EVFTA cơ hội cho các ngành công nghiệp bứt phá
20/12/2016
Ngày 20/12, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA): Cơ hội thu hút đầu tư công nghiệp tại Việt Nam”. Đây là một trong những hoạt động nhằm giới thiệu các cơ hội từ EVFTA trong xu hướng phát triển công nghiệp tại Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết: EVFTA đã kết thúc đàm phán vào cuối năm 2015, dự kiến ký kết vào năm 2017 và chính thức có hiệu lực vào đầu năm 2018. Đây là hiệp định thế hệ mới, mang tính chất toàn diện, chất lượng và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU. Hiệp định bao gồm và không giới hạn các các lĩnh vực: Hải quan và thuận lợi hóa quan hệ thương mại, dịch vụ và đầu tư, mua sắm Chính phủ… cũng đồng thời bao gồm các cách tiếp cận mới, tiến bộ hơn về bảo hộ và giải quyết tranh chấp đầu tư. Đây có thể coi là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các hiệp định thương mại tự do đã ký kết cho tới nay.
Với chất lượng cao như vậy, EVFTA kỳ vọng sẽ là một cú hích quan trọng, thúc đẩy trao đổi giao thương giữa Việt Nam và EU. Đặc biệt là sản phẩm các bên có thế mạnh, như: Dệt may, giày dép, nông thủy sản của Việt Nam và thiết bị, ô tô, đồ uống có cồn của EU. Không chỉ về những ưu đãi thuế quan, EVFTA còn có cơ chế hiệu quả giúp xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam như: Các biện pháp vệ sinh, an toàn thực phẩm, rào cản kỹ thuật trong thương mại…
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cũng nhấn mạnh: Việc Việt Nam ký kết hiệp định thương mại tự do với các đối tác phát triển cao thuộc EU sẽ mở ra nhiều cơ hội tiếp cận nguồn công nghệ hiện đại, học hỏi kỹ năng quản lý giúp tăng cường nguồn lực cho mục tiêu đảm bảo an sinh-xã hội.
Các diễn giả trao đổi về giải pháp thu hút hơn nữa nhà đầu tư EU tới Việt Nam
Theo ông Bùi Huy Sơn - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương: EU hiện đang là nhà đầu tư quan trọng của Việt Nam với 1089 dự án còn hiệu lực, tổng số vốn đăng ký trên 23,16 tỷ USD, chiếm 8% tổng số vốn đăng ký tại Việt Nam. Các lĩnh vực được các nhà đầu tư EU quan tâm gồm: Chế biến chế tạo, kinh doanh bất động sản và phân phối điện... rõ ràng là tiềm năng đầu tư từ EU vào Việt Nam còn rất lớn.
“EVFTA được kỳ vọng sẽ thu hút nhiều hơn nữa nhà đầu từ EU tới Việt Nam mang theo công nghệ và chuyển giao công nghệ cao, nhất là trong các lĩnh vực Việt Nam cam kết mở cửa thị trường như: Dệt may, da giày, sản xuất đồ gỗ…” ông Sơn nói.
Ông Bùi Huy Sơn cũng khuyến cáo: Doanh nghiệp trong nước cần chuẩn bị kỹ lưỡng theo hướng hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài, tận dụng làn sóng đầu tư sau EVFTA để tiếp thu công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý, trình độ công nhân. Doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành đối tác tin cậy của doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là doanh nghiệp EU.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết: EVFTA đã kết thúc đàm phán vào cuối năm 2015, dự kiến ký kết vào năm 2017 và chính thức có hiệu lực vào đầu năm 2018. Đây là hiệp định thế hệ mới, mang tính chất toàn diện, chất lượng và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU. Hiệp định bao gồm và không giới hạn các các lĩnh vực: Hải quan và thuận lợi hóa quan hệ thương mại, dịch vụ và đầu tư, mua sắm Chính phủ… cũng đồng thời bao gồm các cách tiếp cận mới, tiến bộ hơn về bảo hộ và giải quyết tranh chấp đầu tư. Đây có thể coi là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các hiệp định thương mại tự do đã ký kết cho tới nay.
Với chất lượng cao như vậy, EVFTA kỳ vọng sẽ là một cú hích quan trọng, thúc đẩy trao đổi giao thương giữa Việt Nam và EU. Đặc biệt là sản phẩm các bên có thế mạnh, như: Dệt may, giày dép, nông thủy sản của Việt Nam và thiết bị, ô tô, đồ uống có cồn của EU. Không chỉ về những ưu đãi thuế quan, EVFTA còn có cơ chế hiệu quả giúp xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam như: Các biện pháp vệ sinh, an toàn thực phẩm, rào cản kỹ thuật trong thương mại…
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cũng nhấn mạnh: Việc Việt Nam ký kết hiệp định thương mại tự do với các đối tác phát triển cao thuộc EU sẽ mở ra nhiều cơ hội tiếp cận nguồn công nghệ hiện đại, học hỏi kỹ năng quản lý giúp tăng cường nguồn lực cho mục tiêu đảm bảo an sinh-xã hội.
Các diễn giả trao đổi về giải pháp thu hút hơn nữa nhà đầu tư EU tới Việt Nam
Theo ông Bùi Huy Sơn - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương: EU hiện đang là nhà đầu tư quan trọng của Việt Nam với 1089 dự án còn hiệu lực, tổng số vốn đăng ký trên 23,16 tỷ USD, chiếm 8% tổng số vốn đăng ký tại Việt Nam. Các lĩnh vực được các nhà đầu tư EU quan tâm gồm: Chế biến chế tạo, kinh doanh bất động sản và phân phối điện... rõ ràng là tiềm năng đầu tư từ EU vào Việt Nam còn rất lớn.
“EVFTA được kỳ vọng sẽ thu hút nhiều hơn nữa nhà đầu từ EU tới Việt Nam mang theo công nghệ và chuyển giao công nghệ cao, nhất là trong các lĩnh vực Việt Nam cam kết mở cửa thị trường như: Dệt may, da giày, sản xuất đồ gỗ…” ông Sơn nói.
Ông Bùi Huy Sơn cũng khuyến cáo: Doanh nghiệp trong nước cần chuẩn bị kỹ lưỡng theo hướng hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài, tận dụng làn sóng đầu tư sau EVFTA để tiếp thu công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý, trình độ công nhân. Doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành đối tác tin cậy của doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là doanh nghiệp EU.
http://baocongthuong.com.vn/
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• Việt Nam và Philippines gia hạn thỏa thuận về thương mại gạo (29/12/2016)
• Nông nghiệp 2016: Vượt thách thức, duy trì tăng trưởng (26/12/2016)
• Quảng Ninh: Nhiều giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu (26/12/2016)
• VASEP cảnh báo hiện tượng lừa đảo trong giao dịch xuất khẩu thủy sản (23/12/2016)
• Xuất khẩu cá tra: Vẫn lo tăng trưởng thiếu bền vững (22/12/2016)
• Bộ Công Thương ủng hộ chủ trương xuất khẩu bụi lò thép (22/12/2016)
TIN TỨC CŨ