Nông, lâm thủy sản

Rào cản đối với xuất khẩu tôm của Êcuađo trên một số thị trường
Theo Phòng Nuôi trồng thủy sản Quốc gia Êcuađo (CNA), xuất khẩu tôm của Êcuađo sang Achentina, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ai Cập và Braxin gặp khó khăn do các rào cản kỹ thuật, thuế quan và vệ sinh. Quý 1 năm 2013, xuất khẩu tôm của Êcuađo đạt 330 triệu USD, tăng 18%, do giá quốc tế tăng, trong khi khối lượng xuất khẩu hầu như không đổi đạt 103.000 pao so với 104.000 trong cùng kỳ năm ngoái.
Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu có xu hướng giảm trong các tháng gần đây
Xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu thế giới. Năm 2012 nước ta xuất 119.000 tấn tiêu, đạt kim ngạch 808 USD. Hiện tiêu Việt Nam có mặt trên hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. 6 tháng đầu năm 2013, cả nước xuất khẩu được 82.418 tấn hạt tiêu, bao gồm 70.906 tấn tiêu đen và 11.512 tấn tiêu trắng. Tổng kim ngạch đạt 536,68 triệu USD, tiêu đen 435 triệu USD, tiêu trắng 102 triệu USD. So với cùng kì năm 2012, lượng xuất khẩu tăng 18,1%, giá trị tăng 13,7%. Giá xuất khẩu bình quân 6 tháng tiêu đen 6.178 USD/tấn, tiêu trắng 8.865 USD/tấn (so với cùng kỳ năm trước, giá xuất khẩu tiêu đen giảm 3,5%, tiêu trắng giảm 3%).
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam bắt đầu hồi phục
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cho thấy dấu hiệu hồi phục sau 2 tháng giảm liên tiếp về kim ngạch xuất khẩu từ 10,7-30,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Tổng cục hải quan, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong nửa đầu năm 2013 đạt 2,89 tỉ USD, tăng nhẹ 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, dẫn đầu là kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 1,1 tỉ USD, có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong cơ cấu giá trị thủy sản, đạt 8,6%, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết. Xuất khẩu tôm trắng tăng 71,5%
Việt Nam khó đẩy mạnh xuất khẩu cá tra sang Mỹ vào cuối năm
Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Mỹ sẽ khó có thể tăng trưởng vào cuối năm do đà phục hồi nhập khẩu cá tra của Mỹ đang chững lại và lượng dự trữ cá tra của nước này còn nhiều. Tin từ Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết một số doanh nghiệp nhận định sau khi Bộ Thương mại Mỹ công bố kết quả sơ bộ đợt xem xét hành chính lần thứ 9 thuế chống bán phá giá cá tra philê đông lạnh Việt Nam giai đoạn từ 1/8/2011 đến 31/7/2012 (POR9) vào đầu tháng 9 vừa qua, thị trường cá tra Mỹ sắp tới chưa thể tốt hơn.
Rộng đường xuất khẩu tôm vào Mỹ
Tôm Việt Nam không còn phải chịu thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá. Ngày 21-8-2013, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC) ra tuyên bố ngành sản xuất tôm Mỹ không bị thiệt hại bởi tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Do vậy, thuế chống trợ cấp mà Bộ Thương mại Mỹ (DOC) mới có kết luận điều tra một vài tuần trước sẽ không được áp dụng, các doanh nghiệp (DN) sẽ được hoàn lại tiền thuế ký quỹ từ quyết định sơ bộ. "Đây là lần hiếm có trong lịch sử kiện chống trợ cấp, Mỹ công bố sản phẩm tôm một nước bị coi có nền kinh tế phi thị trường không bị áp loại thuế này. Vài ngày trước, tôm Việt Nam cũng lần đầu tiên được minh oan không bán phá giá tại Mỹ. Từ đây, các DN nước ta sẽ có thêm nhiều cơ hội xuất khẩu tôm sang Mỹ" - ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), nhận định.
Bang California quan tâm thị trường nông sản Việt Nam
Sáng (19/8), tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú đã có buổi tiếp và làm việc với Bộ trưởng Nông nghiệp và thực phẩm Bang Canifornia, Hoa Kỳ Karen Ross. California là một trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới với tổng sản phẩm quốc dân của bang đạt trên 2 nghìn tỷ USD (2012). Nông nghiệp là ngành công nghiệp chính của bang và California cũng là nhà sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp lớn nhất của Hoa Kỳ.
Nhà nhập khẩu Mỹ vẫn chuộng cá tra việt
Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: Trước tác động của việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) tăng thuế chống bán phá giá, các DN Việt Nam đã tăng giá cá. Tuy giá cá nhập khẩu tăng thêm từ 30 đến 70 cent/kg nhưng các doanh nghiệp (DN) nhập khẩu và phân phối tại Mỹ cho biết vẫn tiếp tục tìm kiếm thêm nguồn cung cá tra từ Việt Nam.
Trung Quốc tăng nhập khẩu cá tra Việt Nam
VASEP cho biết, xuất khẩu (XK) thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng mạnh do thu nhập của người dân tăng và lối sống thay đổi đã và đang thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở nước này, nhất là thủy sản chất lượng cao. Trung Quốc hiện là thị trường tiềm năng cho các nhà XK thủy sản của nhiều nước trên thế giới. Năm 2012, Trung Quốc NK 34.253 tấn philê cá đông lạnh (mã HS0304), trị giá 89,89 triệu USD, tăng 41,43% về khối lượng và 37,2% về giá trị so với năm 2011, trong đó nhập khẩu (NK) từ Việt Nam 15.676 tấn, trị giá 32,4 triệu USD, tăng 83,65% về khối lượng và 67,6% về giá trị. Trong năm nay, Trung Quốc NK nhiều nhất philê cá đông lạnh từ Việt Nam, chiếm khoảng 36% tổng giá trị NK sản phẩm này, tiếp đến Mỹ, Indonesia...
Thị trường xuất khẩu cá tra: cần tổ chức lại một cách căn cơ
Trước thực tế hiện nay, ngành cá tra Việt Nam phải tổ chức lại thị trường xuất khẩu một cách căn cơ, bài bản hơn để chủ động ứng phó và vượt qua những rào cản. Vài năm gần đây, cá tra Việt Nam liên tiếp vấp phải những rào cản thương mại từ các nước nhập khẩu. Mới đây nhất, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã quyết định áp thuế chống bán phá giá sản phẩm cao gấp đôi so với đợt rà soát trước. Thực tế này đòi hỏi ngành cá tra Việt Nam phải tổ chức lại thị trường xuất khẩu một cách căn cơ, bài bản hơn để chủ động ứng phó và vượt qua những rào cản.
Châu Á vẫn là thị trường gạo lớn nhất của Việt Nam
Ngày 12-8, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết tuần đầu tháng 8-2013, từ ngày 1 đến 8-8, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt gần 88.000 tấn, trị giá hơn 37 triệu USD.
Châu Phi: thị trường tiềm năng của gạo Việt Nam
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Việt Nam đã xuất khẩu được 4,791 triệu tấn gạo từ 1-1 đến 12-8-2013, trị giá 2,054 tỷ USD với giá trung bình khoảng 429 USD/tấn (FOB). Trong 12 ngày đầu tháng 8, Việt Nam xuất khẩu khoảng 100.565 tấn gạo bao gồm 22.333 tấn gạo 4%-10% tấm, khoảng 9.510 tấn gạo 15% -20% tấm, 31.790 tấn gạo 25% -45% tấm và khoảng 28.661 tấn gạo thơm. Châu Phi là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 12 ngày đầu tháng 8, chiếm khoảng 67,02% tổng lượng gạo xuất khẩu. Châu Á là thị trường lớn thứ hai, chiếm khoảng 27,79% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi Trung Đông, Mỹ, Úc và châu Âu chiếm khoảng 2,17%, 1,77%, 0,65% và 0,60% tương ứng.
EU - thị trường hấp dẫn cho tôm Việt Nam
Trong bối cảnh tôm Việt Nam phải chịu mức thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp 4,52% từ Bộ Thương mại Mỹ, kinh tế châu Âu phục hồi là thông tin tốt đối với các nhà sản xuất tôm Việt Nam. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết: xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường châu Âu liên tục giảm từ năm ngoái cho đến cuối tháng 4/2013, trong bối cảnh tình hình kinh tế của khu vực này sụt giảm kéo theo nhu cầu đối với mặt hàng tôm xuống thấp.
Thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam 7 tháng năm 2013
Theo số liệu thống kê, trong tháng 7/2013, xuất khẩu chè của Việt Nam đạt 13.595 tấn, trị giá 23.338.482 USD, tăng 13,4% về lượng và tăng 21% về trị giá. Tính đến hết tháng 7/2013, xuất khẩu chè đạt 74.785 tấn, trị giá 117.059.952 USD, giảm 3,5% về lượng, nhưng tăng 1,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Pakistan vẫn là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam, trong 7 tháng năm 2013, Việt Nam xuất sang thị trường này 10.219 tấn chè các loại, với trị giá 19.537.499 USD, giảm 12,8% về lượng và giảm 20% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam chủ yếu xuất sang thị trường này các loại chè xanh BT, chè đen OP.
Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam
Số liệu từ Hiệp hội Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho thấy Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm, tiếp đến là EU và Nhật Bản. Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong 6 tháng đầu năm tăng 6% so với cùng kỳ năm trước lên hơn 609.000 USD, dù giá trị xuất khẩu trong tháng 6 giảm nhẹ 0,1% so với tháng 5 xuống 113.000 USD. Xuất khẩu thủy sản sang EU nửa đầu của năm 2013 giảm 7,8% so với cùng kỳ năm 2012 xuống 512.300 USD. Giá trị xuất khẩu trong tháng 6 sang thị trường này cũng giảm 5,2% so với tháng 5 xuống 93.200 USD.
Thị trường xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2013
Trong 10 năm gần đây, Việt Nam luôn giữ vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu hạt tiêu và 6 năm liên tiếp chi phối thị trường hạt tiêu thế giới. Song giá trị thấp hơn nhiều so với các nước sản xuất tiêu lớn khác. Hiện hạt tiêu Việt Nam đã có mặt tại 150 quốc gia, vùng lãnh thổ. Hàng năm có 95% sản lượng dùng cho xuất khẩu, trong đó 85% xuất khẩu dưới dạng sơ chế thô đã làm giảm giá trị kim ngạch thu về. 5 tháng đầu năm 2013 xuất khẩu hạt tiêu đạt 455,7 triệu USD, đạt mức tăng trưởng 12,28% so với 5 tháng đầu năm ngoái; riêng tháng 5/2013 kim ngạch đạt 103,17 triệu USD, tăng 2,42% so với tháng trước đó.
Kim ngạch xuất khẩu cao su giảm 19,2%
6 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu cao su đạt 383.000 tấn với giá trị đạt 976 triệu USD, giảm 19,2% về kim ngạch so cùng kỳ năm 2012. Theo Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 6 ước đạt trên 2,33 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu của ngành 6 tháng đầu năm 2013 lên con số 13,31 tỷ USD, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm 2012; trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt xấp xỉ 6,80 tỷ USD, giảm 10,5%; trong khi giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 2,88 tỷ USD, tăng 0,9%; lâm sản chính ước đạt trên 2,59 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2012.
Xuất khẩu tôm 5 tháng đầu năm đạt gần 864 triệu USD
Đến hết tháng 5/2013, giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt trên 863,5 triệu USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2012. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), từ đầu năm đến hết tháng 5/2013, giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt trên 863,5 triệu USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2012. Xuất khẩu sang một số thị trường chính đã có sự phục hồi nhất định một phần nhờ tăng nhu cầu nhập khẩu theo chu kỳ hằng năm cộng với một số yếu tố khác từ thị trường.
Thị trường tôm Mỹ mất dần vị thế hàng đầu
Vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả quyết định sơ bộ thuế chống trợ cấp (CVD) tôm nước ấm đông lạnh từ 7 quốc gia là Ecuador, Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam để bảo hộ ngành tôm trong nước Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, về lâu dài CVD sẽ làm mất dần vị thế hàng đầu của thị trường Mỹ trên thế giới nên các nhà xuất khẩu (XK) tôm sẽ chuyển sang các thị trường khác hấp dẫn hơn.
Thủy sản gặp khó với rào cản thương mại
Thị trường nhập khẩu (NK) sụt giảm nghiêm trọng, các rào cản kỹ thuật, thương mại không ngừng gia tăng đã tác động lớn tới hoạt động xuất khẩu (XK( thủy sản và để tháo gỡ những khó khăn này, doanh nghiệp (DN) thủy sản rất cần sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng. Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, năm 2012 là năm ngành thủy sản đạt mức tăng trưởng thấp nhất trong những năm qua (chỉ tăng 0,7%), do rào cản từ các thị trường NK và tình trạng thiếu vốn của DN sản xuất. Cụ thể, năm 2012 Việt Nam XK thủy sản đi 156 thị trường, trong đó 10 thị trường NK thủy sản của Việt Nam lớn nhất là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN, Australia, Canada, Mexico, Nga, chiếm khoảng 85% tổng giá trị XK thủy sản của Việt Nam.
Đẩy mạnh thâm canh đậu nành, giảm nhập khẩu
Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), trước năm 2010, cây đậu nành được trồng tại 28/63 tỉnh - thành phố. Tuy nhiên đến cuối năm 2010 và những tháng đầu năm 2011, diện tích trồng đậu nành bị thu hẹp, khiến sản lượng giảm 14% so với năm 2009, còn 254 nghìn tấn. Sang năm 2012, diện tích đậu nành tiếp tục giảm thêm 60.300ha, khiến sản lượng chỉ còn khoảng 175.200 tấn (giảm 91.700 tấn so với năm 2011).
Trang 32/33 « .. 29 30 31 32 33 »