Quảng Ninh: Nhiều giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu
26/12/2016
Năm 2016, mặc dù bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, nhưng nhờ nỗ lực của cộng đồng DN, sự vào cuộc tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách của tỉnh Quảng Ninh trong hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn đã có nhiều kết quả khả quan.
Cụ thể, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩunăm 2016 tăng 45% so với năm 2015, trong đó loại hình tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan tăng tới 99,6% so với năm 2015, đóng góp chính cho tăng trưởng giá trị xuất nhập khẩu. Tính riêng kim ngạch xuất nhập khẩucủa các doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh đạt 1,6 tỷ USD, bằng 100,7% kế hoạch và tăng 2,5% so với năm 2015. Trong đó, một số mặt hàng XK có giá trị lớn và tăng mạnh bù đắp sự sụt giảm xuất khẩu than như sơ, xợi dệt các loại tăng 30,2%; tùng hương, dầu thông tăng 18%; hàng dệt may tăng 33,4%; xi măng tăng 159%... Công tác quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu trên địa bàn cũng đảm bảo chặt chẽ, không để xảy ra điểm nóng về buôn lậu, nằm trong tầm kiểm soát của lực lượng chức năng.
Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa của Quảng Ninh năm 2017 và đến năm 2020 là tăng trưởng bình quân giá trị kim ngạch từ 3-5%/năm, tiến tới cân bằng cán cân thương mại sau năm 2020… Để đạt được mục tiêu này, theo Sở Công Thương Quảng Ninh, cần triển khai các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng không thiết yếu, hàng xa xỉ; kiến nghị Chính phủ xây dựng các hàng rào phi thuế quan phù hợp với cam kết quốc tế để hạn chế nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam; chuyển dịch cơ cấu hàng XK theo hướng giảm tỷ trọng sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm chế biến, chế tạo; ưu tiên phát triển ngành công nghiệp áp dụng công nghệ cao để tăng nguồn hàng xuất khẩu có sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao...
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh đào tạo lực lượng lao động tay nghề cao, có chính sách thu hút nhân tài để hình thành đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật đủ trình độ, tay nghề đáp ứng được yêu cầu đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Phát triển nhanh ngành công nghiệp hỗ trợ để sản xuất các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu. Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu tăng cường liên kết, hợp tác, đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm...
Cụ thể, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩunăm 2016 tăng 45% so với năm 2015, trong đó loại hình tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan tăng tới 99,6% so với năm 2015, đóng góp chính cho tăng trưởng giá trị xuất nhập khẩu. Tính riêng kim ngạch xuất nhập khẩucủa các doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh đạt 1,6 tỷ USD, bằng 100,7% kế hoạch và tăng 2,5% so với năm 2015. Trong đó, một số mặt hàng XK có giá trị lớn và tăng mạnh bù đắp sự sụt giảm xuất khẩu than như sơ, xợi dệt các loại tăng 30,2%; tùng hương, dầu thông tăng 18%; hàng dệt may tăng 33,4%; xi măng tăng 159%... Công tác quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu trên địa bàn cũng đảm bảo chặt chẽ, không để xảy ra điểm nóng về buôn lậu, nằm trong tầm kiểm soát của lực lượng chức năng.
Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa của Quảng Ninh năm 2017 và đến năm 2020 là tăng trưởng bình quân giá trị kim ngạch từ 3-5%/năm, tiến tới cân bằng cán cân thương mại sau năm 2020… Để đạt được mục tiêu này, theo Sở Công Thương Quảng Ninh, cần triển khai các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng không thiết yếu, hàng xa xỉ; kiến nghị Chính phủ xây dựng các hàng rào phi thuế quan phù hợp với cam kết quốc tế để hạn chế nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam; chuyển dịch cơ cấu hàng XK theo hướng giảm tỷ trọng sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm chế biến, chế tạo; ưu tiên phát triển ngành công nghiệp áp dụng công nghệ cao để tăng nguồn hàng xuất khẩu có sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao...
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh đào tạo lực lượng lao động tay nghề cao, có chính sách thu hút nhân tài để hình thành đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật đủ trình độ, tay nghề đáp ứng được yêu cầu đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Phát triển nhanh ngành công nghiệp hỗ trợ để sản xuất các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu. Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu tăng cường liên kết, hợp tác, đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm...
http://baocongthuong.com.vn/
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• Việt Nam và Philippines gia hạn thỏa thuận về thương mại gạo (29/12/2016)
• Nông nghiệp 2016: Vượt thách thức, duy trì tăng trưởng (26/12/2016)
TIN TỨC CŨ