Nông, lâm thủy sản

Cao su Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường thế giới
Các số liệu thống kê mới nhất của Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su Tự nhiên (ANRPC) cho thấy Việt Nam đã vượt qua Malaysia và Ấn Độ để trở thành nước sản xuất cao su tự nhiên lớn thứ ba thế giới.
Không lo “trứng hạn ngạch”, chỉ sợ “trứng tiểu ngạch”
Hạn ngạch của Bộ Công thương là từ nay đến cuối năm sẽ nhập khoảng 48.000 tá trứng (gần 500.000 quả trứng) theo cam kết WTO, khiến người chăn nuôi trong nước lo ngại vì có thể xuất hiện nguồn trứng nhập khẩu giá rẻ. Gần một tháng sau khi Bộ Công thương công bố hạn ngạch nhập khẩu trứng gia cầm, giá trứng tại thị trường TP.HCM vẫn không có biến động, trứng gà vẫn ở mức 26.000đ/chục, trứng vịt 30.000đ/chục, nhưng giá trứng gia cầm tại các trại nuôi thì luôn ở mức thấp, chỉ từ 1.200 - 1.300đ/quả.
Xuất khẩu gạo 11 tháng đạt 6,143 triệu tấn, trị giá gần 2,65 tỷ USD
Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), trong tháng 11 cả nước xuất khẩu được 410.423 tấn gạo, trị giá FOB 181,694 triệu USD, trị giá CIF 201,753 triệu USD. Như vậy lượng gạo xuất khẩu trong tháng 11 giảm mạnh so với con số 537.066 tấn của tháng 10; song đơn giá xuất khẩu lại đạt gần 442,7 USD/tấn, cao hơn so với mức 435,37 USD/tấn của tháng 10. Lũy kế 11 tháng 2012, xuất khẩu gạo đạt đạt 6,143 triệu tấn, trị giá FOB 2,647 tỷ USD, trị giá CIF 2,755 tỷ USD.
Nhiều hứa hẹn cho cà phê sang Trung Đông
Án ngữ trên con đường giao thương giữa châu Á, châu Âu và châu Phi, khu vực Trung Đông luôn có một vị trí quan trọng trên bản đồ thương mại thế giới. Khu vực này được xem là thị trường tiêm năng cho hoạt động trao đổi hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Theo Hải quan Việt Nam, năm 2012, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Đông đạt 37,6 triệu USD. Tính đến hêt tháng 9/2013, con số này ước đạt 35,2 triệu USD và dự kiến, năm 2013, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tới thị trường khu vực ước đạt 47 triệu USD, tăng 25% so với năm 2012.
Tôm Việt Nam trở lại EU một cách ấn tượng
Hiệp hội Chế biến & Xuất khẩu thủy sản VN (VASEP) cho biết, xuất khẩu (XK) tôm của VN sang EU trong quý III/2013 đã phục hồi mạnh mẽ, với mức tăng trưởng 40,5% so với quý III/2012, đạt 125,7 triệu USD, sau khi giảm liên tiếp trong quý I/2013 (giảm 5,2%) và quý II/2013 (giảm 1,5%). Theo VASEP, XK sang cả ba thị trường đơn lẻ dẫn đầu về tiêu thụ tôm VN trong khu vực này là Đức, Anh và Pháp đều tăng trưởng cao trong quý III, trong đó, XK tôm sang Đức tăng 24,8%, sang Anh tăng 65% và sang Pháp tăng 71,8%.
Doanh nghiệp xuất khẩu cá tra phải chứng minh nguồn gốc xuất xứ
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) vừa có công văn 248, góp ý về dự thảo nghị định nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra. Theo đó, trong 236 đầu mối xuất khẩu cá tra hiện nay, thì 94 DN có nhà máy chế biến cá tra, chiếm đến 90% giá trị kim ngạch xuất khẩu ngành cá tra. Giá trị xuất khẩu cá tra của các DN không có nhà máy chế biến chỉ chiếm khoảng 10%.
Xuất khẩu tôm của Ấn Độ tăng kỷ lục trong năm 2013
Từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2013, xuất khẩu tôm của Ấn Độ tăng kỷ lục. Giá trị xuất khẩu tăng 89,98% - từ 75.647,9 triệu Rupi (năm 2012) lên 143.644,5 triệu Rupi. Tỷ trọng tôm xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng từ 51,48% (giai đoạn tháng 4 đến tháng 12 năm 2012) lên 65,41% năm 2013, khối lượng đạt 229.010 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 2.396,3 triệu USD.
Xuất khẩu gạo năm 2013 giảm mạnh
Giá gạo xuất khẩu trung bình 11 tháng đầu năm 2013 đạt 441,2 USD/tấn, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2012. Gạo của Việt Nam chủ yếu được xuất sang 10 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như: Trung Quốc, Bờ Biển Ngà, Malaysia, Gana, Philippines, Singapore, Hong Kong, Indonesia, Angola và Nga.
Sữa ngoại phải có chứng nhận chất lượng
Từ ngày 20/12, tất cả các mặt hàng sữa nhập khẩu sẽ phải có chứng nhận thực phẩm đạt yêu cầu an toàn của Bộ Công Thương, mới được phép lưu thông tại Việt Nam. Bộ Công Thương vừa có quy định mới siết chặt việc nhập khẩu các loại sữa ngoại kém chất lượng. Theo Thông tư 28 quy định về kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các thực phẩm thuộc chức năng quản lý của Bộ Công Thương vừa ban hành, các loại sữa chế biến nhập khẩu sẽ thuộc danh sách các loại thực phẩm phải “tiền kiểm” về độ an toàn, chất lượng trước khi thông quan vào Việt Nam. Thời gian áp dụng bắt đầu từ ngày 20/12/2013.
Giá gạo Việt xuất khẩu tiếp tục vượt Thái Lan
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam duy trì xu hướng tăng của tuần trước, kéo giá lúa gạo tại thị trường đồng bằng sông Cửu Long tăng theo. Tính từ đầu năm, xuất khẩu gạo đã đạt trên 6,2 triệu tấn. Chuyên trang lúa gạo Oryza cho biết, tính đến ngày thứ Sáu tuần trước, giá gạo xuất khẩu loại 5% tấm của Việt Nam ở mức 430-440 USD/tấn, tăng 10 USD/tấn so với trước đó một tuần. Trong vòng 2 tuần qua, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã tăng khoảng 20 USD/tấn.
Nhật Bản sẽ nới lỏng điều kiện nhập khẩu tôm
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản thời gian tới sẽ thuận lợi hơn, bởi cơ quan thầm quyền nước này đang xem xét nâng mức dư lượng Ethoxyquin (ETQ) trong tôm nhập khẩu (NK) nguồn gốc Việt Nam từ 0,01 ppm lên 0,2 ppm. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản trong thời gian tới sẽ thuận lợi hơn, bởi cơ quan thầm quyền nước này đang xem xét nâng mức dư lượng Ethoxyquin.
Mỹ sẽ kiểm tra gắt gao thực phẩm nhập khẩu
Mới đây, Cơ quan Giám sát Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã đề nghị một số quy định mới kiểm soát chặt thực phẩm nhập khẩu vào nước này. Đáng lưu ý là quy định buộc các nhà nhập khẩu phải tuân thủ những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm giống như các nhà sản xuất thực phẩm trong nước. Cụ thể, các nhà buôn trong và ngoài nước Mỹ muốn bán thực phẩm tại thị trường Mỹ phải nộp cho nhà chức trách Mỹ các kế hoạch chính thức, trong đó cho biết họ đã làm gì để thực phẩm không gây bệnh cho mọi người. Ví dụ, các nhà nông phải cam đoan nước tưới của họ là nước sạch.
Xuất khẩu gạo sang Ghana gặp khó
Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, Bộ Công Thương, Chính phủ Ghana đã đưa ra quyết định về việc cấm nhập khẩu gạo qua đường bộ kể từ ngày 1/11/2013. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam. Nguyên nhân Chính phủ Ghana cấm nhập khẩu gạo qua đường bộ là để đảm bảo việc thu thuế và các loại phí. Tuy nhiên, Hiệp hội các nhà nhập khẩu và kinh doanh gạo Ghana- Bờ Biển Ngà (GIISA) cho rằng, lệnh cấm sẽ có tác động tiêu cực với nền kinh tế Ghana do sẽ có nhiều người mất việc làm và gây nên tình trạng độc quyền kinh doanh gạo đối với một số ít nhà nhập khẩu và các doanh nghiệp nước ngoài.
Xuất khẩu điều tăng nhờ nhập khẩu nguyên liệu
Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, lượng điều xuất khẩu tăng, có thể ký hợp đồng số lượng lớn là nhờ nhập khẩu nguyên liệu đảm bảo. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, tổng lượng hạt điều xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2013 đạt mức 212.000 tấn với giá trị 1,3 tỉ USD, tăng 15% về lượng và tăng 8,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là ba thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm lần lượt 34%, 17% và 10% tổng giá trị xuất khẩu. Đặc biệt trong chín tháng đầu năm 2013, khối lượng và giá trị xuất khẩu điều sang thị trường Ấn Độ tăng mạnh lần lượt là 83% về lượng và 58% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.
Nhập khẩu ngô tiếp tục tăng cả về lượng và trị giá
Nếu như nhập khẩu ngô 7 tháng đầu năm 2013 tăng cả về lượng và trị giá, thì nay sang 8 tháng đà này tiếp tục tăng lần lượt 12,56% về lượng và tăng 18,96% về trị giá so với 8 tháng năm 2012 tương đương với 1,2 triệu tấn, trị giá 411,7 triệu USD. Các thị trường chính Việt Nam nhập khẩu ngô trong thời gian này là Ấn Độ, Achentina, Braxin, Cămpuchia và Hoa Kỳ. Ấn Độ vẫn là thị trường chiếm thị phần lớn 78% với 999,7 nghìn tấn, trị giá 299,5 triệu USD, tăng 14,72% về lượng và tăng 20,91% về trị giá so với cùng kỳ.
Mở rộng thị trường xuất khẩu thanh long
Thời gian gần đây thanh long Việt Nam đã mở rộng được thị trường xuất khẩu nhờ tăng diện tích và chất lượng.Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại cần khắc phục nhanh. Tăng diện tích và chất lượng Đến nay cả nước có 32 tỉnh, thành trồng thanh long với khoảng 25 ngàn ha, sản lượng trên 460 ngàn tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 150 triệu USD. Thanh long Việt Nam có 2 loại, hầu hết là ruột trắng, chỉ một số ít là ruột đỏ. Các địa phương trồng thanh long nhiều nhất là Bình Thuận, Tiền Giang, Long An.
Thị trường mới cho gạo Việt Nam xuất khẩu
Các nước châu Phi đang ngày càng ưa chuộng gạo Việt Nam. Từ đầu năm đến nay, lượng gạo xuất khẩu sang châu Phi đã tăng 10-30% so với năm ngoái.
Thêm rào cản cho xuất khẩu tôm
Dù đã kiên trì theo đuổi mục tiêu hạ mức thuế nhưng tới giờ, thuế chống bán phá giá áp đặt cho mặt hàng tôm Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ vẫn chưa được tháo gỡ. Thêm một lần nữa, các doanh nghiệp tôm của Mỹ lại tạo cơn sóng gió khi yêu cầu áp thuế trợ cấp đối với mặt hàng này của Việt Nam. Năm 2012, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của ngành tôm Việt Nam sau Nhật Bản, chiếm 20% tỷ trọng giá trị xuất khẩu của toàn ngành.
Xuất khẩu thủy sản của Peru trong tháng 7 giảm 15,7%
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Peru trong tháng 7/2013 đạt 320,9 triệu USD, giảm 15,7% so với 380,3 triệu USD cùng tháng năm 2012. Bộ sản xuất (Produce) báo cáo rằng, lượng thủy sản xuất khẩu trong tháng 7/2013 giảm 32,8%, xuống còn 169.300 tấn, so với 251.700 tấn cùng tháng năm ngoái. Sự suy giảm này chủ yếu do doanh số bán sản phẩm thủy sản đông lạnh, bột cá và dầu cá giảm. Theo thống kê mới nhất của Bulletin bởi Produce, xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2013 đạt 680.800 triệu tấn sản phẩm cá, với kim ngạch đạt 1.392,7 triệu USD, trong khi cùng kỳ năm ngoái đạt 1,4 triệu tấn, với kim ngạch 2.160,9 triệu USD.
Trái cây Việt Nam sẽ ‘rộng cửa’ vào thị trường Mỹ
Mỹ khẳng định đang nhanh chóng tháo gỡ một số vướng mắc về mặt thủ tục để hoa quả Việt Nam được nhập khẩu vào thị trường này. Dứa đóng hộp xuất khẩu. Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, tại cuộc gặp giữa Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack cùng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa qua, phía Mỹ khẳng định đang nhanh chóng tháo gỡ một số vướng mắc về mặt thủ tục để hoa quả Việt Nam được nhập khẩu vào Mỹ.
Trang 31/33 « .. 29 30 31 32 33 »