khi phát hiện ra dò rỉ từ một đường ống dẫn dầu thô 16-inch gần Foley, Minnesota.
Thị trường nhập khẩu dầu mỡ động thực vật 7 tháng năm 2013
Tháng 7/2013, cả nước đã nhập khẩu 56,9 triệu USD mặt hàng dầu mỡ động thực vật , tăng 30,3% so với tháng liền kề trước đó, nâng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này 7 tháng đầu năm lên 361,5 triệu USD, giảm 18,42% so với cùng kỳ năm trước. Hai thị trường chính cung cấp dầu mỡ động thực vật cho Việt Nam 7 tháng đầu năm nay là Malaixia và Indonesia với kim ngạch 299,6 triệu USD trong đó Malaixia 242,8 triệu USD và Indonesia 56,8 triệu USD. Tuy nhiên nếu so với cùng kỳ năm 2012, thì nhập khẩu từ hai thị trường này đều giảm kim ngạch, giảm lần lượt 10,05% và giảm 48,40%.
Trung Quốc tăng nhập khẩu cá tra Việt Nam
VASEP cho biết, xuất khẩu (XK) thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng mạnh do thu nhập của người dân tăng và lối sống thay đổi đã và đang thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở nước này, nhất là thủy sản chất lượng cao. Trung Quốc hiện là thị trường tiềm năng cho các nhà XK thủy sản của nhiều nước trên thế giới. Năm 2012, Trung Quốc NK 34.253 tấn philê cá đông lạnh (mã HS0304), trị giá 89,89 triệu USD, tăng 41,43% về khối lượng và 37,2% về giá trị so với năm 2011, trong đó nhập khẩu (NK) từ Việt Nam 15.676 tấn, trị giá 32,4 triệu USD, tăng 83,65% về khối lượng và 67,6% về giá trị. Trong năm nay, Trung Quốc NK nhiều nhất philê cá đông lạnh từ Việt Nam, chiếm khoảng 36% tổng giá trị NK sản phẩm này, tiếp đến Mỹ, Indonesia...
Thị trường xuất khẩu cá tra: cần tổ chức lại một cách căn cơ
Trước thực tế hiện nay, ngành cá tra Việt Nam phải tổ chức lại thị trường xuất khẩu một cách căn cơ, bài bản hơn để chủ động ứng phó và vượt qua những rào cản. Vài năm gần đây, cá tra Việt Nam liên tiếp vấp phải những rào cản thương mại từ các nước nhập khẩu. Mới đây nhất, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã quyết định áp thuế chống bán phá giá sản phẩm cao gấp đôi so với đợt rà soát trước. Thực tế này đòi hỏi ngành cá tra Việt Nam phải tổ chức lại thị trường xuất khẩu một cách căn cơ, bài bản hơn để chủ động ứng phó và vượt qua những rào cản.
Tăng, giảm giá cả trong tháng 7
Giá cacao tăng lên 40 pound đạt ngưỡng 1.595 pound/tấn và đường thô 0,23 cent chốt phiên ở mức 16,56 cent/lb Giá cà phê arabica kỳ hạn trên sàn ICE cũng tăng, tuy nhiên rời khỏi mức cao vào cuối phiên này. Cà phê tăng lên mức cao một tuần trước đó trong hôm thứ hai khi đồng đô la giảm giá. Cà phê cũng đang bù lại một số tổn thất sau khi tụt xuống mức thấp 4 năm vào 1/8, với một số thương nhân cho biết việc bán ra có thể là quá nhiều.
Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản
Sau 4 năm Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực, nhiều ngành hàng XK của Việt Nam đã tận dụng được các lợi thế về ưu đãi thuế quan để đẩy mạnh tăng trưởng XK vào thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, để có thể nâng cao thị phần của hàng hóa Việt Nam tại thị trường khó tính này, các DN XK cần nghiên cứu và nắm rõ hơn về các cơ chế cam kết của các Hiệp định thương mại tự do đã được kí kết. Những nội dung được đưa ra tại Hội thảo "Đẩy mạnh cơ hội XK vào thị trường Nhật Bản" do Sở Công Thương TP.HCM phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển, trung tâm WTP phối hợp tổ chức tại TP.HCM ngày 20-8.
Thị trường nhập khẩu ô tô 7 tháng đầu năm 2013
Trong 4 tháng gần đây, lượng ô tô nhập khẩu về Việt Nam liên tục có sự tăng giảm thất thường. Nếu tháng 4, và 5, lượng xe nhập khẩu về đều đạt 3.000 chiếc, giá trị lần lượt là 50 triệu USD và 66 triệu USD thì tháng 6 đã tăng vọt lên 4.000 chiếc, giá trị 61 triệu USD, tháng 7 giảm xuống còn gần 2.700 chiếc, đạt 53 triệu USD. Số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê cho thấy, 7 tháng đầu năm, nhập khẩu ô tô khoảng 22.000 chiếc, trị giá hơn 408 triệu USD, tăng 21,9% về lượng và tăng 5,7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, nhập khẩu xe tiếp tục lên xuống thất thường, chứng tỏ thị trường tiêu thụ ô tô vẫn chưa ổn định và khó đưa ra dự báo chính xác.
Giá các mặt hàng thiết yếu
Trong tuần từ 27/7 đến 3/8/2013, tình hình giá dầu tăngdo nhu cầu tiêu thụ mạnh, vàng giảm và tình hình nông sản đầy biến động Nông sản Triển vọng thời tiết ở những khu vực trồng trọt của Mỹ khả quan khiến giá nông sản liên tiếp giảm trong tuần này. Trên sàn Chicago, giá ngô giao tháng 9 giảm 11,2 cent xuống 4,76 USD/bushel. Hợp đồng tháng 12, thời điểm sau thu hoạch giảm 3,25 cent, chốt phiên tại 4,6375 USD/bushel. Như vậy, tuần này giá ngô giảm 3,3%.
Belarus - thị trường tiềm năng của doanh nghiệp Việt Nam
Mặc dù chưa đầu tư mạnh vào thị trường Belarus, nhưng các DNVN tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Belarus đều nhận thấy đây là cơ hội để mở rộng xuất khẩu sang thị trường này. 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu của Việt Nam sang Belarus mới chỉ đạt 6 triệu USD, nhưng cũng đã tăng trên 50% so với cùng kỳ năm 2012. Trong khi đó Việt Nam nhập siêu từ Belarus gần 160 triệu USD chủ yếu là các mặt hàng thế mạnh của Belarus như phân Kali, máy móc, phương tiện vận tải.
Những mặt hàng chủ yếu xuất sang Hồng Kông 7 tháng năm 2013
Theo số liệu thống kê, kim xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hồng Kông trong 7 tháng năm 2013 đạt 1,92 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Những mặt hàng xuất khẩu chính sang thị trường Hồng Kông trong 7 tháng đầu năm 2013 gồm: điện thoại các loại và linh kiện; hàng thủy sản; giày dép các loại; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; gạo; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; gỗ và sản phẩm gỗ... Trong đó, mặt hàng máy ảnh, máy quay phim và linh kiện đã vươn lên dẫn đầu về kim ngạch với 488,4 triệu USD, giảm 24,9% so với cùng kỳ năm trước; tuy nhiên tính riêng trong tháng 7/2013 so với tháng 6/2013 thì mặt hàng này lại tăng 64,0%.
Hoa Kỳ - một trong những thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam
Hoa Kỳ - là một trong những thị trường chính nhập khẩu của Việt Nam với kim ngạch trên 1 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2013 với trên 3 tỷ USD, tăng 10,57% so với cùng kỳ. Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ trong thời gian này là máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, bông các loại, thức ăn gia súc và nguyên liệu... trong đó mặt hàng máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng chiếm thị phần lớn với kim ngạch 430,8 triệu USD, giảm 4,36%; kế đến là hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 346 triệu USD, giảm 44,71% so với 7 tháng năm 2012.
Châu Á vẫn là thị trường gạo lớn nhất của Việt Nam
Ngày 12-8, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết tuần đầu tháng 8-2013, từ ngày 1 đến 8-8, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt gần 88.000 tấn, trị giá hơn 37 triệu USD.
Châu Phi: thị trường tiềm năng của gạo Việt Nam
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Việt Nam đã xuất khẩu được 4,791 triệu tấn gạo từ 1-1 đến 12-8-2013, trị giá 2,054 tỷ USD với giá trung bình khoảng 429 USD/tấn (FOB). Trong 12 ngày đầu tháng 8, Việt Nam xuất khẩu khoảng 100.565 tấn gạo bao gồm 22.333 tấn gạo 4%-10% tấm, khoảng 9.510 tấn gạo 15% -20% tấm, 31.790 tấn gạo 25% -45% tấm và khoảng 28.661 tấn gạo thơm. Châu Phi là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 12 ngày đầu tháng 8, chiếm khoảng 67,02% tổng lượng gạo xuất khẩu. Châu Á là thị trường lớn thứ hai, chiếm khoảng 27,79% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi Trung Đông, Mỹ, Úc và châu Âu chiếm khoảng 2,17%, 1,77%, 0,65% và 0,60% tương ứng.
Hàng Thái Lan đang ảnh hưởng lớn tại thị trường Việt Nam
Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam cho thấy, tính từ dầu năm cho đến hết tháng 7/2013, Việt Nam đã nhập khẩu 3,4 tỷ USD hàng hóa từ thị trường Thái Lan, tăng 5,76% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng chính Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan là máy móc thiết bị, hàng điện gia dụng và lnh kiện, thức ăn gia súc và nguyên liệu, hàng rau quả, dầu mỡ động thực vật...
Hà Lan – thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam sang eu
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hà Lan tăng trung bình 15%/năm tính từ năm 2002 đến nay. Trong năm 2012, hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hà Lan đạt trị giá trên 2,47 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Theo số liệu thống kê của TCHQ, trong 5 tháng đầu năm 2013 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hà Lan đạt 1.137.762.006USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước và trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu (EU) sau Đức và Anh.
Ngành da giày: xuất khẩu tăng, tiêu thụ nội địa giảm
Bước sang quý III, hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN da giày đã bắt đầu khởi sắc trở lại khi đơn hàng từ đối tác nước ngoài gia tăng và ổn định từ nay đến cuối năm. Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu vui từ hoạt động XK, tình hình sản xuất, kinh doanh nội địa của ngành này lại đang phải đối mặt với không ít khó khăn. 7 tháng đầu năm 2013, kim ngạch XK giày dép đạt 4,75 tỉ USD, tăng 14,7% so với cùng kì năm 2012. Tuy trong tháng 7, kim ngạch XK da giày ở một thị trường sụt giảm so với tháng 6 nhưng nhìn chung, XK da giày của Việt Nam vẫn tăng ở hầu hết các thị trường. Trong đó, Mỹ tiếp tục là thị trường XK chủ đạo của ngành da giày Việt Nam với kim ngạch đạt trên 1,2 tỉ USD, chiếm khoảng 30% trong tổng kim ngạch XK nhóm hàng này của cả nước, tăng 20,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
EU - thị trường hấp dẫn cho tôm Việt Nam
Trong bối cảnh tôm Việt Nam phải chịu mức thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp 4,52% từ Bộ Thương mại Mỹ, kinh tế châu Âu phục hồi là thông tin tốt đối với các nhà sản xuất tôm Việt Nam. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết: xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường châu Âu liên tục giảm từ năm ngoái cho đến cuối tháng 4/2013, trong bối cảnh tình hình kinh tế của khu vực này sụt giảm kéo theo nhu cầu đối với mặt hàng tôm xuống thấp.
Bỉ- thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong khu vực EU
Những năm gần đây, Bỉ luôn là một trong những thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong khu vực EU. Tính từ năm 2005 đến nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Bỉ tăng mạnh. Năm 2012, Việt Nam thu về từ thị trường này 1,44 tỷ USD, cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Hàn Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam
Số liệu thống kê sơ bộ cho biết, Hàn Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau thị trường Trung Quốc trong nửa đầu năm nay với kim ngạch 9,9 tỷ USD, tăng 37,27% so với cùng kỳ. Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Hàn Quốc các mặt hàng như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc thiết bị phụ tùng; điện thoại các loại và linh kiện; vải; sắt thép; ô tô ....
Trang 93/98 « .. 91 92 93 94 95 .. »