Xuất khẩu thủy sản sang liên minh Châu Âu (EU)
19/12/2016
Mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU đã duy trì và phát triển một cách đều đặn trong suốt 10 năm qua. Dòng chảy thương mại giữa Việt Nam và EU, trong đó thương mại hai chiều đã tăng hơn 5 lần từ 2005 đến 2015. Trong nhiều năm qua, EU là đối tác thương mại lớn thứ 3 (chỉ sau Trung Quốc và Mỹ) và là thị trường xuất khẩu đứng thứ hai các sản phẩm choViệt Nam (Eurostat, 2016).
Những mặt hàng xuất khẩu chính từ Việt Nam sang EU là những mặt hàng có sự cạnh tranh cao, như hàng dệt may, giày da, cà phê, thủy sản và đồ điện tử.
Những sản phẩm khác như thủy sản là ngành hàng đã tạo được nguồn giá trị quan trọng nhất trong tổng thương mại thực phẩm giữa Việt Nam và EU. Trong những năm trước, xuất khẩu thủy sản xấp xỉ đạt 1,2 tỷ USD, chiếm 17,6% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang EU.
Thủy sản là mặt hàng có giá trị quan trọng trong trao đổi lương thực giữa Việt Nam và EU. Xuất khẩu thủy sản chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường các nước thành viên EU, đặc biệt là Đức, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp và Bỉ. Hai sản phẩm chính là tôm và cá tra chiếm lần lượt 45% và 25% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.
Tuy nhiên, xuất khẩu các sản phẩm thủy sản của Việt Nam hiện nay vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách, chẳng hạn như sự cạnh tranh khốc liệt, áp dụng nghiêm ngặt các rào cản kỹ thuật đối với các biện pháp thương mại, quản lý an toàn thực phẩm và các biện pháp chống bán phá giá của các nước nhập khẩu. Theo Tổng cục Hải quan năm2016, xuất khẩu tôm sang EU giảm còn 18,7% tương đương 530 triệu USD trong năm 2015, và tình hình này cũng tương tự đối với cá tra và cá ngừ (giảm còn lần lượt là 16% và 27%).
Ngành Tôm đã chiếm một phần lớn trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU và thị phần Tôm đã tăng từ 30,87% năm 2011 đến 46,64% năm 2015 trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản sang EU và từ tăng 16,90% đến 18,24% trong tổng giá trị xuất khẩu tôm trên thế giới (xem Bảng Xuất khẩu ngành hàng Tôm sang châu Âu giai đoạn 2011 - 2015). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng dường như không ổn định bởi vì năm 2012 thị phần tôm giảm xuống còn âm 24,91%, và hồi phục trở lại trong năm 2013 là 24,85% và đột ngột tăng nhanh trong năm 2014, lên đến 70% rồi lại giảm xuống trong năm 2015 còn 19,7%. Sự dao động trong xuất khẩu tôm sang thị trường EU cũng làm gia tăng mối lo ngại về sự xuất khẩu ổn định cho ngành này.
Hiện nay, tôm có xuất xứ Việt Nam được hưởng thuế suất ưu đãi GSP, điều này không được áp dụng cho các nước khác như Ấn Độ. Do đó, tăng mạnh một số lượng tôm tươi/ sống/đông lạnh được nhập khẩu từ Ấn Độ vào Việt Nam (tăng lên 30%) và theo đó đã có sự gia tăng lên đáng ngạc nhiên số lượng xuất khẩu tôm chế biến từ Việt Nam sang EU (tăng lên 70%) trong năm 2014, điều này có thể tạo ra sự không đảm bảo về xuất xứ hoàn toàn có nguồn gốc là tôm Việt Nam.
Hơn nữa, an toàn thực phẩm là vấn đề mà các nhà xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn cần phải giải quyết một cách hiệu quả hơn do có sự gia tăng cảnh báo về an toàn thực phẩm nhập khẩu. Thời gian qua, ngành thủy sản Việt Nam đã phải chịu tổn thất to lớn bởi lượng lớn cá bị chết dọc các tỉnh ven biển do ô nhiễm nước từ Nhà máy thép của Đài Loan. Đây là một thảm họa môi trường cho các tỉnh ven biển miền Trung cũng như cộng đồng nuôi trồng thủy sản tại khu vực này. Gần đây, đã có những cảnh báo từ EU liên quan đến nhập khẩu thủy sản an toàn từ Việt Nam, điều này đã góp phần làm cho một tỷ lệ lớn các lô hàng thủy sản bị từ chối nhập khẩu vào EU.
Để gia tăng năng suất xuất khẩu thủy sản, Việt nam cần áp dụng các giải pháp kinh tế và kỹ thuật một cách toàn diện, đồng thời chú ý đến thực thi các quy định nhập khẩu về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.
Cuối cùng, phát triển bền vững đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam cần áp dụng lộ trình cụ thể để thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản và điều chỉnh các mục tiêu một cách thường xuyên để đáp ứng sự thay đổi trong thị trường xuất khẩu và những tình huống mới có thể xảy ra.
Những mặt hàng xuất khẩu chính từ Việt Nam sang EU là những mặt hàng có sự cạnh tranh cao, như hàng dệt may, giày da, cà phê, thủy sản và đồ điện tử.
Những sản phẩm khác như thủy sản là ngành hàng đã tạo được nguồn giá trị quan trọng nhất trong tổng thương mại thực phẩm giữa Việt Nam và EU. Trong những năm trước, xuất khẩu thủy sản xấp xỉ đạt 1,2 tỷ USD, chiếm 17,6% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang EU.
Thủy sản là mặt hàng có giá trị quan trọng trong trao đổi lương thực giữa Việt Nam và EU. Xuất khẩu thủy sản chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường các nước thành viên EU, đặc biệt là Đức, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp và Bỉ. Hai sản phẩm chính là tôm và cá tra chiếm lần lượt 45% và 25% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.
Tuy nhiên, xuất khẩu các sản phẩm thủy sản của Việt Nam hiện nay vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách, chẳng hạn như sự cạnh tranh khốc liệt, áp dụng nghiêm ngặt các rào cản kỹ thuật đối với các biện pháp thương mại, quản lý an toàn thực phẩm và các biện pháp chống bán phá giá của các nước nhập khẩu. Theo Tổng cục Hải quan năm2016, xuất khẩu tôm sang EU giảm còn 18,7% tương đương 530 triệu USD trong năm 2015, và tình hình này cũng tương tự đối với cá tra và cá ngừ (giảm còn lần lượt là 16% và 27%).
Ngành Tôm đã chiếm một phần lớn trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU và thị phần Tôm đã tăng từ 30,87% năm 2011 đến 46,64% năm 2015 trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản sang EU và từ tăng 16,90% đến 18,24% trong tổng giá trị xuất khẩu tôm trên thế giới (xem Bảng Xuất khẩu ngành hàng Tôm sang châu Âu giai đoạn 2011 - 2015). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng dường như không ổn định bởi vì năm 2012 thị phần tôm giảm xuống còn âm 24,91%, và hồi phục trở lại trong năm 2013 là 24,85% và đột ngột tăng nhanh trong năm 2014, lên đến 70% rồi lại giảm xuống trong năm 2015 còn 19,7%. Sự dao động trong xuất khẩu tôm sang thị trường EU cũng làm gia tăng mối lo ngại về sự xuất khẩu ổn định cho ngành này.
Hiện nay, tôm có xuất xứ Việt Nam được hưởng thuế suất ưu đãi GSP, điều này không được áp dụng cho các nước khác như Ấn Độ. Do đó, tăng mạnh một số lượng tôm tươi/ sống/đông lạnh được nhập khẩu từ Ấn Độ vào Việt Nam (tăng lên 30%) và theo đó đã có sự gia tăng lên đáng ngạc nhiên số lượng xuất khẩu tôm chế biến từ Việt Nam sang EU (tăng lên 70%) trong năm 2014, điều này có thể tạo ra sự không đảm bảo về xuất xứ hoàn toàn có nguồn gốc là tôm Việt Nam.
Hơn nữa, an toàn thực phẩm là vấn đề mà các nhà xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn cần phải giải quyết một cách hiệu quả hơn do có sự gia tăng cảnh báo về an toàn thực phẩm nhập khẩu. Thời gian qua, ngành thủy sản Việt Nam đã phải chịu tổn thất to lớn bởi lượng lớn cá bị chết dọc các tỉnh ven biển do ô nhiễm nước từ Nhà máy thép của Đài Loan. Đây là một thảm họa môi trường cho các tỉnh ven biển miền Trung cũng như cộng đồng nuôi trồng thủy sản tại khu vực này. Gần đây, đã có những cảnh báo từ EU liên quan đến nhập khẩu thủy sản an toàn từ Việt Nam, điều này đã góp phần làm cho một tỷ lệ lớn các lô hàng thủy sản bị từ chối nhập khẩu vào EU.
Để gia tăng năng suất xuất khẩu thủy sản, Việt nam cần áp dụng các giải pháp kinh tế và kỹ thuật một cách toàn diện, đồng thời chú ý đến thực thi các quy định nhập khẩu về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.
Cuối cùng, phát triển bền vững đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam cần áp dụng lộ trình cụ thể để thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản và điều chỉnh các mục tiêu một cách thường xuyên để đáp ứng sự thay đổi trong thị trường xuất khẩu và những tình huống mới có thể xảy ra.
Nguồn: Báo Hải Quan
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• “Dấu ấn” trong xuất khẩu trái cây năm 2016 (31/12/2016)
• Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2016 đạt 7 tỷ USD (30/12/2016)
• 2016 là năm khó khăn với các nước xuất khẩu gạo (29/12/2016)
• Xuất khẩu năm 2016: nhiều điểm sáng (27/12/2016)
• Sóc Trăng thắng lớn vụ tôm 2016 (27/12/2016)
• Ngành cà phê đặt mục tiêu xuất khẩu từ 5-6 tỷ USD vào năm 2030 (27/12/2016)
TIN TỨC CŨ