Kim ngạch xuất khẩu rau quả 10 tháng đạt 2 tỷ USD
12/12/2016
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả trong 10 tháng đầu năm ước đạt gần 2 tỷ USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm 2015. Dự kiến cả năm nay, xuất khẩu rau quả sẽ đạt mức khá cao khoảng 2,5-2,6 tỷ USD.
Hiện nay, rau quả của Việt Nam đã xuất hiện ở hơn 50 quốc gia, vùng lãnh thổ và tiếp tục mở rộng xuất sang thị trường lớn như Australia mở cửa cho trái xoài sau 9 năm đàm phán. Thị trường châu Âu, Mỹ, Anh tiếp tục nhập khẩu nhãn, vải và nhiều loại trái cây tươi khác. Bên cạnh đó Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là các thị trường giàu tiềm năng, có nhu cầu lớn và đang có xu hướng chuyển sang đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt Nam.
Trong đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu rau quả từ Việt Nam lớn nhất trong nhiều năm qua khi chiếm tới trên 70% tổng kim ngạch rau quả xuất khẩu của cả nước, đạt 1,4 triệu USD, tăng 41,6% so với cùng kỳ năm 2015.
Ngoài ra, xuất khẩu sang Hàn Quốc lớn thứ 2 về kim ngạch, tăng 26% so cùng kỳ, đạt 71,2 triệu USD, chiếm 3,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tiếp đến Hoa Kỳ, với 67,9 triệu USD, tăng 50,7% và chiếm 3,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất sang Nhật Bản đạt 62,4 triệu USD, chiếm trên 3%.
Điểm đáng chú ý là từ đầu năm đến nay, cả nước đã xuất được gần 10 nghìn tấn quả tươi sang các thị trường khó tính, gấp đổi so với cả năm 2015. Trong đó, thanh long xuất khẩu đi Hoa Kỳ đạt trên 2.600 tấn, Nhật 1.000 tấn, Canada hơn 900 tấn, Hàn Quốc đạt 600 tấn; xoài xuất sang Nhật và Hàn Quốc đạt hơn 350 tấn; nhãn xuất đi Mỹ gần 1.200 tấn. Việt Nam cũng đã xuất hơn 10 tấn xoài sang Úc và hơn 100 tấn thanh long sang Đài Loan.
Một số mặt hàng có kim ngạch tăng đột biến như chuối, ổi, cam. Đó là kết quả của cả quá trình đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi giống cây trồng, sản xuất chuyên canh và trình độ canh tác của các nhà vườn được nâng cao nên năng suất và sản lượng cây ăn quả tăng trưởng mạnh.
Lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu rau quả, trong đó trái cây chiếm tới 80%, dự kiến năm 2016 sẽ lần đầu tiên vượt lúa gạo về giá trị. Đây là tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của nước ta giảm mạnh trong năm do tác động của biến đổi khí hậu và thị trường quốc tế nhiều khó khăn. Nhiều chuyên gia cho rằng, trái cây xuất khẩu có thể là động lực mới cho phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Trong khi các loại nông sản được cho là mũi nhọn xuất khẩu như lúa, điều, tiêu, cà phê năm nay không có mức tăng trưởng đột biến, đến nay, 29 mặt hàng trái cây xuất khẩu của Việt Nam đều có sự tăng trưởng mạnh so với nhiều năm.
Hiện nay Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đang triển khai thực hiện thí nghiệm kiểm chứng diệt trừ ruồi đục quả trên thanh long ruột đỏ theo yêu cầu của Nhật Bản. Dự kiến kiến đầu năm 2017, Nhật sẽ chính thức cho phép nhập khẩu thanh long ruột đỏ từ Việt Nam. Ngoài ra, hiện Úc đã thông báo chính thức cho phép nhập khẩu quả xoài tươi và Đài Loan chính thức cho phép nhập khẩu thanh long của Việt Nam.
Mặc dù, xuất khẩu rau quả đã đạt kim ngạch lớn, nhưng theo nhận định của các chuyên gia, kim ngạch xuất rau quả đạt được hiện nay hoàn toàn chưa tương xứng với tiềm năng mà có thể sớm nâng lên mức 5 tỷ USD/năm nếu đi đúng hướng.
Muốn tiếp cận tốt các thị trường xuất khẩu, Việt Nam cần phải xây dựng hình ảnh, giới thiệu sản phẩm sang thị trường quốc tế, nâng cao chất lượng và cách thức phục vụ, bên cạnh đó đẩy mạnh khâu giới thiệu, quảng bá tại các hội chợ nông sản, thực phẩm quốc tế để gặp gỡ khách hàng toàn cầu, đồng thời nắm bắt, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng từng khu vực.
Hiện nay, rau quả của Việt Nam đã xuất hiện ở hơn 50 quốc gia, vùng lãnh thổ và tiếp tục mở rộng xuất sang thị trường lớn như Australia mở cửa cho trái xoài sau 9 năm đàm phán. Thị trường châu Âu, Mỹ, Anh tiếp tục nhập khẩu nhãn, vải và nhiều loại trái cây tươi khác. Bên cạnh đó Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là các thị trường giàu tiềm năng, có nhu cầu lớn và đang có xu hướng chuyển sang đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt Nam.
Trong đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu rau quả từ Việt Nam lớn nhất trong nhiều năm qua khi chiếm tới trên 70% tổng kim ngạch rau quả xuất khẩu của cả nước, đạt 1,4 triệu USD, tăng 41,6% so với cùng kỳ năm 2015.
Ngoài ra, xuất khẩu sang Hàn Quốc lớn thứ 2 về kim ngạch, tăng 26% so cùng kỳ, đạt 71,2 triệu USD, chiếm 3,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tiếp đến Hoa Kỳ, với 67,9 triệu USD, tăng 50,7% và chiếm 3,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất sang Nhật Bản đạt 62,4 triệu USD, chiếm trên 3%.
Điểm đáng chú ý là từ đầu năm đến nay, cả nước đã xuất được gần 10 nghìn tấn quả tươi sang các thị trường khó tính, gấp đổi so với cả năm 2015. Trong đó, thanh long xuất khẩu đi Hoa Kỳ đạt trên 2.600 tấn, Nhật 1.000 tấn, Canada hơn 900 tấn, Hàn Quốc đạt 600 tấn; xoài xuất sang Nhật và Hàn Quốc đạt hơn 350 tấn; nhãn xuất đi Mỹ gần 1.200 tấn. Việt Nam cũng đã xuất hơn 10 tấn xoài sang Úc và hơn 100 tấn thanh long sang Đài Loan.
Một số mặt hàng có kim ngạch tăng đột biến như chuối, ổi, cam. Đó là kết quả của cả quá trình đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi giống cây trồng, sản xuất chuyên canh và trình độ canh tác của các nhà vườn được nâng cao nên năng suất và sản lượng cây ăn quả tăng trưởng mạnh.
Lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu rau quả, trong đó trái cây chiếm tới 80%, dự kiến năm 2016 sẽ lần đầu tiên vượt lúa gạo về giá trị. Đây là tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của nước ta giảm mạnh trong năm do tác động của biến đổi khí hậu và thị trường quốc tế nhiều khó khăn. Nhiều chuyên gia cho rằng, trái cây xuất khẩu có thể là động lực mới cho phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Trong khi các loại nông sản được cho là mũi nhọn xuất khẩu như lúa, điều, tiêu, cà phê năm nay không có mức tăng trưởng đột biến, đến nay, 29 mặt hàng trái cây xuất khẩu của Việt Nam đều có sự tăng trưởng mạnh so với nhiều năm.
Hiện nay Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đang triển khai thực hiện thí nghiệm kiểm chứng diệt trừ ruồi đục quả trên thanh long ruột đỏ theo yêu cầu của Nhật Bản. Dự kiến kiến đầu năm 2017, Nhật sẽ chính thức cho phép nhập khẩu thanh long ruột đỏ từ Việt Nam. Ngoài ra, hiện Úc đã thông báo chính thức cho phép nhập khẩu quả xoài tươi và Đài Loan chính thức cho phép nhập khẩu thanh long của Việt Nam.
Mặc dù, xuất khẩu rau quả đã đạt kim ngạch lớn, nhưng theo nhận định của các chuyên gia, kim ngạch xuất rau quả đạt được hiện nay hoàn toàn chưa tương xứng với tiềm năng mà có thể sớm nâng lên mức 5 tỷ USD/năm nếu đi đúng hướng.
Muốn tiếp cận tốt các thị trường xuất khẩu, Việt Nam cần phải xây dựng hình ảnh, giới thiệu sản phẩm sang thị trường quốc tế, nâng cao chất lượng và cách thức phục vụ, bên cạnh đó đẩy mạnh khâu giới thiệu, quảng bá tại các hội chợ nông sản, thực phẩm quốc tế để gặp gỡ khách hàng toàn cầu, đồng thời nắm bắt, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng từng khu vực.
Nguồn: Báo Công Luận
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• “Dấu ấn” trong xuất khẩu trái cây năm 2016 (31/12/2016)
• Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2016 đạt 7 tỷ USD (30/12/2016)
• 2016 là năm khó khăn với các nước xuất khẩu gạo (29/12/2016)
• Xuất khẩu năm 2016: nhiều điểm sáng (27/12/2016)
• Sóc Trăng thắng lớn vụ tôm 2016 (27/12/2016)
• Ngành cà phê đặt mục tiêu xuất khẩu từ 5-6 tỷ USD vào năm 2030 (27/12/2016)
• Xuất khẩu thủy sản sang liên minh Châu Âu (EU) (19/12/2016)
• Tổng giá trị xuất khẩu nông sản năm 2016 đạt 32,1 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm 2015 (19/12/2016)
• Xuất khẩu rau quả 11 tháng đầu năm 2016 (17/12/2016)
• Xuất khẩu cá tra đạt trên 1,6 tỉ USD (16/12/2016)
TIN TỨC CŨ