Chất lượng và giá cả sản phẩm là hai yếu tố được người tiêu dùng Đức quan tâm hàng đầu.
Đó là lý do tại sao khi cá tra dán nhãn ASC được giới thiệu tại châu Âu thì Đức là một trong những quốc gia đầu tiên ủng hộ.
Vì vậy, việc đạt chứng nhận bền vững, trong đó có ASC là điều kiện thuận lợi để cá tra tiến sâu hơn vào thị trường Đức trong thời gian tới.
Đến thời điểm này, Đức vẫn là thị trường lớn thứ 3 trong khối EU và là thị trường đơn lẻ lớn thứ 8 nhập khẩu cá tra Việt
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, hàng năm Đức nhập khẩu hàng trăm ngàn tấn thủy sản, trong đó cá philê đông lạnh là mặt hàng có khối lượng và giá trị nhập khẩu lớn nhất, nên Đức được coi là thị trường lớn tiêu thụ thủy sản trên thế giới. Tại Đức, xu hướng tiêu dùng các sản phẩm từ cá cũng ngày càng phổ biến do cá được xem là loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe.
Năm 2012, nhập khẩu thủy sản vào Đức đạt 4,027 tỷ USD, giảm 7,5% so với năm 2011 dù 10 năm gần đây nhập khẩu thủy sản của Đức luôn tăng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do suy giảm kinh tế làm giảm sức mua của người dân dẫn đến giảm nhập khẩu. Cá minh thái Alaska, cá trích, cá hồi, cá ngừ và cá tra là 5 loài cá được lựa chọn nhiều nhất ở Đức.
Theo số liệu thống kê, trong quý I/2013, Đức nhập khẩu 4.877 tấn cá da trơn và cá tra philê đông lạnh từ 11 quốc gia, giảm so với 5.875 tấn của quý I/2012. Trong đó, Việt
Từ diễn biến trên có thể thấy, Đức giảm nhập khẩu cá tra Việt Nam trong quý đầu năm 2013 là do sức mua của người tiêu dùng Đức giảm, cộng với nguồn cung một số loài cá thịt trắng khác dồi dào với giá rẻ hơn trong khi người tiêu dùng Đức rất nhạy cảm với giá cả. Ngoài ra, các chiến dịch quảng bá các loài cá thịt trắng khác đang diễn ra rất rầm rộ cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng tại thị trường Đức.
VASEP cho biết, những sản phẩm được ưa chuộng tại thị trường Đức thường là những sản phẩm có uy tín, được chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, Chính phủ nước này cũng khuyến khích người dân tiêu dùng những sản phẩm được chứng nhận bền vững. Do đó các doanh nghiệp bán lẻ tại Đức đều áp dụng các chương trình bền vững phù hợp với chính sách thu mua của mình để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Khi những sản phẩm cá tra dán nhãn ASC đầu tiên được Hội đồng nuôi trồng thủy sản bền vững (ASC) giới thiệu tại châu Âu thì Đức là một trong những quốc gia đầu tiên quan tâm và ủng hộ. Tuy nhiên, theo nhà phân phối Lenk Seafood, hiện chưa có nhiều người tiêu dùng biết đến sản phẩm được chứng nhận mới này nên cần phải có nhiều thời gian hơn. Chính vì vậy, cá tra đạt các chứng nhận bền vững, trong đó có ASC là điều kiện thuận lợi để tiến sâu hơn vào thị trường Đức.