Xuất khẩu tôm sang Canada chưa thể bứt phá
02/12/2016
Hơn một thập kỷ qua, Canada luôn có tên trong số 10 thị trường nhập khẩu tôm hàng đầu của Việt Nam. Xuất khẩu tôm sang thị trường này mặc dù không tăng trưởng mạnh và liên tục nhưng Canada được coi là thị trường tiềm năng đối với mặt hàng tôm Việt Nam do vị trí nằm sát với nước Mỹ và người dân ở đây có mức sống cao.
Xu hướng và nhu cầu của người tiêu dùng Canada gần giống Mỹ, nhưng tiêu dùng bình quân đầu người ở Canada cao hơn đáng kể. Nhu cầu thủy sản tại Canada có xu hướng ngày một tăng.
Canada là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 6 của Việt Nam và chiếm khoảng 4% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam đi các thị trường. Trong tháng 10, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Canada tăng 2,9% so với tháng 10/2015. Tuy nhiên, lũy kế 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này đạt 100,4 triệu USD; giảm 13,9% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong 5 năm (2010-2015), xuất khẩu tôm Việt Nam sang Canada dao động từ 70,8 -201,6 triệu USD. Xuất khẩu đạt thấp nhất vào năm 2012 với gần 70 triệu USD và cao nhất vào năm 2014 với 201,6 triệu USD.
Canada chủ yếu nhập khẩu tôm nguyên liệu tươi/sống/đông lạnh (HS 03) từ Việt Nam để chế biến tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Từ 2010-2013, Canada chủ yếu nhập khẩu tôm sú với tỷ trọng tôm sú xuất khẩu sang thị trường này luôn cao hơn nhiều so với tôm chân trắng. Năm 2013, tỷ trọng tôm sú chiếm 60% trong khi tỷ trọng tôm chân trắng chiếm 39% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Canada. Từ 2014 trở đi, tôm chân trắng vượt tôm sú về tỷ trọng xuất khẩu. Năm 2015, tỷ trọng tôm chân trắng xuất khẩu sang Canada chiếm 58% trong khi tôm sú chiếm 41%. Tính tới tháng 10/2016, tỷ trọng tôm chân trắng và tôm sú sang thị trường này lần lượt là 57% và 41%.
Theo Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), nhập khẩu tôm vào Canada 9 tháng đầu năm nay đạt 322,8 triệu USD; giảm 10,8% so với cùng kỳ năm 2015. Trong số 4 nhà cung cấp tôm chính cho Canada, Việt Nam đứng thứ 2 sau Thái Lan, chiếm 24% tổng nhập khẩu tôm vào Canada; nhập khẩu tôm từ Việt Nam giảm mạnh nhất 22%; tiếp đó Trung Quốc giảm 18,7% và Ấn Độ giảm 9,3%. Duy nhất Thái Lan – nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Canada – tăng 17,7% trong xuất khẩu tôm sang Canada.
Nhập khẩu tôm của Canada năm nay có xu hướng giảm một phần do sự kiện Brexit tại Anh vừa qua. Sự kiện Brexit khiến nhu cầu nhập khẩu tôm của Anh giảm, Canada sẽ xuất khẩu được ít tôm sang Anh. Xuất khẩu giảm có thể khiến nhu cầu nhập khẩu tôm nguyên liệu giảm của Canada giảm.
Vùng Newfoundland (thuộc Cannada) có mối quan hệ mật thiết với thị trường Anh. Đồng bảng Anh bất ngờ giảm 6,5% so với đồng đôla Canada sau Brexit cũng tác động tiêu cực tới các nhà nhập khẩu của Anh nên họ sẽ thận trọng hơn trong các quyết định kinh doanh của mình.
Tại thị trường Cannada, Việt Nam phải cạnh tranh mạnh về giá với các nước đối thủ như Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc. Bên cạnh đó, cạnh tranh ngày càng lớn từ Ấn Độ về nguồn cung và sản phẩm cũng góp phần làm giảm thị phần của tôm Việt Nam trên thị trường này. Mặc dù Ấn Độ hiện vẫn đứng sau Việt Nam về cung cấp tôm cho Canada nhưng nhìn vào tốc độ tăng trưởng nhập khẩu tôm Ấn Độ vào thị trường này, có thể dễ dàng nhận thấy sự mở rộng nhanh chóng thị phần tôm Ấn Độ ở Canada.
Để thành công trên thị trường Canada, nhà xuất khẩu còn phải cạnh tranh với các đối thủ đã hiện diện ở thị trường này nhiều năm qua, như Trung Quốc. Hơn 10 năm qua, Trung Quốc đã chiếm thị phần đáng kể trong tổng nhập khẩu cá và sản phẩm thủy sản của Canada.
Những năm gần đây, Canada tiêu thụ khá nhiều tôm nước ấm (như tôm sú, tôm chân trắng) của các nước Đông Nam Á. Người tiêu dùng Canada ngày càng ưa chuộng sản phẩm thủy sản chế biến, nhất là tôm chế biến và tôm đông lạnh, do tính tiện dụng cao. Trong thực đơn nhiều nhà hàng, các món chế biến từ tôm ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, mặt hàng tôm còn vỏ ướp đá hoặc đông lạnh được chuộng hơn cả. Tôm đông lạnh NK được người Canada ưa thích cả về hình thức lẫn kích cỡ. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm chất lượng tốt.
Để xuất khẩu tôm sang Canada, doanh nghiệp nên tập trung vào phân khúc hàng giá trị gia tăng và đối với các sản phẩm tươi sống nhà xuất khẩu nên cung cấp cho khách hàng Canada thông tin về cách chuẩn bị hoặc cách chế biến sản phẩm đó. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên quan tâm nhiều hơn đến mẫu mã hàng hóa, phát triển mặt hàng mới, chú trọng chất lượng dịch vụ, bao gói, nhãn mác, giá cả phù hợp.
Do nguồn cung thủy sản nội địa của Canada khá dồi dào nên yêu cầu đối với chất lượng và điều kiện thủy sản NK vào nước này cũng khắt khe hơn. Ngoài ra, khoảng cách địa lý, phương thức thanh toán, chưa tiếp cận được các kênh phân phối lớn tại Canada cũng là những yếu tố khiến xuất khẩu tôm Việt Nam sang Canada chưa thể bứt phá.
Xu hướng và nhu cầu của người tiêu dùng Canada gần giống Mỹ, nhưng tiêu dùng bình quân đầu người ở Canada cao hơn đáng kể. Nhu cầu thủy sản tại Canada có xu hướng ngày một tăng.
Canada là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 6 của Việt Nam và chiếm khoảng 4% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam đi các thị trường. Trong tháng 10, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Canada tăng 2,9% so với tháng 10/2015. Tuy nhiên, lũy kế 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này đạt 100,4 triệu USD; giảm 13,9% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong 5 năm (2010-2015), xuất khẩu tôm Việt Nam sang Canada dao động từ 70,8 -201,6 triệu USD. Xuất khẩu đạt thấp nhất vào năm 2012 với gần 70 triệu USD và cao nhất vào năm 2014 với 201,6 triệu USD.
Canada chủ yếu nhập khẩu tôm nguyên liệu tươi/sống/đông lạnh (HS 03) từ Việt Nam để chế biến tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Từ 2010-2013, Canada chủ yếu nhập khẩu tôm sú với tỷ trọng tôm sú xuất khẩu sang thị trường này luôn cao hơn nhiều so với tôm chân trắng. Năm 2013, tỷ trọng tôm sú chiếm 60% trong khi tỷ trọng tôm chân trắng chiếm 39% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Canada. Từ 2014 trở đi, tôm chân trắng vượt tôm sú về tỷ trọng xuất khẩu. Năm 2015, tỷ trọng tôm chân trắng xuất khẩu sang Canada chiếm 58% trong khi tôm sú chiếm 41%. Tính tới tháng 10/2016, tỷ trọng tôm chân trắng và tôm sú sang thị trường này lần lượt là 57% và 41%.
Theo Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), nhập khẩu tôm vào Canada 9 tháng đầu năm nay đạt 322,8 triệu USD; giảm 10,8% so với cùng kỳ năm 2015. Trong số 4 nhà cung cấp tôm chính cho Canada, Việt Nam đứng thứ 2 sau Thái Lan, chiếm 24% tổng nhập khẩu tôm vào Canada; nhập khẩu tôm từ Việt Nam giảm mạnh nhất 22%; tiếp đó Trung Quốc giảm 18,7% và Ấn Độ giảm 9,3%. Duy nhất Thái Lan – nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Canada – tăng 17,7% trong xuất khẩu tôm sang Canada.
Nhập khẩu tôm của Canada năm nay có xu hướng giảm một phần do sự kiện Brexit tại Anh vừa qua. Sự kiện Brexit khiến nhu cầu nhập khẩu tôm của Anh giảm, Canada sẽ xuất khẩu được ít tôm sang Anh. Xuất khẩu giảm có thể khiến nhu cầu nhập khẩu tôm nguyên liệu giảm của Canada giảm.
Vùng Newfoundland (thuộc Cannada) có mối quan hệ mật thiết với thị trường Anh. Đồng bảng Anh bất ngờ giảm 6,5% so với đồng đôla Canada sau Brexit cũng tác động tiêu cực tới các nhà nhập khẩu của Anh nên họ sẽ thận trọng hơn trong các quyết định kinh doanh của mình.
Tại thị trường Cannada, Việt Nam phải cạnh tranh mạnh về giá với các nước đối thủ như Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc. Bên cạnh đó, cạnh tranh ngày càng lớn từ Ấn Độ về nguồn cung và sản phẩm cũng góp phần làm giảm thị phần của tôm Việt Nam trên thị trường này. Mặc dù Ấn Độ hiện vẫn đứng sau Việt Nam về cung cấp tôm cho Canada nhưng nhìn vào tốc độ tăng trưởng nhập khẩu tôm Ấn Độ vào thị trường này, có thể dễ dàng nhận thấy sự mở rộng nhanh chóng thị phần tôm Ấn Độ ở Canada.
Để thành công trên thị trường Canada, nhà xuất khẩu còn phải cạnh tranh với các đối thủ đã hiện diện ở thị trường này nhiều năm qua, như Trung Quốc. Hơn 10 năm qua, Trung Quốc đã chiếm thị phần đáng kể trong tổng nhập khẩu cá và sản phẩm thủy sản của Canada.
Những năm gần đây, Canada tiêu thụ khá nhiều tôm nước ấm (như tôm sú, tôm chân trắng) của các nước Đông Nam Á. Người tiêu dùng Canada ngày càng ưa chuộng sản phẩm thủy sản chế biến, nhất là tôm chế biến và tôm đông lạnh, do tính tiện dụng cao. Trong thực đơn nhiều nhà hàng, các món chế biến từ tôm ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, mặt hàng tôm còn vỏ ướp đá hoặc đông lạnh được chuộng hơn cả. Tôm đông lạnh NK được người Canada ưa thích cả về hình thức lẫn kích cỡ. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm chất lượng tốt.
Để xuất khẩu tôm sang Canada, doanh nghiệp nên tập trung vào phân khúc hàng giá trị gia tăng và đối với các sản phẩm tươi sống nhà xuất khẩu nên cung cấp cho khách hàng Canada thông tin về cách chuẩn bị hoặc cách chế biến sản phẩm đó. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên quan tâm nhiều hơn đến mẫu mã hàng hóa, phát triển mặt hàng mới, chú trọng chất lượng dịch vụ, bao gói, nhãn mác, giá cả phù hợp.
Do nguồn cung thủy sản nội địa của Canada khá dồi dào nên yêu cầu đối với chất lượng và điều kiện thủy sản NK vào nước này cũng khắt khe hơn. Ngoài ra, khoảng cách địa lý, phương thức thanh toán, chưa tiếp cận được các kênh phân phối lớn tại Canada cũng là những yếu tố khiến xuất khẩu tôm Việt Nam sang Canada chưa thể bứt phá.
Nguồn Vasep
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• “Dấu ấn” trong xuất khẩu trái cây năm 2016 (31/12/2016)
• Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2016 đạt 7 tỷ USD (30/12/2016)
• 2016 là năm khó khăn với các nước xuất khẩu gạo (29/12/2016)
• Xuất khẩu năm 2016: nhiều điểm sáng (27/12/2016)
• Sóc Trăng thắng lớn vụ tôm 2016 (27/12/2016)
• Ngành cà phê đặt mục tiêu xuất khẩu từ 5-6 tỷ USD vào năm 2030 (27/12/2016)
• Xuất khẩu thủy sản sang liên minh Châu Âu (EU) (19/12/2016)
• Tổng giá trị xuất khẩu nông sản năm 2016 đạt 32,1 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm 2015 (19/12/2016)
• Xuất khẩu rau quả 11 tháng đầu năm 2016 (17/12/2016)
• Xuất khẩu cá tra đạt trên 1,6 tỉ USD (16/12/2016)
TIN TỨC CŨ