Công nghiệp chế biến
Thị trường nhập khẩu dầu mỡ động thực vật 7 tháng năm 2013
24/08/2013

Tháng 7/2013, cả nước đã nhập khẩu 56,9 triệu USD mặt hàng dầu mỡ động thực vật , tăng 30,3% so với tháng liền kề trước đó, nâng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này 7 tháng đầu năm lên 361,5 triệu USD, giảm 18,42% so với cùng kỳ năm trước.

 

Hai thị trường chính cung cấp dầu mỡ động thực vật cho Việt Nam 7 tháng đầu năm nay là Malaixia và Indonesia với kim ngạch 299,6 triệu USD trong đó Malaixia 242,8 triệu USD và Indonesia 56,8 triệu USD. Tuy nhiên nếu so với cùng kỳ năm 2012, thì nhập khẩu từ hai thị trường này đều giảm kim ngạch, giảm lần lượt 10,05% và giảm 48,40%.

 

Đứng thứ 3 về kim ngạch là thị trường Thái Lan với kim ngạch 17,8 triệu USD, tăng 168,68% so với cùng kỳ - đây là thị trường có sự tăng trưởng mạnh nhất.

 

Ngoài ba thị trường kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu dầu mỡ động thực vật từ các thị trường khác nữa như: Achentina, Hoa Kỳ, Chile, Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Singapore.

 

Thị trường nhập khẩu dầu mỡ động thực vật 7 tháng 2013

 

ĐVT: USD

 

 

KNNK 7T/2013

KNNK 7T/2012

% so sánh

Tổng KN

361.530.845

443.159.645

-18,42

Malaixia

242.812.992

269.927.356

-10,05

Indonesia

56.886.594

110.253.194

-48,40

Thái Lan

17.805.584

6.626.951

168,68

Achentina

10.973.941

12.631.148

-13,12

Hoa Kỳ

6.420.387

4.927.049

30,31

Chile

5.542.683

3.578.587

54,88

An Độ

3.630.594

2.094.835

73,31

Oxtraylia

2.766.823

1.462.653

89,16

Hàn Quốc

2.723.893

2.688.779

1,31

Trung Quốc

1.790.894

4.361.030

-58,93

Singapore

773.672

984.460

-21,41

 

(Nguồn số liệu: TCHQ)

 

Theo nguồn thông tin từ Pháp luật TP.HCM, khởi nguồn từ việc Vocarimex cho rằng các mặt hàng dầu thực vật có mã như trên xuất xứ từ Malaysia, Singapore, Indonesia, Thái Lan... đang tràn ngập thị trường Việt Nam. Giá rẻ, cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng tiêu cực tới công nghiệp sản xuất dầu thực vật trong nước...

 

Qua khảo sát cho thấy hiện giá bán sản phẩm dầu ăn nhập khẩu rất rẻ, cụ thể dầu ăn Sailing Boat loại 1 lít gồm dầu đậu nành, dầu cọ và dầu cải, đóng chai tại Malaysia có giá 43.000-45.000 đồng; dầu Omely của Indonesia có giá 38.000 đồng/chai 1 lít; dầu đậu nành Cook của Thái Lan 48.000 đồng/chai 1 lít. Trong khi đó, giá nhập vào thị trường Việt Nam trung bình chỉ 13.000 đồng/lít, dầu cọ tinh luyện giá 12.700 đồng/lít, nhóm hàng dầu cọ tinh luyện giá 17.200 đồng/lít.

 

Theo đó, vào ngày 23-8, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 5987/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với dầu thực vật, cụ thể là dầu nành tinh luyện, dầu cọ tinh luyện với mã HS: 1507.90.90, 1511.90.91, 1511.90.92, 1511.90.99 nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước/vùng lãnh thổ khác nhau.

 

Quyết định này thay thế Quyết định số 2564/QĐ-BCT ngày 22-4 về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời, có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký (7-9), được áp dụng trong khoảng thời gian bốn năm kể từ ngày biện pháp tự vệ tạm thời có hiệu lực.

 

Lần đầu tiên Việt Nam chính thức áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng nhập khẩu nhằm bảo vệ sản xuất trong nước. Đây là một việc làm thông thường trong thương mại quốc tế nhằm tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với hàng hóa khi chứng minh được hàng hóa đó đang gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.

Ý kiến bạn đọc