Tổng giá trị xuất khẩu nông sản năm 2016 đạt 32,1 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm 2015
19/12/2016
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 12 năm 2016 ước đạt 2,97 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu năm 2016 đạt 32,1 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm 2015. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 15,1 tỷ USD, tăng 7,9% so với năm 2015; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 6,99 tỷ USD, tăng 6,4% so với năm 2015; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 7,23 tỷ USD, tăng 0,3% so với năm 2015.
Kết quả cụ thể một số mặt hàng chủ yếu như sau:
Gạo: Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 12 năm 2016 ước đạt 399 nghìn tấn với giá trị đạt 181 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo năm 2016 ước đạt 4,88 triệu tấn và 2,2 tỷ USD, giảm 25,8% về khối lượng và giảm 21,2% về giá trị so với năm 2015. Giá gạo xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2016 đạt 448 USD/tấn, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2015. Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2016 với 35,9% thị phần. Mười một tháng đầu năm 2016 xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 1,61 triệu tấn và 722,2 triệu USD, giảm 20,5% về khối lượng và giảm 11,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Gana - thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2016 với 11,1% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này 11 tháng đầu năm 2016 đạt 452,5 nghìn tấn và 222,3 triệu USD, tăng 28,8% về khối lượng và tăng 24,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo giảm mạnh là Philippin (65%), Malaysia (48,1%), Hoa Kỳ (32,9%), Singapore (30,7%), Indonesia (21,9%), Bờ Biển Ngà (21,5%), và Hồng Kông (19%).
Cà phê: Xuất khẩu cà phê trong tháng 12 năm 2016 ước đạt 158 nghìn tấn với giá trị đạt 348 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê năm 2016 đạt 1,79 triệu tấn và 3,36 tỷ USD, tăng 33,6% về khối lượng và tăng 25,6% về giá trị so với năm 2015. Giá cà phê xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2016 đạt 1.840 USD/tấn, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm 2015. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2016 với thị phần lần lượt là 15,2% và 13,1%. Giá trị xuất khẩu cà phê trong 11 tháng đầu năm 2016 ở hầu hết các thị trường chính của Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ năm 2015, ngoại trừ thị trường Tây Ban Nha có giá trị giảm (giảm 8,4%) so với cùng kỳ năm 2015. Mười một tháng đầu năm 2016, các thị trường có giá trị xuất khẩu cà phê tăng mạnh là Philippin (83,5%), Angiêri (67,7%), Trung Quốc (49,7%), Hoa Kỳ (49%), Đức (42,4%), Nhật Bản (16,8%) và Nga (16,1%).
Cao su: Ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 12 năm 2016 đạt 135 nghìn tấn với giá trị đạt 220 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su năm 2016 đạt 1,26 triệu tấn và 1,67 tỷ USD, tăng 10,6% về khối lượng và tăng 9% về giá trị so với năm 2015. Giá cao su xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2016 đạt 1.290 USD/tấn, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm 2015. Trung Quốc và Malaysia là 2 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2016, chiếm 66,6% thị phần. Mười một tháng đầu năm 2016, giá trị xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc tăng 25%, thị trường Malaysia giảm 43,8% so với cùng kỳ năm 2015.
Chè: Khối lượng xuất khẩu chè tháng 12 năm 2016 ước đạt 15 nghìn tấn với giá trị đạt 25 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu chè năm 2016 đạt 134 nghìn tấn và 223 triệu USD, tăng 7,3% về khối lượng và tăng 4,9% về giá trị so với năm 2015. Giá chè xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2016 đạt 1.663 USD/tấn, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2015. Trong 11 tháng đầu năm 2016, khối lượng chè xuất khẩu sang Pakistan – thị trường lớn nhất của Việt Nam với 34,3% thị phần – tăng 5,1% về khối lượng nhưng giảm 5,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Các thị trường có giá trị xuất khẩu chè tăng mạnh là Ấn Độ (gấp 10,1 lần), Trung Quốc (gấp 2,1 lần), Indonesia (tăng 77,7%) và Malaysia (tăng 48,1%).
Hạt điều: Khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 12 năm 2016 ước đạt 26 nghìn tấn với giá trị 239 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hạt điều năm 2016 đạt 347 nghìn tấn và 2,84 tỷ USD, tăng 5,6% về khối lượng và tăng 18,4% về giá trị so với năm 2015. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2016 đạt 8.118 USD/tấn, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2015. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm thị phần lần lượt là 34,1%, 14,9% và 13,3% tổng giá trị xuất khẩu hạt điều. Mười một tháng đầu năm 2016, các thị trường có giá trị xuất khẩu hạt điều tăng mạnh là Israel (55,4%), Đức (52,1%), Trung Quốc (28,4%), Italia (22,9%), Hà Lan (22,3%) và Anh (20,7%).
Tiêu: Khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 12 năm 2016 ước đạt 8 nghìn tấn, với giá trị đạt 63 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu năm 2016 đạt 177 nghìn tấn và 1,42 tỷ USD, tăng 34,3% về khối lượng và tăng 12,9% về giá trị so với năm 2015. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2016 đạt 8.062 USD/tấn, giảm 15,8% so với cùng kỳ năm 2015. Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2016 là Hoa Kỳ, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Ấn Độ và Đức với 41,3% thị phần. Các thị trường có giá trị xuất khẩu tăng mạnh là Pakixtan (gấp 3,14 lần), Philippin (gấp gần 3 lần), Hoa Kỳ (31,3%), Ai Cập (23,2%), Tây Ban Nha (14%) và Ấn Độ (12%).
Gỗ và sản phẩm gỗ: Ước giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 12 năm 2016 đạt 694 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ năm 2016 đạt 6,91 tỷ USD, tăng 0,3% so với năm 2015. Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc – 3 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2016 – chiếm 69,2% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Các thị trường có giá trị xuất khẩu gỗ tăng mạnh là Hàn Quốc (15,2%), Anh (9,4%), Trung Quốc (8,9%) và Úc (8,6%).
Thuỷ sản: Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 12 năm 2016 ước đạt 589 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2016 đạt 6,99 tỷ USD, tăng 6,4% so với năm 2015. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2016, chiếm 54,4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Trong 11 tháng đầu năm 2016, các thị trường có giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh là Trung Quốc (51,1%), Hà Lan (18,7%), Thái Lan (15,4%) và Hoa Kỳ (11%).
Sắn và các sản phẩm từ sắn: Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 12 năm 2016 ước đạt 340 nghìn tấn với giá trị đạt 92 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu sắn và các phẩm từ sắn năm 2016 đạt 3,66 triệu tấn và 994 triệu USD, giảm 12,3% về khối lượng và giảm 24,6% về giá trị so năm 2015. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính trong 11 tháng đầu năm 2016 chiếm tới 86,4% thị phần, giảm 13,3% về khối lượng và giảm 26,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Trong 11 tháng đầu năm 2016, Các thị trường có giá trị nhập khẩu sắn và các sản phẩm sắn của Việt Nam giảm mạnh là Philippin (31,6%); Đài Loan (25,6%) và Trung Quốc (26,8%).
Kết quả cụ thể một số mặt hàng chủ yếu như sau:
Gạo: Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 12 năm 2016 ước đạt 399 nghìn tấn với giá trị đạt 181 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo năm 2016 ước đạt 4,88 triệu tấn và 2,2 tỷ USD, giảm 25,8% về khối lượng và giảm 21,2% về giá trị so với năm 2015. Giá gạo xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2016 đạt 448 USD/tấn, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2015. Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2016 với 35,9% thị phần. Mười một tháng đầu năm 2016 xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 1,61 triệu tấn và 722,2 triệu USD, giảm 20,5% về khối lượng và giảm 11,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Gana - thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2016 với 11,1% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này 11 tháng đầu năm 2016 đạt 452,5 nghìn tấn và 222,3 triệu USD, tăng 28,8% về khối lượng và tăng 24,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo giảm mạnh là Philippin (65%), Malaysia (48,1%), Hoa Kỳ (32,9%), Singapore (30,7%), Indonesia (21,9%), Bờ Biển Ngà (21,5%), và Hồng Kông (19%).
Cà phê: Xuất khẩu cà phê trong tháng 12 năm 2016 ước đạt 158 nghìn tấn với giá trị đạt 348 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê năm 2016 đạt 1,79 triệu tấn và 3,36 tỷ USD, tăng 33,6% về khối lượng và tăng 25,6% về giá trị so với năm 2015. Giá cà phê xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2016 đạt 1.840 USD/tấn, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm 2015. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2016 với thị phần lần lượt là 15,2% và 13,1%. Giá trị xuất khẩu cà phê trong 11 tháng đầu năm 2016 ở hầu hết các thị trường chính của Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ năm 2015, ngoại trừ thị trường Tây Ban Nha có giá trị giảm (giảm 8,4%) so với cùng kỳ năm 2015. Mười một tháng đầu năm 2016, các thị trường có giá trị xuất khẩu cà phê tăng mạnh là Philippin (83,5%), Angiêri (67,7%), Trung Quốc (49,7%), Hoa Kỳ (49%), Đức (42,4%), Nhật Bản (16,8%) và Nga (16,1%).
Cao su: Ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 12 năm 2016 đạt 135 nghìn tấn với giá trị đạt 220 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su năm 2016 đạt 1,26 triệu tấn và 1,67 tỷ USD, tăng 10,6% về khối lượng và tăng 9% về giá trị so với năm 2015. Giá cao su xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2016 đạt 1.290 USD/tấn, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm 2015. Trung Quốc và Malaysia là 2 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2016, chiếm 66,6% thị phần. Mười một tháng đầu năm 2016, giá trị xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc tăng 25%, thị trường Malaysia giảm 43,8% so với cùng kỳ năm 2015.
Chè: Khối lượng xuất khẩu chè tháng 12 năm 2016 ước đạt 15 nghìn tấn với giá trị đạt 25 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu chè năm 2016 đạt 134 nghìn tấn và 223 triệu USD, tăng 7,3% về khối lượng và tăng 4,9% về giá trị so với năm 2015. Giá chè xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2016 đạt 1.663 USD/tấn, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2015. Trong 11 tháng đầu năm 2016, khối lượng chè xuất khẩu sang Pakistan – thị trường lớn nhất của Việt Nam với 34,3% thị phần – tăng 5,1% về khối lượng nhưng giảm 5,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Các thị trường có giá trị xuất khẩu chè tăng mạnh là Ấn Độ (gấp 10,1 lần), Trung Quốc (gấp 2,1 lần), Indonesia (tăng 77,7%) và Malaysia (tăng 48,1%).
Hạt điều: Khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 12 năm 2016 ước đạt 26 nghìn tấn với giá trị 239 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hạt điều năm 2016 đạt 347 nghìn tấn và 2,84 tỷ USD, tăng 5,6% về khối lượng và tăng 18,4% về giá trị so với năm 2015. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2016 đạt 8.118 USD/tấn, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2015. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm thị phần lần lượt là 34,1%, 14,9% và 13,3% tổng giá trị xuất khẩu hạt điều. Mười một tháng đầu năm 2016, các thị trường có giá trị xuất khẩu hạt điều tăng mạnh là Israel (55,4%), Đức (52,1%), Trung Quốc (28,4%), Italia (22,9%), Hà Lan (22,3%) và Anh (20,7%).
Tiêu: Khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 12 năm 2016 ước đạt 8 nghìn tấn, với giá trị đạt 63 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu năm 2016 đạt 177 nghìn tấn và 1,42 tỷ USD, tăng 34,3% về khối lượng và tăng 12,9% về giá trị so với năm 2015. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2016 đạt 8.062 USD/tấn, giảm 15,8% so với cùng kỳ năm 2015. Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2016 là Hoa Kỳ, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Ấn Độ và Đức với 41,3% thị phần. Các thị trường có giá trị xuất khẩu tăng mạnh là Pakixtan (gấp 3,14 lần), Philippin (gấp gần 3 lần), Hoa Kỳ (31,3%), Ai Cập (23,2%), Tây Ban Nha (14%) và Ấn Độ (12%).
Gỗ và sản phẩm gỗ: Ước giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 12 năm 2016 đạt 694 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ năm 2016 đạt 6,91 tỷ USD, tăng 0,3% so với năm 2015. Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc – 3 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2016 – chiếm 69,2% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Các thị trường có giá trị xuất khẩu gỗ tăng mạnh là Hàn Quốc (15,2%), Anh (9,4%), Trung Quốc (8,9%) và Úc (8,6%).
Thuỷ sản: Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 12 năm 2016 ước đạt 589 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2016 đạt 6,99 tỷ USD, tăng 6,4% so với năm 2015. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2016, chiếm 54,4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Trong 11 tháng đầu năm 2016, các thị trường có giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh là Trung Quốc (51,1%), Hà Lan (18,7%), Thái Lan (15,4%) và Hoa Kỳ (11%).
Sắn và các sản phẩm từ sắn: Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 12 năm 2016 ước đạt 340 nghìn tấn với giá trị đạt 92 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu sắn và các phẩm từ sắn năm 2016 đạt 3,66 triệu tấn và 994 triệu USD, giảm 12,3% về khối lượng và giảm 24,6% về giá trị so năm 2015. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính trong 11 tháng đầu năm 2016 chiếm tới 86,4% thị phần, giảm 13,3% về khối lượng và giảm 26,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Trong 11 tháng đầu năm 2016, Các thị trường có giá trị nhập khẩu sắn và các sản phẩm sắn của Việt Nam giảm mạnh là Philippin (31,6%); Đài Loan (25,6%) và Trung Quốc (26,8%).
Nguồn: tổng hợp
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• “Dấu ấn” trong xuất khẩu trái cây năm 2016 (31/12/2016)
• Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2016 đạt 7 tỷ USD (30/12/2016)
• 2016 là năm khó khăn với các nước xuất khẩu gạo (29/12/2016)
• Xuất khẩu năm 2016: nhiều điểm sáng (27/12/2016)
• Sóc Trăng thắng lớn vụ tôm 2016 (27/12/2016)
• Ngành cà phê đặt mục tiêu xuất khẩu từ 5-6 tỷ USD vào năm 2030 (27/12/2016)
• Xuất khẩu thủy sản sang liên minh Châu Âu (EU) (19/12/2016)
TIN TỨC CŨ