Yên Bái chú trọng phát triển vùng nguyên liệu quế
06/12/2016
Nhờ tập trung phát triển vùng nguyên liệu quế ổn định, bền vững, đến nay, cây quế Văn Yên không chỉ giúp mang lại kinh tế cho bà con mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái của vùng đất này.
Thiên nhiên ưu ái ban tặng cho mảnh đất Văn Yên điều kiện thổ nhưỡng phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây quế. Qua thời gian, những đồi quế nơi đây dần trở thành rừng. Bên cạnh đó, kỹ thuật canh tác quế lâu đời của cộng đồng người Dao nơi đây cũng đem lại cho vùng đất này sản vật quý là quế Văn Yên.
Địa bàn huyện Văn Yên có trên 40.000ha quế. Hàng năm, huyện trồng mới từ 1.000 đến 1.200ha quế. Với diện tích đó, nguồn lợi từ quế mang lại mỗi năm đạt trên 540 tỷ đồng. Không chỉ giúp bà con vùng miền núi vươn lên làm giàu, ổn định cuộc sống, cây quế Văn Yên còn góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và bảo vệ môi trường sinh thái. Đây được xem là thành quả sau nhiều năm thực hiện chính sách phát triển vùng nguyên liệu quế bền vững của huyện Văn Yên.
Trước đó, để nâng tầm cho loại cây trồng chủ lực của địa phương, huyện Văn Yên đã có nhiều giải pháp để phát triển vùng nguyên liệu quế ổn định, bền vững. Cụ thể, đi đôi việc vận động nhân dân trồng quế theo vùng tập trung với các giống quế chất lượng cao, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, huyện còn chú trọng xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu quế vào các xã vùng cao nhằm bảo tồn nguồn gen quý.
Cùng với đó, huyện xây dựng các chính sách hỗ trợ khoa học, kỹ thuật; rừng trồng sản xuất; tổ chức tập huấn cách trồng, chăm sóc, khai thác, bảo vệ quế đúng quy trình kỹ thuật và thành lập hiệp hội chế biến quế.
Để tháo gỡ khó khăn về đầu ra cho cây quế địa phương, huyện còn linh hoạt tạo điều kiện, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến, thu mua, tiêu thụ sản phẩm từ vỏ, gỗ và cành, lá quế, giúp bà con thu được giá trị kinh tế cao.
Qua nhiều năm, cây quế Văn Yên đã mang lại cho người dân nguồn thu lớn, ổn định. Nếu trước đây, người trồng chỉ thu lợi được từ vỏ quế thì nay, toàn bộ các nguyên liệu như thân, cành, lá quế đều có thể bán được với giá cao.
Cây quế ở Văn Yên ngày càng khẳng định thương hiệu khi được Cục Sở hữu trí tuệ quyết định chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quế Văn Yên. Với những ưu thế trên, cây quế tiếp tục được xác định là cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế của Văn Yên trong nhiều năm tới.
Thiên nhiên ưu ái ban tặng cho mảnh đất Văn Yên điều kiện thổ nhưỡng phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây quế. Qua thời gian, những đồi quế nơi đây dần trở thành rừng. Bên cạnh đó, kỹ thuật canh tác quế lâu đời của cộng đồng người Dao nơi đây cũng đem lại cho vùng đất này sản vật quý là quế Văn Yên.
Địa bàn huyện Văn Yên có trên 40.000ha quế. Hàng năm, huyện trồng mới từ 1.000 đến 1.200ha quế. Với diện tích đó, nguồn lợi từ quế mang lại mỗi năm đạt trên 540 tỷ đồng. Không chỉ giúp bà con vùng miền núi vươn lên làm giàu, ổn định cuộc sống, cây quế Văn Yên còn góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và bảo vệ môi trường sinh thái. Đây được xem là thành quả sau nhiều năm thực hiện chính sách phát triển vùng nguyên liệu quế bền vững của huyện Văn Yên.
Trước đó, để nâng tầm cho loại cây trồng chủ lực của địa phương, huyện Văn Yên đã có nhiều giải pháp để phát triển vùng nguyên liệu quế ổn định, bền vững. Cụ thể, đi đôi việc vận động nhân dân trồng quế theo vùng tập trung với các giống quế chất lượng cao, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, huyện còn chú trọng xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu quế vào các xã vùng cao nhằm bảo tồn nguồn gen quý.
Cùng với đó, huyện xây dựng các chính sách hỗ trợ khoa học, kỹ thuật; rừng trồng sản xuất; tổ chức tập huấn cách trồng, chăm sóc, khai thác, bảo vệ quế đúng quy trình kỹ thuật và thành lập hiệp hội chế biến quế.
Để tháo gỡ khó khăn về đầu ra cho cây quế địa phương, huyện còn linh hoạt tạo điều kiện, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến, thu mua, tiêu thụ sản phẩm từ vỏ, gỗ và cành, lá quế, giúp bà con thu được giá trị kinh tế cao.
Qua nhiều năm, cây quế Văn Yên đã mang lại cho người dân nguồn thu lớn, ổn định. Nếu trước đây, người trồng chỉ thu lợi được từ vỏ quế thì nay, toàn bộ các nguyên liệu như thân, cành, lá quế đều có thể bán được với giá cao.
Cây quế ở Văn Yên ngày càng khẳng định thương hiệu khi được Cục Sở hữu trí tuệ quyết định chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quế Văn Yên. Với những ưu thế trên, cây quế tiếp tục được xác định là cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế của Văn Yên trong nhiều năm tới.
Nguồn Vnexpress.net
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• “Dấu ấn” trong xuất khẩu trái cây năm 2016 (31/12/2016)
• Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2016 đạt 7 tỷ USD (30/12/2016)
• 2016 là năm khó khăn với các nước xuất khẩu gạo (29/12/2016)
• Xuất khẩu năm 2016: nhiều điểm sáng (27/12/2016)
• Sóc Trăng thắng lớn vụ tôm 2016 (27/12/2016)
• Ngành cà phê đặt mục tiêu xuất khẩu từ 5-6 tỷ USD vào năm 2030 (27/12/2016)
• Xuất khẩu thủy sản sang liên minh Châu Âu (EU) (19/12/2016)
• Tổng giá trị xuất khẩu nông sản năm 2016 đạt 32,1 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm 2015 (19/12/2016)
• Xuất khẩu rau quả 11 tháng đầu năm 2016 (17/12/2016)
• Xuất khẩu cá tra đạt trên 1,6 tỉ USD (16/12/2016)
TIN TỨC CŨ