Từ nhiều năm nay, Úc luôn có hàng rào kiểm dịch chặt chẽ. Luật An toàn sinh học mới được ban hành năm 2015, có hiệu lực từ ngày 16/6/2016, thay thế cho Luật Kiểm dịch, là Bộ luật toàn diện hơn, thể hiện rõ quyết tâm của Chính phủ Úc trong việc ngăn ngừa lây lan dịch bệnh và các sinh vật có thể gây tác hại đến con người, động vật, thực vật hay môi trường.
Do cách trở về địa lý cũng như hàng rào kiểm dịch nên việc gia tăng xuất khẩu rau quả của nước ta sang Úc có những ảnh hưởng nhất định trong đó có điều kiện quả tươi (nhóm HS 0801 đến HS 0810) phải được Chính phủ cấp phép thì mới được nhập khẩu vào Úc. Hiện tại, Chính phủ Úc mới cấp phép cho trái vải tươi của Việt Nam. Trong thời gian tới, dự kiến sẽ có thêm xoài và thanh long của Việt Nam được cấp phép.
Trong khi chờ đợi và hy vọng vào việc mở cửa thị trường quả tươi thì nước ta vẫn có cơ hội để xuất khẩu một số loại rau củ quả gồm rau quả đông lạnh hoặc đã được sấy khô và rau củ quả đã qua chế biến hoặc đã được bảo quản.
Dưới đây là so sánh về kim nhập khẩu rau quả của Úc từ Trung Quốc và Việt Nam để cho thấy chúng ta có khả năng thâm nhập thị trường rau quả của Úc ở một số nhóm hàng nhất định.
* Kim ngạch nhập khẩu rau quả chưa chế biến từ Việt Nam ít hơn kim ngạch từ Trung Quốc từ 10-12 lần
Kim ngạch nhập khẩu rau quả chưa chế biến 2014-2015
ĐVT: triệu USD
|
Mã HS |
|
2014 |
2015 |
||||
Trị giá |
Trung Quốc |
Việt Nam |
Trị giá |
Trung Quốc |
Việt Nam |
|||
|
I |
Tổng trị giá |
1015,6 |
126,5 |
9,6 |
928,2 |
133,0 |
9,7 |
1 |
081190 |
Quả hạt đông lạnh |
83,7 |
10,4 |
7,2 |
80,7 |
4,1 |
6,9 |
2 |
071090 |
Rau hỗn hợp đông lạnh |
36,0 |
6,8 |
0,0 |
26,7 |
5,1 |
0,001 |
3 |
080111 |
Dừa nạo sấy khô |
23,5 |
0,0 |
0,1 |
24,8 |
0,0 |
0,2 |
4 |
071290 |
Rau, rau hỗn hợp sấy khô |
24,5 |
8,6 |
0,03 |
23,1 |
9,8 |
0,02 |
5 |
071080 |
Rau đông lạnh |
21,7 |
9,8 |
0,4 |
20,4 |
10,3 |
0,5 |
6 |
121221 |
Rong biển và tảo biển |
20,8 |
14,8 |
0,0 |
21,2 |
15,4 |
0,001 |
7 |
070320 |
Tỏi tươi hoặc ướp lạnh |
19,8 |
10,4 |
0,0 |
21,2 |
12,8 |
0,0 |
8 |
071220 |
Hành tây khô |
10,9 |
3,7 |
0,07 |
11,0 |
4,7 |
0,03 |
9 |
081340 |
Quả khô khác |
13,6 |
4,9 |
0,04 |
16,3 |
4,9 |
0,03 |
(i) Quả hạt đông lạnh thuộc nhóm HS 081190là nhóm có quy mô thị trường lớn nhất có kim ngạch nhập khẩu 80-85 triệu USD mỗi năm. Thị phần của quả hạt đông lạnh của nước ta mới chỉ chiếm chưa tới 10% nên vẫn còn tiềm năng để khai thác. Nhóm hàng này có các loại quả mà ta có thể đẩy mạnh xuất khẩu như: Chuối, dứa, xoài, dưa, đu đủ, mãng cầu, hồng xiêm, cơm dừa.
(ii) Rau hỗn hợp đông lạnh thuộc nhóm HS 071090 có kim ngạch nhập khẩu 26-36 triệu USD trong 2 năm gần đây trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc từ 5-7 triệu USD mỗi năm nhưng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ có 1.000 USD vào năm 2015.
(iii) Dừa nạo sấy khô mã số HS 080111 có kim ngạch nhập khẩu 23-25 triệu USD mỗi năm trong đó nhập khẩu từ Việt Nam chỉ khoảng 100.000-200.000 USD.
(iv) Rau và rau hỗn hợp sấy khô mã số HS 071290 có kim ngạch nhập khẩu 23-25 triệu USD mỗi năm trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 8-10 triệu USD mỗi năm nhưng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ khoảng 20.000-30.000 USD mỗi năm.
(v) Rau đông lạnh mã số HS 071080 có kim ngạch 20-22 triệu USD mỗi năm trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 10 triệu USD trong khi nước ta chỉ đạt 0,5 triệu USD.
(vi) Rong biển và tảo biển có kim ngạch khoảng 20-21 triệu USD mỗi năm trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc trên dưới 15 triệu USD mỗi năm nhưng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ có 1.000 USD vào năm 2015.
(vii) Tỏi tươi hoặc ướp lạnh mã số HS 070320 có kim ngạch nhập khẩu 19-21 triệu USD mỗi năm trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc 10-13 triệu nhưng không nhập khẩu từ Việt Nam.
(viii) Hành tây khô mã số HS 071220 có kim ngạch nhập khẩu 10-11 triệu USD mỗi năm trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc 4-5 triệu USD nhưng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ khoảng 3.000-7.000 USD.
(ix) Quả khô như me, đủ đủ, mận mã số HS 081340 có kim ngạch nhập khẩu 14-16 triệu USD mỗi năm trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc 5 triệu USD nhưng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ khoảng 30.000-40.000 USD.
* Kim ngạch nhập khẩu rau quả đã chế biến từ Việt Nam ít hơn kim ngạch từ Trung Quốc 19-20 lần
Kim ngạch nhập khẩu rau quả chế biến 2014-2015 (triệu USD)
TT |
Mã HS |
|
2014 |
2015 |
||||
Trị giá |
Trung Quốc |
Việt Nam |
Trị giá |
Trung Quốc |
Việt Nam |
|||
|
|
Tổng trị giá |
895,3 |
116,4 |
6,0 |
835,9 |
105,5 |
5,8 |
1 |
200599 |
Rau, rau hỗn hợp chế biến |
71,7 |
6,3 |
0,4 |
64,4 |
7,3 |
0,4 |
2 |
200899 |
Quả khác đã chế biến |
54,8 |
7,3 |
0,9 |
59,7 |
8,7 |
1,0 |
3 |
200989 |
Nước rau quả ép |
48,9 |
3,3 |
1,5 |
47,3 |
4,2 |
0,6 |
4 |
200819 |
Hạt, hạt hỗn hợp chế biến |
45,7 |
2,6 |
0,0 |
37,4 |
3,3 |
0,02 |
5 |
200290 |
Cà chua chế biến |
34,3 |
8,3 |
0,0 |
33,5 |
8,3 |
0,0 |
6 |
200820 |
Dứa đã chế biến, bảo quản |
21,7 |
0,3 |
0,3 |
26,5 |
0,2 |
0,7 |
7 |
200410 |
Khoai tây chế biến,bảo quản |
22,9 |
0,2 |
0,3 |
23,1 |
0,2 |
0,3 |
8 |
200897 |
Quả hỗn hợp chế biến |
20,9 |
7,5 |
0,0 |
18,3 |
8,3 |
0,1 |
9 |
200811 |
Lạc chế biến |
14,9 |
5,1 |
0,1 |
16,1 |
4,5 |
0,1 |
(i) Rau, rau hỗn hợp chế biến mã số HS 200599 có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất, khoảng 65-72 triệu USD mỗi năm trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc từ 6-7 triệu USD và từ Việt Nam chỉ 0,4 triệu USD mỗi năm.
(ii) Quả chế biến mã số HS 200899 có kim ngạch nhập khẩu khoảng 55-60 triệu USD mỗi năm trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc từ 7-9 triệu USD và từ Việt Nam chỉ 1 triệu USD mỗi năm. Nhóm này có cùi vải, nhãn chế biến dưới dạng đóng hộp rất được ưa chuộng, đặc biệt là vải đóng hộp, được dùng ăn tráng miệng sau bữa sáng ở khách sạn, nhà hàng.
(iii) Nước rau quả ép mã số HS 200989 có kim ngạch nhập khẩu khoảng 45-50 triệu USD mỗi năm trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc từ 3-5 triệu USD và từ Việt Nam chưa tới 2 triệu USD mỗi năm.
(iv) Hạt, hạt hỗn hợp mã số HS 200819 (có cả hạt điều chế biến không thể tách riêng) có kim ngạch nhập khẩu khoảng 37-46 triệu USD mỗi năm trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc từ 2,5-3,5 triệu USD và từ Việt Nam chỉ 20.000 USD vào năm 2015.
(v) Cà chua chế biến, bảo quản mã số HS 200290 có kim ngạch nhập khẩu khoảng 33-35 triệu USD mỗi năm trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 8 triệu USD nhưng chưa nhập khẩu từ Việt Nam.
(vi) Dứa đã chế biến, bảo quản mã số HS 200820 có kim ngạch nhập khẩu khoảng 22-27 triệu USD mỗi năm trong đó nhập khẩu từ Việt Nam đạt 0,3-0,7 triệu USD mỗi năm.
(vii) Khoai tây chế biến, bảo quản mã số 200410 có kim ngạch nhập khẩu khoảng 23 triệu USD mỗi năm trong đó nhập khẩu từ Việt Nam đạt 0,3 triệu USD mỗi năm.
(viii) Quả hỗn hợp chế biến mã số HS 200897 có kim ngạch nhập khẩu khoảng 18-21 triệu USD mỗi năm trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 7,5-8,5 triệu USD nhưng chưa nhập khẩu từ Việt Nam.
(ix) Lạc chế biến mã số HS 200811 như lạc rang muối, rang bơ, rang húng lìu có kim ngạch nhập khẩu khoảng 15-16 triệu USD mỗi năm trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 4,5-5 triệu USD nhưng chỉ nhập khẩu từ Việt Nam khoảng 100.000 USD mỗi năm.
Nguồn: vietnamexport.com