Logictic, phân phối
Ngành dịch vụ hậu cần tốt sẽ tạo thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
29/06/2016

Xin ông cho biết Hiệp định TPP mang đến những lợi ích quan trọng nào cho các DN Việt Nam?

Hiệp định TPP sẽ mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho các DN Việt trong quá trình tiếp cận những thị trường mới như: Mexico, Canada, Chile, Peru hay Mỹ, đồng thời mở đường cho các cơ hội tăng trưởng khác.

Quan trọng hơn hết, công tác quản lý xuất nhập khẩu sẽ trở nên dễ dàng hơn đối với các DN Việt khi các thành viên của TPP đồng nhất cam kết cải thiện chính sách về môi trường, hợp lý hóa quy trình hải quan, và tạo ra một hệ thống quản lý minh bạch hơn. Môi trường thương mại tự do sẽ hỗ trợ giảm thiểu chi phí thương mại và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt trong cả quá trình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất lẫn xuất khẩu thành phẩm.

Một lợi ích khác mà TPP mang đến cho DN sản xuất nội địa là sự đồng thuận về “luật xuất xứ”, trong đó, các sản phẩm được giao dịch giữa các nước thành viên sẽ được áp dụng mức thuế thấp hơn với điều kiện sản phẩm được sản xuất từ những nguyên liệu thô, hay sử dụng thành phần cấu tạo được nhập khẩu từ các quốc gia trong khối thành viên. Hiện nay, nền công nghiệp Việt Nam chủ yếu dựa vào việc nhập khẩu thành phần và nguyên vật liệu từ các thị trường khác để sản xuất. Như vậy, “luật xuất xứ” của TPP sẽ có góp phần hiệu chỉnh lại dây chuyền cung ứng tại Việt Nam.

 

 

Ông có thể nói thêm về tầm ảnh hưởng của TPP đến các DN vừa và nhỏ? Liệu sẽ có nhiều khó khăn hơn cho các DN này khi phải cạnh tranh với những công ty đa quốc gia khác?

Thật ra, TPP được hình thành nhằm mục đích hỗ trợ các DN vừa và nhỏ trên thị trường thương mại toàn cầu. Trong môi trường thương mại quốc tế, các DN lớn thường có khả năng điều hướng tốt hơn trong quan hệ thương mại phức tạp nhờ vào nguồn vốn có sẵn và nguồn nhân lực chuyên môn dành để nghiên cứu kĩ các quy định về thương mại. Họ còn có thể được hưởng lợi từ nền “kinh tế bậc thang” với lượng hàng hoá được vận chuyển không giới hạn. Bằng cách tháo bỏ các rào cản kinh tế và đồng hoá các thủ tục hải quan trong khối thương mại, chi phí xuất nhập khẩu sẽ được giảm đáng kể, cho phép các DN vừa và nhỏ được tham gia vào hoạt động thương mại toàn cầu.

 

 

Vậy vai trò của dịch vụ hậu cần trong việc giúp đỡ các DN Việt Nam tận dụng tối đa những lợi thế từ Hiệp định TPP cũng như các hiệp định thương mại khác là gì thưa ông?

Sự cạnh tranh trong khối thành viên sẽ ngày càng tăng cao. Cần lưu ý rằng hình thức cạnh tranh sẽ đa dạng và bao trùm trên nhiều khía cạnh như giá cả, chất lượng, cải tiến và dịch vụ khách hàng. Đây chính là lúc mà dịch vụ hậu cần có thể tạo nên sự khác biệt đáng kể. Dù cho đó là giao dịch đa phương như TPP, hay thoả thuận song phương như Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), các DN đều có thể dựa vào dịch vụ hậu cần để tạo ra lợi thế cạnh tranh và sự đảm bảo cho đối tác và khách hàng. Chuỗi giá trị toàn cầu phụ thuộc rất nhiều vào khả năng quản lý chính xác quá trình nhập khẩu các thành phần nguyên liệu và các doanh nghiệp cần phải đảm bảo rằng lô hàng của họ sẽ đến nơi đúng lúc với tình trạng sản phẩm tốt nhất. Tại UPS, chúng tôi luôn nỗ lực để hỗ trợ khách hàng thực hiện được điều này bằng cách cung cấp một mạng lưới toàn cầu về vận chuyển, kho vận, và cơ sở phân phối nhằm cho phép hàng hoá được vận chuyển trên toàn thế giới một cách nhanh chóng và an toàn.

Đối với các DN Việt Nam chưa từng được xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, TPP là cơ hội lý tưởng cho họ. Mặc dù bị hạn chế về kinh nghiệm cũng như sự hiểu biết các quy định hải quan, họ vẫn có thể tận dụng rất nhiều những công cụ để giao dịch trở nên dễ dàng hơn. Điển hình, giải pháp TradeAbility của UPS có thể giúp các DN tìm hiểu về các khoản chi phí và quy định liên quan khi giao thương với một mỗi quốc gia. Trong khi đó, dịch vụ hoá đơn điện tử của UPS cho phép các DN hoàn thành và nộp hoá đơn thương mại trực tuyến. Những giải pháp trên có thể được áp dụng cho tất cả các DN một cách dễ dàng nhằm đơn giản hoá quy trình và giảm thiểu thách thức kinh doanh ở thị trường nước ngoài.

 

 

Theo ông, dịch vụ nào của UPS sẽ được sử dụng nhiều nhất khi Hiệp định TPP được triển khai?

Như đã đề cập trước đó, TPP sẽ thúc đẩy cạnh tranh trong khối thành viên, do đó việc các DN thể hiện giá trị và khả năng của mình là rất cần thiết. Trong lúc các DN mong muốn tái cấu trúc chuỗi cung ứng thì dịch vụ quản lý thương mại của UPS sẽ thu hút được nhiều sự chú ý từ họ. Thông qua quá trình tư vấn, chúng tôi giúp cải thiện lợi thế cạnh tranh thương mại và giảm thiểu rủi ro thương mại quốc tế bằng cách cung cấp các hình thức đánh giá chuyên biệt cho mỗi DN về thủ tục pháp lý, an ninh và các vấn đề quản trị có thể ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của họ. Điều này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ vi phạm luật, sự trì trệ của thủ tục thuế quan và cắt giảm tối đa các khoản thuế phát sinh.

Dịch vụ UPS Express cũng sẽ cung cấp nhiều lợi thế nhất định cho các ngành công nghiệp nhạy cảm về thời gian như là ngành công nghiệp nặng, sản xuất phụ tùng ô tô và ngành công nghiệp công nghệ cao. Các dịch vụ trong gói UPS Express toàn cầu có thể giúp các doanh nghiệp quản lý quá trình nhập khẩu chuẩn xác hơn, đồng thời dịch vụ UPS Express Freight toàn cầu sẽ hỗ trợ tốt cho các lô hàng quốc tế khẩn cấp có giá trị cao. Khi doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế, các dịch vụ trên có thể đảm bảo hiệu quả thời gian giao hàng.

 

 

Ngành hậu cần ở Việt Nam cần phát triển như thế nào để hỗ trợ tối ưu các DN địa phương trong bối cảnh thị trường thương mại mới dưới tác động của Hiệp định TPP, thưa ông?

Câu nói “tư duy toàn cầu, hành động địa phương” hoàn toàn chính xác trong trường hợp này. Một mặt, các công ty dịch vụ hậu cần với mong muốn giúp đỡ các DN Việt phát triển tốt trong bối cảnh TPP sẽ cần phải chuẩn bị hệ thống vận hành và mạng lưới của riêng họ. Họ cần phải cân nhắc nếu điều kiện kho vận và các cơ sở phân phối của họ có thể quản lý được lượng hàng hoá tăng dần tại các phân làn giao thương và nếu họ có khả năng giúp các DN Việt tái cấu trúc chuỗi cung ứng quốc tế một cách đồng nhất. Mặc dù đây là những vấn đề mà hầu hết các công ty cung cấp dịch vụ hậu cần đều đang cân nhắc, việc triển khai hiệp định TPP sẽ gia tăng mức độ cấp bách của các vấn đề này.

Mặt khác, các công ty cung cấp dịch vụ hậu cần phải nhận thức được rằng nhiều DN Việt đang tiến hành xuất khẩu hàng hóa lần đầu tiên và họ cần sự trợ giúp từ các công ty địa phương ở những giai đoạn nền tảng ban đầu. Phần lớn của sự trợ giúp này là việc bổ sung kiến thức thương mại bao gồm khả năng xử lý thành thạo các thủ tục giấy tờ hải quanvà khả năng quản lý chi phí vận chuyển quốc tế. Đây là những gì chúng tôi đã và đang làm tại Việt Nam và chúng tôi mong muốn được tiếp tục đồng hành với các DN địa phương trong hành trình phát triển và tăng trưởng lợi nhuận của họ.

Xin cảm ơn ông!

Ý kiến bạn đọc