Thị trường xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp cần biết: Một số lưu ý khi xuất khẩu hàng thực phẩm sang I-ran
15/10/2013

Iran vốn là một nước xuất khẩu là chủ yếu, trong xuất khẩu thì dầu thô và các sản phẩm hóa dầu chiếm tới trên 70 % do đó nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng thông thường cũng như thiết yếu là điều dễ hiểu.

Sản phẩm của Việt nam xuất khẩu sang Iran bao gồm: hàng may mặc, giày dép, đồ chơi, hàng điện tử, hàng nội thất, linh kiện phụ tùng xe máy, ô tô, cao su và sản phẩm cao su, các loaị máy móc nông nghiệp, động cơ các loại, hàng nông sản có:  chè, gạo, cà phê, hạt tiêu, cơm dừa, hạt điều...

Trong vài năm gần đây  các doanh nghiệp bạn đã tìm hiếu và được Thương vụ cung cấp cho nhiều thông tin cần thiết và bổ ích, nhiều doanh nghiệp hai nước đã bắt đầu triển khai những hợp đồng có giá trị.

Tuy nhiên gần đây nhằm mục đích bảo hộ sản xuất trong nước, cũng như vấn đề bảo an toàn thực phẩm cho sức khỏe nên Bộ Y tế Iran đã ban hành một số qui định hay nói cách khác là rào cản kỹ thuật gây khó khăn, ảnh hưởng  cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Các doanh nghiệp Việt nam khi phải cung cấp nhiều tài liệu liên quan mà xưa nay ta chưa làm hoặc làm nhưng yêu cầu không cao do đó đã xuất hiện những rắc rối chung quanh yêu cầu của bạn về các hồ sơ tài liệu liên quan  cho các hàng hóa thực phẩm, có ảnh hưởng đến sức khỏe. Những mặt hàng bị điều chỉnh bởi qui định mới  này chủ yếu là các loại hàng hóa thực phẩm liên quan đến sức khỏe con người: như chè, cà phê, hạt tiêu, hoa quả chế biến v.v..

            Do đó, các doanh nghiệp khi xuất hàng hóa  sản phẩm có liên quan đến sức khỏe con người phải hết sức lưu ý và chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ sau:

1-     Một bản sao chứng nhận về thực phẩm như: GMP, ISO 22000, HACCP, hoặc IFS, bản sao này phải được Đại sứ quán Iran tại Hà Nội ký xác nhận và đóng dầu.

2-     Một bản sao chứng nhận  miễn thuế đối với sản phẩm đó, và cũng phải được xác nhận  đóng dấu của Đại sứ quán Iran tại Hà nội

3-     Một bản báo cáo phân tích (bản gốc) thành phần hàng hóa, bản báo cáo phải có xác nhận và đóng dấu của Đại sứ quán Iran tại Hà Nội

4-     Một bản sao và một bản nộp  tiền (Bản gốc) khoảng  6.000 USD vào tài khoản số:1421/68 của Cơ quan quản lý sức khỏe thuộc Bộ Y Tế tại ngân hàng Trung ương Iran. Số tiền này do hai bên thỏa thuận, thường là bên mua nộp dạng bảo lãnh sau đó hai bên bàn bạc và cùng chia sẻ với nhau.

5-     Một bức thư yêu cầu của bên mua đăng ký nguồn gốc của công ty nước ngoài hoặc đại lý địa phương của công ty đó.

6-     Những công ty mà thiếu những giấy chứng nhận nêu Mục 1 thì có thể yêu cầu Hiệp hội ngành hàng, hoặc Hiệp hội các nhà xuất khẩu của nước đó cấp cho một giấy tạm thời chúng nhận rằng công ty đang trong quá trình xây dựng, thì sẽ được phía bạn chấp thuận tạm thời. Sau đó công ty phái có các loại giấy tờ cần thiết nêu ở mục 1, hoàn chỉnh và gửi tới cho phía người mua và họ sẽ đăng ký chính thức với cơ quan quản lý chất lượng an toàn thực phẩm của Bộ Y tế và  sẽ có giá trị trong vòng ba năm.

Để dần tiến tới hoàn chỉnh hố sơ cần thiết cho sản phẩm chè cũng như các loại hàng hóa liên quan khác, hiện nay Thương vụ đang phối hợp với Hiệp Hội chè tổ chức đoàn chuyên gia sang Việt nam đến các nông trường và các nhà máy chế biến chè của một số đơn vị trong Hiệp hội nhằm đánh giá chất lượng cũng như các yêu cầu mà khi xuất khẩu chè sang Iran các doanh nghiệp cần phải đảm bảo, tiếp theo sẽ là  những sản phẩm khác.

Ý kiến bạn đọc