Nông, lâm thủy sản
Nhập khẩu ngô tiếp tục tăng cả về lượng và trị giá
31/10/2013
 

Nếu như nhập khẩu ngô 7 tháng đầu năm 2013 tăng cả về lượng và trị giá, thì nay sang 8 tháng đà này tiếp tục tăng lần lượt 12,56% về lượng và tăng 18,96% về trị giá so với 8 tháng năm 2012 tương đương với 1,2 triệu tấn, trị giá 411,7 triệu USD.

Các thị trường chính Việt Nam nhập khẩu ngô trong thời gian này là Ấn Độ, Achentina, Braxin, Cămpuchia và Hoa Kỳ. Ấn Độ vẫn là thị trường chiếm thị phần lớn 78% với 999,7 nghìn tấn, trị giá 299,5 triệu USD, tăng 14,72% về lượng và tăng 20,91% về trị giá so với cùng kỳ.

Tuy là thị trường đứng thứ hai về lượng nhập khẩu, nhưng nhập khẩu ngô từ thị trường Achentina trong 8 tháng 2013 lại giảm cả về lượng và trị giá, giảm lần lượt 35,16% và giảm 35,78%, tương đương với 120,6 nghìn tấn, trị giá 37,1 triệu USD.

Đáng chú ý, thị trường nhập khẩu ngô 8 tháng có thêm thị trường Braxin so với 8 tháng 2012 với lượng nhập 65,1 nghìn tấn, trị giá 20,8 triệu USD.

Kế đến là thị trường Cămpuchia với 44,6 nghìn tấn, trị giá 14,3 triệu USD, tăng 82,01% về lượng và tăng 81,69% về trị giá so với cùng kỳ - đây cũng là thị trường tăng trưởng mạnh.

Đối với thị trường Hoa Kỳ,nhập khẩu ngô từ thị trường này lại giảm cả về lượng, giảm lần lượt 6,38% và giảm 6,78% tương đương với 220 tấn, trị giá 186,3 nghìn USD.

Thị trường nhập khẩu ngô 8 tháng 2013

ĐVT: Lượng (tấn); Trị giá: (USD)

Thị trường

NK 8T/2013

NK 8T/2012

% so sánh

lượng

trị giá

lượng

trị giá

lượng

trị giá

Tổng KN

1.270.259

411.710.912

1.128.550

346.084.042

12,56

18,96

Ấn Độ

999.709

299.527.977

871.466

247.720.315

14,72

20,91

Achentina

120.679

37.175.718

186.121

57.885.517

-35,16

-35,78

Braxin

65.133

20.875.220

 

 

*

*

Cămpuchia

44.635

14.335.900

24.523

7.890.400

82,01

81,69

Hoa Kỳ

220

186.342

235

199.905

-6,38

-6,78

 

(Nguồn số liệu: TCHQ)

Theo nguồn Dân Việt, các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi (TACN) đang ồ ạt ký kết hợp đồng nhập khẩu ngô khiến cho ngô trồng trong nước có nguy cơ rớt giá bởi năm nay nhiều địa phương được mùa.

Doanh nghiệp thích ngô nhập khẩu là vì ngô được sấy khô đến mức tối ưu, độ ẩm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật 14-15%. Còn trong nước, ngô thu hoạch đầu mùa có độ ẩm 30%, đến lúc rộ nhất độ ẩm cũng còn 23-25%, do hầu hết nông dân trồng ngô không có kinh nghiệm bảo quản, chủ yếu dự trữ tại các lán, trong góc nhà nên tỷ lệ mốc, mối mọt rất cao.

Đó là chưa kể, việc thu mua ngô từ nông dân đến nhà máy chế biến phải qua tay nhiều thương lái, cùng với chi phí vận chuyển từ miền núi về xuôi rất lớn. Mặt khác, ngô trước khi giao cho các nhà máy chế biến phải sấy khô, trọng lượng chỉ còn 2/3, vì thế, nếu thu mua từ nông dân với giá 5 triệu đồng/tấn thì khi về đến nhà máy, giá thành sẽ lên tới 6,7 triệu đồng/tấn.

Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam cũng cho biết, các công ty chế biến TACN lớn không thể mua ngô trực tiếp từ nông dân, vì mỗi lô nguyên liệu nhập vào lên tới hàng chục nghìn tấn, DN không có nhân lực để thu gom từ từng hộ. Ngoài ra, khi thu mua trực tiếp từ nông dân, sẽ không có hóa đơn VAT, DN khó quyết toán thuế. Vì vậy, bắt buộc DN phải mua từ các đại lý. Thời điểm này, nếu mua ngô từ đại lý, hóa đơn đầy đủ thì giá về đến nhà máy cũng đã gần 7 triệu đồng/tấn.

 

Ý kiến bạn đọc