Hợp kim Ferro-Silico-Manganese của Việt Nam bị Hàn Quốc điều tra chống bán phá giá
07/12/2016
Ngày 7/12, Ủy ban Thương mại Hàn Quốc (KTC) đã ra thông báo quyết định khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng hợp kim Ferro-Silico-Manganese nhập khẩu từ Việt Nam, Ukraine và Ấn Độ theo điều 60.3 của Luật Hải quan Hàn Quốc.
Trước đó, ngày 29/9/2016, một số doanh nghiệp sản xuất hợp kim Hàn Quốc (nguyên đơn) đã nộp đơn kiện chống bán phá giá tới KTC đối với sản phẩm nêu trên. Các doanh nghiệp nguyên đơn bao gồm: Dongbu Metal, Simpac Metal, Simpac Metalloy và Taekyung Industrial; Sản phẩm bị cáo buộc: Hợp kim Ferro-Silico-Manganese có mã HS: 7202.30.0000.
Theo đó, giai đoạn điều tra phá giá: 1/7/2015 - 30/6/2016 (có thể được điều chỉnh sau khi xem xét ý kiến của nguyên đơn và bị đơn, việc phát hiện thông tin mới và nguồn lực của cơ quan điều tra). Giai đoạn điều tra thiệt hại: 1/1/2013 - 30/6/2016 (có thể kéo dài tới giai đoạn có thông tin sẵn có, nếu cần thiết).
Thông tin từ Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương: Các bên liên quan có thể gửi ý kiến về phạm vi sản phẩm liên quan (scope of product concerned) và Mã số kiểm soát (Code Control Number - CCN) tới KTC trong vòng 4 tuần kể từ ngày thông báo quyết định khởi xướng điều tra. Trong trường hợp này, cùng với sự đồng thuận của các nguyên đơn, KTC có thể thực hiện điều chỉnh đối với phạm vi sản phẩm liên quan và CCN.
Trong thông báo, KTC có nêu tên 1 doanh nghiệp xuất khẩu chính tại Việt Nam. Trong trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu tham gia vụ việc điều tra thì phải gửi đơn tham gia (Application for Participation) tới KTC trong vòng 3 tuần. Đơn tham gia này có thể lấy từ KTC hoặc liên lạc với Cục Quản lý cạnh tranh. Sau khi xem xét đơn tham gia của các doanh nghiệp, KTC có thể lựa chọn và điều tra các doanh nghiệp bị đơn bắt buộc, phụ thuộc vào lịch trình điều tra và nguồn lực.
Doanh nghiệp xuất khẩu nào không được chọn làm đối tượng điều tra, mặc dù vẫn nộp đơn tham gia vụ việc điều tra (bị đơn tự nguyện) thì sẽ được áp biên độ bán phá giá bình quân gia quyền (weighted average of dumping rate) theo điều 65.2 của Luật Hải quan Hàn Quốc.
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu không nộp đơn tham gia vụ việc điều tra hoặc thực hiện việc xuất khẩu sau giai đoạn điều tra, KTC có thể áp dụng biên độ phá giá được tính toán dựa trên thông tin có sẵn theo điều 64.5 của Luật Hải quan Hàn Quốc.
KTC đã công bố bảng câu hỏi (tiếng Hàn). KTC sẽ gửi bảng câu hỏi tới những doanh nghiệp liên quan, nhà sản xuất và chính phủ liên quan. Nhà xuất khẩu sẽ có 40 ngày để trả lời (dự kiến hạn nộp là ngày 17/1/2017). KTC sẽ tiến hành điều tra sơ bộ trong vòng 3 tháng (dự kiến ngày 6/3/2017) kể từ ngày khởi xướng điều tra và sẽ ra kết luận điều tra chính thức trong vòng 3 tháng (dự kiến ngày 5/6/2017) kể từ ngày công bố kết quả điều tra sơ bộ. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn điều tra có thể được gia hạn thêm 2 tháng.
KTC có thể sẽ tiến hành thẩm tra tại chỗ đối với doanh nghiệp xuất khẩu liên quan mà hợp tác (ví dụ có nộp bản trả lời câu hỏi) hoặc doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài dưới sự đồng thuận của doanh nghiệp và cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu nếu cần thiết... KTC có thể sẽ tổ chức cuộc họp với nguyên đơn và bị đơn liên quan tới việc tính toán biên độ phá giá.
Trong trường hợp bên liên quan không cung cấp thông tin liên quan hoặc từ chối và ngăn cản vụ việc điều tra, và việc điều tra và thẩm tra dữ liệu gặp khó khăn, KTC sẽ áp dụng biên độ phá giá và thiệt hại sử dụng thông tin sẵn có theo điều 64.5 của Luật Hải quan Hàn Quốc.
Trước đó, ngày 29/9/2016, một số doanh nghiệp sản xuất hợp kim Hàn Quốc (nguyên đơn) đã nộp đơn kiện chống bán phá giá tới KTC đối với sản phẩm nêu trên. Các doanh nghiệp nguyên đơn bao gồm: Dongbu Metal, Simpac Metal, Simpac Metalloy và Taekyung Industrial; Sản phẩm bị cáo buộc: Hợp kim Ferro-Silico-Manganese có mã HS: 7202.30.0000.
Theo đó, giai đoạn điều tra phá giá: 1/7/2015 - 30/6/2016 (có thể được điều chỉnh sau khi xem xét ý kiến của nguyên đơn và bị đơn, việc phát hiện thông tin mới và nguồn lực của cơ quan điều tra). Giai đoạn điều tra thiệt hại: 1/1/2013 - 30/6/2016 (có thể kéo dài tới giai đoạn có thông tin sẵn có, nếu cần thiết).
Thông tin từ Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương: Các bên liên quan có thể gửi ý kiến về phạm vi sản phẩm liên quan (scope of product concerned) và Mã số kiểm soát (Code Control Number - CCN) tới KTC trong vòng 4 tuần kể từ ngày thông báo quyết định khởi xướng điều tra. Trong trường hợp này, cùng với sự đồng thuận của các nguyên đơn, KTC có thể thực hiện điều chỉnh đối với phạm vi sản phẩm liên quan và CCN.
Trong thông báo, KTC có nêu tên 1 doanh nghiệp xuất khẩu chính tại Việt Nam. Trong trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu tham gia vụ việc điều tra thì phải gửi đơn tham gia (Application for Participation) tới KTC trong vòng 3 tuần. Đơn tham gia này có thể lấy từ KTC hoặc liên lạc với Cục Quản lý cạnh tranh. Sau khi xem xét đơn tham gia của các doanh nghiệp, KTC có thể lựa chọn và điều tra các doanh nghiệp bị đơn bắt buộc, phụ thuộc vào lịch trình điều tra và nguồn lực.
Doanh nghiệp xuất khẩu nào không được chọn làm đối tượng điều tra, mặc dù vẫn nộp đơn tham gia vụ việc điều tra (bị đơn tự nguyện) thì sẽ được áp biên độ bán phá giá bình quân gia quyền (weighted average of dumping rate) theo điều 65.2 của Luật Hải quan Hàn Quốc.
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu không nộp đơn tham gia vụ việc điều tra hoặc thực hiện việc xuất khẩu sau giai đoạn điều tra, KTC có thể áp dụng biên độ phá giá được tính toán dựa trên thông tin có sẵn theo điều 64.5 của Luật Hải quan Hàn Quốc.
KTC đã công bố bảng câu hỏi (tiếng Hàn). KTC sẽ gửi bảng câu hỏi tới những doanh nghiệp liên quan, nhà sản xuất và chính phủ liên quan. Nhà xuất khẩu sẽ có 40 ngày để trả lời (dự kiến hạn nộp là ngày 17/1/2017). KTC sẽ tiến hành điều tra sơ bộ trong vòng 3 tháng (dự kiến ngày 6/3/2017) kể từ ngày khởi xướng điều tra và sẽ ra kết luận điều tra chính thức trong vòng 3 tháng (dự kiến ngày 5/6/2017) kể từ ngày công bố kết quả điều tra sơ bộ. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn điều tra có thể được gia hạn thêm 2 tháng.
KTC có thể sẽ tiến hành thẩm tra tại chỗ đối với doanh nghiệp xuất khẩu liên quan mà hợp tác (ví dụ có nộp bản trả lời câu hỏi) hoặc doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài dưới sự đồng thuận của doanh nghiệp và cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu nếu cần thiết... KTC có thể sẽ tổ chức cuộc họp với nguyên đơn và bị đơn liên quan tới việc tính toán biên độ phá giá.
Trong trường hợp bên liên quan không cung cấp thông tin liên quan hoặc từ chối và ngăn cản vụ việc điều tra, và việc điều tra và thẩm tra dữ liệu gặp khó khăn, KTC sẽ áp dụng biên độ phá giá và thiệt hại sử dụng thông tin sẵn có theo điều 64.5 của Luật Hải quan Hàn Quốc.
http://baocongthuong.com.vn/
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• Việt Nam và Philippines gia hạn thỏa thuận về thương mại gạo (29/12/2016)
• Nông nghiệp 2016: Vượt thách thức, duy trì tăng trưởng (26/12/2016)
• Quảng Ninh: Nhiều giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu (26/12/2016)
• VASEP cảnh báo hiện tượng lừa đảo trong giao dịch xuất khẩu thủy sản (23/12/2016)
• Xuất khẩu cá tra: Vẫn lo tăng trưởng thiếu bền vững (22/12/2016)
• Bộ Công Thương ủng hộ chủ trương xuất khẩu bụi lò thép (22/12/2016)
• EVFTA cơ hội cho các ngành công nghiệp bứt phá (20/12/2016)
• Tiến trình tái cơ cấu kinh tế Việt Nam: “Thỏi nam châm' thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc (16/12/2016)
• Nông lâm thủy sản sang Trung Quốc: Xuất nhiều, rủi ro cao (12/12/2016)
• Tăng lực cho hàng Việt vào ASEAN (10/12/2016)
TIN TỨC CŨ