Kinh tế Senegal năm 2016 và quan hệ thương mại với Việt Nam
30/11/2016
Cộng hòa Senegal nằm ở khu vực Tây Phi, phía Bắc giáp Mauritania, phía Đông giáp Mali, phía Nam giáp CH Guinea và Guinea Bissau, phía Tây giáp Đại Tây Dương thủ đô là Dakar, Senegal có diện tích rộng 196.190km2, dân số 14,8 triệu người (2016).
Là thuộc địa của Pháp nên ngôn ngữ chính tại Senegal là tiếng Pháp, nhưng tiếng Anh cũng ngày càng được sử dụng rộng rãi. Đơn vị tiền tệ là đồng franc CFA (tỷ giá 1 USD =500 FCFA). Về tôn giáo, đạo Hồi chiếm 94%, đạo Thiên Chúa 5% và tôn giáo cổ truyền 1%.
Năm 2016, GDP của Senegal dự kiến đạt 15,20 tỷ USD, tăng 5,9%. GDP bình quân đầu người khoảng 986 USD. Năm 2016, mức tăng trưởng sẽ tiếp tục theo hướng tích cực nhờ tăng đầu tư công trong lĩnh vực giao thông. Tỷ lệ lạm phát là 2,1% năm 2016.
Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp chiếm 15,8% GDP. Các cây trồng chính của Senegal gồm có lạc, đậu đũa, sắn, dưa hấu, kê, gạo và ngô. Đánh bắt cá cũng đem lại một nguồn thu quan trọng.
Công nghiệp đóng góp 23,5% GDP. Các ngành công nghiệp chính gồm hóa chất, phốt phát, khai thác vàng, lọc dầu, vật liệu xây dựng, sửa chữa và đóng tàu. Hiện nay, lĩnh vực công nghiệp đang gặp khó khăn do thiếu điện.
Lĩnh vực dịch vụ đóng góp 60% GDP và đang phát triển mạnh nhờ thu hút đầu tư vào các dịch vụ viễn thông và internet.
Về ngoại thương, cán cân thương mại vẫn thâm hụt ở mức cao. Năm 2016, giá trị xuất khẩu ước đạt 2,31 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm có sản phẩm dầu lửa, dầu thô, hải sản, hóa chất, vô cơ, muối, lưu huỳnh, xe hơi, phốt phát, bông. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mali, Thụy Sỹ, Ấn Độ, Pháp và CH Ghi-nê.
Về nhập khẩu của Senegal, kim ngạch đạt 4,92 tỷ USD gồm các mặt hàng lương thực thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp, dầu lửa. Các nước cung cấp hàng hóa chính là Pháp, Nigeria, Hà Lan, Trung Quốc và Anh.
Mặc dù có những cải cách song môi trường kinh doanh của Senegal vẫn chưa có nhiều cải thiện. Theo báo cáo Doing business của Ngân hàng thế giới năm 2016, nước này chỉ xếp hạng 153 trên 189 quốc gia được điều tra.
Quan hệ thương mại Việt Nam - Senegal
Trao đối thương mại giữa Việt Nam và Senegal tăng giảm thất thường, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này có xu hướng giảm. Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu sang Senegal chỉ đạt 39,66 triệu USD và nhập khẩu đạt 6,5 triệu USD. Nguyên nhân là do xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam giảm sút vì Senegal chuyển sang mua gạo giá rẻ của Ấn Độ và Thái Lan và Chính phủ Senegal đẩy mạnh việc thực hiện chương trình tự túc lương thực trong đó có việc phát triển lúa nước.
Trong 9 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu sang Senegal tiếp tục giảm mạnh, chỉ đạt 22,2 triệu USD, giảm 33,3% so với cùng kỳ năm trước trong đó xuất khẩu hàng dệt may đạt 4,7 triệu USD, linh kiện phụ tùng xe máy 4,4 triệu USD, gạo 75.835 USD. Dự kiến cả năm, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 29 triệu USD, giảm 23% so với năm 2016. Về nhập khẩu, kim ngạch ước đạt 5,3 triệu USD giảm 18% với các mặt hàng chính gồm sắt thép phế liệu, bông các loại, hải sản, hạt điều.
Là thuộc địa của Pháp nên ngôn ngữ chính tại Senegal là tiếng Pháp, nhưng tiếng Anh cũng ngày càng được sử dụng rộng rãi. Đơn vị tiền tệ là đồng franc CFA (tỷ giá 1 USD =500 FCFA). Về tôn giáo, đạo Hồi chiếm 94%, đạo Thiên Chúa 5% và tôn giáo cổ truyền 1%.
Năm 2016, GDP của Senegal dự kiến đạt 15,20 tỷ USD, tăng 5,9%. GDP bình quân đầu người khoảng 986 USD. Năm 2016, mức tăng trưởng sẽ tiếp tục theo hướng tích cực nhờ tăng đầu tư công trong lĩnh vực giao thông. Tỷ lệ lạm phát là 2,1% năm 2016.
Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp chiếm 15,8% GDP. Các cây trồng chính của Senegal gồm có lạc, đậu đũa, sắn, dưa hấu, kê, gạo và ngô. Đánh bắt cá cũng đem lại một nguồn thu quan trọng.
Công nghiệp đóng góp 23,5% GDP. Các ngành công nghiệp chính gồm hóa chất, phốt phát, khai thác vàng, lọc dầu, vật liệu xây dựng, sửa chữa và đóng tàu. Hiện nay, lĩnh vực công nghiệp đang gặp khó khăn do thiếu điện.
Lĩnh vực dịch vụ đóng góp 60% GDP và đang phát triển mạnh nhờ thu hút đầu tư vào các dịch vụ viễn thông và internet.
Về ngoại thương, cán cân thương mại vẫn thâm hụt ở mức cao. Năm 2016, giá trị xuất khẩu ước đạt 2,31 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm có sản phẩm dầu lửa, dầu thô, hải sản, hóa chất, vô cơ, muối, lưu huỳnh, xe hơi, phốt phát, bông. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mali, Thụy Sỹ, Ấn Độ, Pháp và CH Ghi-nê.
Về nhập khẩu của Senegal, kim ngạch đạt 4,92 tỷ USD gồm các mặt hàng lương thực thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp, dầu lửa. Các nước cung cấp hàng hóa chính là Pháp, Nigeria, Hà Lan, Trung Quốc và Anh.
Mặc dù có những cải cách song môi trường kinh doanh của Senegal vẫn chưa có nhiều cải thiện. Theo báo cáo Doing business của Ngân hàng thế giới năm 2016, nước này chỉ xếp hạng 153 trên 189 quốc gia được điều tra.
Quan hệ thương mại Việt Nam - Senegal
Trao đối thương mại giữa Việt Nam và Senegal tăng giảm thất thường, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này có xu hướng giảm. Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu sang Senegal chỉ đạt 39,66 triệu USD và nhập khẩu đạt 6,5 triệu USD. Nguyên nhân là do xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam giảm sút vì Senegal chuyển sang mua gạo giá rẻ của Ấn Độ và Thái Lan và Chính phủ Senegal đẩy mạnh việc thực hiện chương trình tự túc lương thực trong đó có việc phát triển lúa nước.
Trong 9 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu sang Senegal tiếp tục giảm mạnh, chỉ đạt 22,2 triệu USD, giảm 33,3% so với cùng kỳ năm trước trong đó xuất khẩu hàng dệt may đạt 4,7 triệu USD, linh kiện phụ tùng xe máy 4,4 triệu USD, gạo 75.835 USD. Dự kiến cả năm, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 29 triệu USD, giảm 23% so với năm 2016. Về nhập khẩu, kim ngạch ước đạt 5,3 triệu USD giảm 18% với các mặt hàng chính gồm sắt thép phế liệu, bông các loại, hải sản, hạt điều.
Nguồn : http://baocongthuong.com.vn/
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• Việt Nam và Philippines gia hạn thỏa thuận về thương mại gạo (29/12/2016)
• Nông nghiệp 2016: Vượt thách thức, duy trì tăng trưởng (26/12/2016)
• Quảng Ninh: Nhiều giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu (26/12/2016)
• VASEP cảnh báo hiện tượng lừa đảo trong giao dịch xuất khẩu thủy sản (23/12/2016)
• Xuất khẩu cá tra: Vẫn lo tăng trưởng thiếu bền vững (22/12/2016)
• Bộ Công Thương ủng hộ chủ trương xuất khẩu bụi lò thép (22/12/2016)
• EVFTA cơ hội cho các ngành công nghiệp bứt phá (20/12/2016)
• Tiến trình tái cơ cấu kinh tế Việt Nam: “Thỏi nam châm' thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc (16/12/2016)
• Nông lâm thủy sản sang Trung Quốc: Xuất nhiều, rủi ro cao (12/12/2016)
• Tăng lực cho hàng Việt vào ASEAN (10/12/2016)
TIN TỨC CŨ