Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu tháng đầu năm 2014 tăng mạnh trở lại, sau 3 tháng sụt giảm liên tiếp; tháng 1 xuất khẩu 10.233 tấn hạt tiêu, đạt 68,81 triệu USD, tăng mạnh 113,8% về lượng và 105,82% về kim ngạch so với tháng cuối năm 2013. (so với cùng kỳ năm 2013, lượng xuất khẩu giảm 14,1%, trị giá giảm 12,6%). Giá xuất khẩu bình quân tiêu đen trong tháng 1 đạt 6.551 USD/tấn, tiêu trắng đạt 9.386 USD/tấn.
Trong số 25 thị trường chủ yếu tiêu thụ hạt tiêu của Việt Nam thì Singapore là thị trường đứng đầu về kim ngạch, với 17,71 triệu USD trong tháng đầu năm, chiếm 25,74% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này; đứng thứ 2 về kim ngạch là thị trường Hoa Kỳ với 9,67 triệu USD, chiếm 14,06%; tiếp sau đó là thị trường Ấn Độ 4,86 triệu USD, chiếm 7,06%; Hà Lan 3,29 triệu USD; Hàn Quốc 2,42 triệu USD.
Xét về mức độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, tháng đầu năm nay xuất khẩu hạt tiêu sang hầu hết các thị trường đều đạt mức tăng trưởng dương về kim ngạch so với tháng cuối năm 2013; trong đó có rất nhiều thị trường đạt mức tăng trên 100% về kim ngạch. Đáng chú ý nhất là xuất khẩu sang Ai Cập, mặc dù kim ngạch chỉ đạt 1,15 triệu USD, nhưng so với tháng 12/2013 thì tăng tới 987%; bên cạnh đó, xuất khẩu sang thị trường Ucraina cũng tăng tới 849%, đạt 0,72 triệu USD; Italia tăng 599%, đạt 0,82 triệu USD; Nga tăng 474,4%, đạt 1,43 triệu USD; Malaysia tăng 347,5%, đạt 0,74 triệu USD.
Thị trường hạt tiêu xuất khẩu tháng 1/2014 (ĐVT: USD)
TT |
Thị trường |
Tháng 1/2014 |
T1/2014 so T1/2013 (%) |
T1/2014 so T12/2013 (%) |
|||
Lượng (tấn) |
Lượng (USD) |
Lượng |
Trị giá |
Lượng |
Trị giá |
||
1 |
XINH GA PO |
2.674 |
17.712.961 |
114,4 |
162,0 |
130,7 |
124,4 |
2 |
HOA KỲ |
1.462 |
9.672.164 |
-35,2 |
-37,7 |
68,2 |
63,7 |
3 |
ẤN ĐỘ |
690 |
4.858.698 |
13,1 |
19,5 |
169,5 |
182,8 |
4 |
HÀ LAN |
528 |
3.290.853 |
-16,5 |
-25,4 |
165,3 |
153,6 |
5 |
HÀN QUỐC |
298 |
2.420.214 |
12,9 |
33,2 |
31,9 |
30,7 |
6 |
NHẬT BẢN |
262 |
2.279.303 |
14,4 |
25,2 |
67,9 |
73,1 |
7 |
ANH |
296 |
2.128.033 |
-28,0 |
-26,1 |
37,0 |
27,8 |
8 |
PAKIXTAN |
210 |
1.452.797 |
82,6 |
108,7 |
94,4 |
86,7 |
9 |
NGA |
248 |
1.433.994 |
24,0 |
11,0 |
535,9 |
474,4 |
10 |
PHÁP |
187 |
1.402.729 |
405,4 |
405,4 |
233,9 |
226,3 |
11 |
TÂY BAN NHA |
160 |
1.221.226 |
-26,9 |
-23,4 |
321,1 |
302,8 |
12 |
AI CẬP |
176 |
1.151.820 |
-71,8 |
-70,9 |
1.157,1 |
986,9 |
13 |
ĐỨC |
166 |
1.141.782 |
-85,4 |
-86,0 |
52,3 |
42,4 |
14 |
PHI LIP PIN |
242 |
1.058.851 |
9,0 |
-18,8 |
393,9 |
195,1 |
15 |
THÁI LAN |
150 |
1.037.840 |
7,9 |
-8,9 |
100,0 |
49,7 |
16 |
Ô X TRÂY LIA |
125 |
852.550 |
-49,0 |
-53,5 |
73,6 |
61,3 |
17 |
CA NA ĐA |
136 |
846.686 |
43,2 |
30,5 |
19,3 |
37,3 |
18 |
THỔ NHĨ KỲ |
150 |
830.321 |
117,4 |
97,6 |
||
19 |
ITALIA |
121 |
818.188 |
47,6 |
56,4 |
706,7 |
599,3 |
20 |
TIỂU VƯƠNG QUỐC ARẬP |
118 |
808.223 |
-87,0 |
-85,9 |
-52,6 |
-49,1 |
21 |
BA LAN |
159 |
745.095 |
-32,1 |
-49,7 |
93,9 |
120,7 |
22 |
MALAIXIA |
102 |
739.882 |
-15,0 |
-6,2 |
410,0 |
347,5 |
23 |
UCRAINA |
104 |
723.064 |
35,1 |
54,6 |
766,7 |
848,9 |
24 |
NAM PHI |
89 |
606.582 |
-32,1 |
-28,8 |
-34,1 |
-28,6 |
25 |
BỈ |
39 |
285.000 |
-46,6 |
-43,9 |
62,5 |
53,9 |
Giá hạt tiêu trong nước liên tục giảm: Nếu những ngày cuối năm 2013, giá tiêu trong nước còn ở mức 170.000 – 180.000 đồng/kg tùy nơi, thì từ những ngày cận Tết đến nay, khi nông dân bắt đầu bước vào vụ thu hoạch, giá tiêu đã giảm mạnh 50.000 – 60.000 đồng/kg.
Tại Đồng Nai, ngày 13/2 giá tiêu đen khô, tiêu xô đạt quy chuẩn xuất khẩu chỉ còn 120.000 đồng/kg, giảm 60.000 đồng/kg so với thời điểm trước Tết.
Tại Bà Rịa – Vũng Tàu, giá tiêu từ khoảng một tháng nay liên tục giảm, hiện chỉ còn 120.000 đồng/kg.
Các chuyên gia cho rằng: Giá trong nước giảm, trong khi giá thế giới không giảm, giá tiêu Ấn Độ còn tăng 5%. Điều này chắc chắn do thương nhân nước ngoài thấy Việt Nam đang vào vụ thu hoạch nên ép giá. Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) cho biết năm nay hồ tiêu của vùng Tây Nguyên không những mất mùa do thời tiết, dịch bệnh mà còn bị ép giá còn có 116.000 – 118.000 đồng/kg. Chính vì thế, Hiệp hội cũng đang vận động bà con bán ra ít, cần tiền đến đâu thì bán đến đó chứ không bán đổ bán tháo, trữ lại để vực giá lên.