Nông, lâm thủy sản

Rào cản đối với xuất khẩu tôm của Êcuađo trên một số thị trường
Theo Phòng Nuôi trồng thủy sản Quốc gia Êcuađo (CNA), xuất khẩu tôm của Êcuađo sang Achentina, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ai Cập và Braxin gặp khó khăn do các rào cản kỹ thuật, thuế quan và vệ sinh. Quý 1 năm 2013, xuất khẩu tôm của Êcuađo đạt 330 triệu USD, tăng 18%, do giá quốc tế tăng, trong khi khối lượng xuất khẩu hầu như không đổi đạt 103.000 pao so với 104.000 trong cùng kỳ năm ngoái.
Australia nâng hạn ngạch khai thác cá ngừ thêm 10%
Từ vụ tới, Australia nâng hạn ngạch khai thác cá ngừ 10% lên 5.147 tấn. Hiệp hội cá ngừ Australia cho biết tuần trước Bộ nghề cá và Cơ quan quản lý nghề cá Australia đã xác nhận hạn ngạch khai thác cá ngừ nước này sẽ tăng 10% lên mức mới là 5.147 tấn cá. Đây là thông tin tốt cho ngành thủy sản nước này trong bối cảnh yên giảm. Nhật Bản là nước giao thương chủ yếu với các doanh nghiệp thủy sản Australia. Do vậy, yên được sử dụng chủ yếu trong các hợp đồng thương mại.
Những giải pháp bảo tồn thủy sản tại Achentina
Nhằm đề phòng tình trạng cạn kiệt nguồn thủy sản, nên quốc gia này đang có những nộ lực bảo vệ, khai thác thủy sản một cách hợp lý nguồn tài nguyên này. Hiệp hội các công ty khai thác thủy sản Tây Ban Nha đã nhiều lần phàn nàn về việc INIDEP thiếu kiểm soát và quản lý không hiệu quả. FFC cũng bị Văn phòng Tổng Kiểm toán quốc gia của Achentina chỉ trích. Ngư trường khai thác cá tuyết ở vĩ độ 40 thuộc Achentina bị đóng cửa do có bằng chứng cho thấy hầu hết sản lượng khai thác đều là cá con, thậm chí khi hạn ngạch khai thác năm nay đã được giảm xuống 145.000 tấn.
Argentina phê duyệt xuất khẩu 2 triệu tấn ngô năm 2012/13
Argentina đã phê duyệt xuất khẩu 2 triệu tấn ngô năm 2012/13, tập đoàn công nghiệp ngũ cốc hàng đầu cho biết hôm thứ 5, do đó đã tăng hạn ngạch xuất khẩu của niên vụ lên 17 triệu tấn. Argentina là nhà cung cấp ngô lớn thứ 3 thế giới, nhưng chính phủ hạn chế số lượng có thể bán ra nước ngoài nhằm hạn chế giá.
Nguồn cung cá tuyết đang ở mức quá cao
Việc tăng hạn ngạch khai thác cá tuyết đang tác động lên toàn bộ chuỗi giá trị từ việc các tàu khai thác sơ chế philê cá tuyết bị thay thế bằng tàu khai thác chế biến cá H&G đến việc khan hiếm nguồn lợi các loài thủy sản khác do bị cá tuyết ăn thịt. Trữ lượng cá tuyết đã tăng đến mức quá cao. Cá tuyết thường ăn các loài như cá ốt vảy lông, cá trích, cá redfish, cá tuyết haddock, tôm và thậm chí cả cá tuyết con, gây khó khăn trong việc quản lý các nguồn lợi thủy sản khác.
Quy định đối với cá, thủy sản xuất khẩu
Để đảm bảo an toàn cho thị trường tiêu dùng, đã có những quy định đối với cá , thủy hải sản xuất khẩu ra đời. Quy định về hàm lượng nitrofuran Một cơ sở sản xuất tôm của Thái Lan bị đóng cửa vì có lô hàng nhiễm nitrofuran
Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản phập phồng lo ngại rào cản mới
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu tôm hàng đầu nên các doanh nghiệp xuất khẩu (XK) tôm Việt Nam luôn chú trọng đảm bảo các yêu cầu chất lượng khắt khe của cơ quan thẩm quyền Nhật Bản để giữ uy tín tại thị trường này. Thế nhưng trong 3 năm gần đây, XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản luôn gặp khó khăn vì “vấp” phải nhiều rào cản mới. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), những tháng đầu năm 2010, XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản tăng trưởng ấn tượng với tốc độ gia tăng 2 con số cả về khối lượng và giá trị sau một năm dài ảm đạm.
Những rào cản khiến kinh tế biển Việt Nam chưa cất cánh
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, một trong những nội dung mà Diễn đàn lần này hướng tới là quán triệt các quan điểm hợp tác quốc tế theo tinh thần của Đề án “Hợp tác quốc tế về biển đến 2020” (Quyết định số 80/2008/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2008 Thủ tướng Chính phủ). Thương hiệu biển Việt Nam biểu hiện cho hình ảnh một quốc gia không chỉ giàu về tài nguyên biển mà còn có lịch sử - văn hóa biển lâu đời, đang từng bước khẳng định vị thế của mình trước cộng đồng quốc tế, phản ánh xu thế phát triển và vị thế của Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Triển vọng thủy sản Nga
Tính đến tháng 6 năm 2011, việc đánh bắt khai thác thủy sản tại đất nước này đạt sản lượng lớn, dự báo những triển vọng mới mẻ cho nền kinh tế và xuất khẩu thủy sản. Triển vọng thủy sản Bởi vì thu nhập của tầng lớp trung lưu ổn định, một loạt thủy sản trên thị trường và hệ thống phân phối đã được cải thiện rất nhiều trong những triển vọng tiêu thụ cuối cùng trong năm 2011 sẽ là tích cực. Nhân dân tiêu thụ dự báo tăng không chỉ ở giá rẻ cá như cá trích, sai, cá tuyết, vv .. mà còn làm tăng nhiều trong cá và các sản phẩm thủy sản đắt tiền, bao gồm cả phi lê cá tươi.
Nước ngoài thâu tóm thị trường cà phê Việt
Nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) như Nestlé, Mondelēz International… đang dồn dập rót vốn vào Việt Nam xây dựng nhà máy sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê. Tăng vốn đầu tư Mở màn trong làn sóng đầu tư này là Công ty Mondelēz International. Đây là thương hiệu kinh doanh cà phê lớn thứ 2 trên thế giới, sở hữu các thương hiệu Jacobs, CarteNoire và Kenco. Đầu tháng 7, Mondelēz International công bố mở Trung tâm tập huấn cà phê đầu tiên dành cho nông dân để thúc đẩy hoạt động canh tác và kinh doanh cà phê tại Việt Nam.
Người tiêu dùng Đức ủng hộ cá tra dán nhãn ASC
Chất lượng và giá cả sản phẩm là hai yếu tố được người tiêu dùng Đức quan tâm hàng đầu. Đó là lý do tại sao khi cá tra dán nhãn ASC được giới thiệu tại châu Âu thì Đức là một trong những quốc gia đầu tiên ủng hộ. Vì vậy, việc đạt chứng nhận bền vững, trong đó có ASC là điều kiện thuận lợi để cá tra tiến sâu hơn vào thị trường Đức trong thời gian tới.
Thị trường Trung Đông bắt kịp EU về nhập khẩu cá tra Việt Nam
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Vasep cho rằng, trong vài năm trở lại đây, hàng thủy sản của Việt Nam nói chung và cá tra nói riêng bước đầu đã có ưu thế cũng như uy tín đối với người tiêu dùng tại khu vực Trung Đông. Khối lượng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào nhiều nước trong khu vực này đều tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước.
Hội thảo Đẩy mạnh xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam thông qua thương mại điện tử
Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam – Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh (VCCI-HCM) phối hợp cùng Tập đoàn MFG (Hoa Kỳ) tổ chức Hội thảo với chủ đề: “Đẩy mạnh xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam thông qua thương mại điện tử”.
Thị trường thủy sản Ghana
Giống như những thị trường thủy sản trên thế giới, Ghana có nguồn thủy sản khá đa dạng, đây được coi là quốc gia có sản lượng sản xuất thủy sản cao. Hải sản, cá đông lạnh Nghề đánh bắt cá ở Ghana tạo nên một thành phần quan trọng trong phát triển kinh tế quốc gia, và ước tính đóng góp 3% tổng GDP và 5% của GDP trong nông nghiệp. Cá là mặt hàng có giá rẻ nhất, được ưa thích, là nguồn protein từ động vật, đóng góp khoảng 60% lượng protein cho người dân Ghana. Sản xuất cá tại Ghana có nhiều biến động, và suy giảm kể từ năm 2000, sản lượng từ 460.000 tấn giảm xuống còn 436.000 tấn trong năm 2008 (theo Bộ Nông nghiệp Ghana). Trong khi nhu cầu cá trung bình quốc gia là khoảng 800.000 tấn hàng năm, đánh bắt cá trong nước (sản xuất) và nhập khẩu chỉ cung cấp khoảng một nửa yêu cầu này.
Trang 33/33 « .. 29 30 31 32 33