Xuất khẩu cá tra: Vẫn lo tăng trưởng thiếu bền vững
22/12/2016
Mặc dù có mức tăng trưởng ước khoảng 6,6% so với năm 2015 với kim ngạch đạt gần 1,7 tỷ USD, hoạt động xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm 2016 được xác định vẫn chưa bền vững. Cùng với việc mở rộng thị trường thì xây dựng tốt thương hiệu ở những thị trường truyền thống sẽ là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng ổn định thay vì chỉ hướng tới cạnh tranh bằng giá rẻ.
Xây dựng tốt thương hiệu là bước đi cần thiết của ngành hàng cá tra Việt Nam
Năm 2016, diện tích nuôi cá tra của Việt Nam khoảng 5.000 ha với sản lượng trên 1 triệu tấn. Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho thấy, tính đến ngày 15/11, cá tra Việt Nam được xuất khẩu sang 140 thị trường, tăng 4 thị trường so với cùng kỳ năm ngoái; kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,5 tỷ USD. Dự kiến năm nay, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng thủy sản chủ lực này sẽ đạt khoảng 1,67 tỷ USD, tăng 6,6% so với năm 2015.
Điểm sáng của bức tranh xuất khẩu cá tra trong năm 2016 chính là sự tăng trưởng đột phá từ thị trường Trung Quốc với tổng giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường này tăng gần 90% so với năm trước, đạt kim ngạch khoảng 305 triệu USD. Hoa Kỳ vẫn là thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam khi kim ngạch xuất khẩu ước đạt 360 triệu USD, chiếm hơn 20% tổng giá trị xuất khẩu cá tra.
Tuy nhiên, về tổng thể, vẫn còn khá nhiều lo ngại cho ngành hàng XK chủ lực khi có sự sụt giảm nhập khẩu ở những thị trường lớn như EU hay những rào cản thương mại của thị trường Hoa Kỳ; những tồn tại về chất lượng sản phẩm, nguồn nguyên liệu thiếu do khâu nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra hiện nay vẫn chưa gắn kết với nhau.
Chỉ ra yếu điểm của xuất khẩu cá tra, tại “Diễn đàn chính sách thương mại - An toàn vệ sinh thực phẩm: Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam” do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức mới đây, ông Jean Charles Diener - Giám đốc, người sáng lập OFCO Sourcing Việt Nam - một doanh nghiệp trong lĩnh vực tư vấn xuất khẩu - cho rằng, sự tăng trưởng của cá tra Việt Nam từ trước đến nay là do việc mở cửa của các thị trường mới chứ không phải việc đẩy mạnh bán hàng. “Phát triển “nóng” nhưng cá tra không thoát khỏi “chu kỳ xấu” về sự sụt giảm xuất khẩu. Để chu kỳ này chấm dứt, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần thay đổi tư tưởng về việc giảm hay giữ giá để giữ thị trường, đồng thời phải cùng nhau xây dựng chiến lược để cải thiện hình ảnh cá tra tại châu Âu”- ông Jean Charles Diener - nhấn mạnh.
Tại Hội nghị Tổng kết sản xuất, tiêu thụ cá tra năm 2016 và bàn giải pháp phát triển bền vững do Ban chỉ đạo Tây Nam bộ và Bộ NN&PTNT vừa tổ chức tại An Giang, ông Hồ Văn Vàng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam - cũng đã lên tiếng cảnh báo về chất lượng cá tra hiện nay. Theo ông Vàng, một kg cá xuất đi thì có đến 60% là nước, chỉ 40% cá nên sẽ khiến sản phẩm cá tra Việt Nam mất dần thị trường.
Năm 2017, dự báo xuất khẩu cá tra sẽ gặp khó khăn ở các thị trường lớn như EU và Hoa Kỳ, nhưng sẽ khá thuận lợi tại thị trường Trung Quốc. Ông Dương Ngọc Minh - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Thủy sản Hùng Vương – nhấn mạnh, năm 2017 xuất khẩu cá tra dù còn nhiều khó khăn nhưng sẽ tiếp tục có sự tăng trưởng, nhất là với thị trường Trung Quốc-Hồng Kông. Dự đoán ở thị trường này trong năm 2017 sẽ tiếp tục tăng trưởng 30% so với năm 2016.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cho rằng, xuất khẩu cá tra sang thị trường Hoa Kỳ trong năm 2017, nhiều khả năng sẽ bị sụt giảm do chính sách bảo hộ của Tổng thống mới đắc cử Donald Trump. Ngoài ra, với thị trường EU, cũng chưa thấy có nhiều tín hiệu tích cực về sự tăng trưởng. Năm 2016, xuất khẩu cá tra đạt 260 triệu USD, giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái và cũng là năm thứ ba liên tiếp xuất khẩu cá tra vào thị trường này chững lại và sụt giảm. Vì thế, đối với năm 2017, khơi thông lại thị trường bằng các sản phẩm mang giá trị gia tăng cao, đồng thời xây dựng tốt thương hiệu sẽ là bước đi cần thiết của ngành hàng cá tra Việt Nam nếu muốn giữ vững và tăng trưởng tại thị trường EU.
Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP): XK cá tra năm 2017 cần tập trung vào phân khúc chất lượng cao, cung cấp cho nhà hàng, thay vì tập trung vào sản lượng.
Xây dựng tốt thương hiệu là bước đi cần thiết của ngành hàng cá tra Việt Nam
Năm 2016, diện tích nuôi cá tra của Việt Nam khoảng 5.000 ha với sản lượng trên 1 triệu tấn. Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho thấy, tính đến ngày 15/11, cá tra Việt Nam được xuất khẩu sang 140 thị trường, tăng 4 thị trường so với cùng kỳ năm ngoái; kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,5 tỷ USD. Dự kiến năm nay, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng thủy sản chủ lực này sẽ đạt khoảng 1,67 tỷ USD, tăng 6,6% so với năm 2015.
Điểm sáng của bức tranh xuất khẩu cá tra trong năm 2016 chính là sự tăng trưởng đột phá từ thị trường Trung Quốc với tổng giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường này tăng gần 90% so với năm trước, đạt kim ngạch khoảng 305 triệu USD. Hoa Kỳ vẫn là thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam khi kim ngạch xuất khẩu ước đạt 360 triệu USD, chiếm hơn 20% tổng giá trị xuất khẩu cá tra.
Tuy nhiên, về tổng thể, vẫn còn khá nhiều lo ngại cho ngành hàng XK chủ lực khi có sự sụt giảm nhập khẩu ở những thị trường lớn như EU hay những rào cản thương mại của thị trường Hoa Kỳ; những tồn tại về chất lượng sản phẩm, nguồn nguyên liệu thiếu do khâu nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra hiện nay vẫn chưa gắn kết với nhau.
Chỉ ra yếu điểm của xuất khẩu cá tra, tại “Diễn đàn chính sách thương mại - An toàn vệ sinh thực phẩm: Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam” do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức mới đây, ông Jean Charles Diener - Giám đốc, người sáng lập OFCO Sourcing Việt Nam - một doanh nghiệp trong lĩnh vực tư vấn xuất khẩu - cho rằng, sự tăng trưởng của cá tra Việt Nam từ trước đến nay là do việc mở cửa của các thị trường mới chứ không phải việc đẩy mạnh bán hàng. “Phát triển “nóng” nhưng cá tra không thoát khỏi “chu kỳ xấu” về sự sụt giảm xuất khẩu. Để chu kỳ này chấm dứt, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần thay đổi tư tưởng về việc giảm hay giữ giá để giữ thị trường, đồng thời phải cùng nhau xây dựng chiến lược để cải thiện hình ảnh cá tra tại châu Âu”- ông Jean Charles Diener - nhấn mạnh.
Tại Hội nghị Tổng kết sản xuất, tiêu thụ cá tra năm 2016 và bàn giải pháp phát triển bền vững do Ban chỉ đạo Tây Nam bộ và Bộ NN&PTNT vừa tổ chức tại An Giang, ông Hồ Văn Vàng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam - cũng đã lên tiếng cảnh báo về chất lượng cá tra hiện nay. Theo ông Vàng, một kg cá xuất đi thì có đến 60% là nước, chỉ 40% cá nên sẽ khiến sản phẩm cá tra Việt Nam mất dần thị trường.
Năm 2017, dự báo xuất khẩu cá tra sẽ gặp khó khăn ở các thị trường lớn như EU và Hoa Kỳ, nhưng sẽ khá thuận lợi tại thị trường Trung Quốc. Ông Dương Ngọc Minh - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Thủy sản Hùng Vương – nhấn mạnh, năm 2017 xuất khẩu cá tra dù còn nhiều khó khăn nhưng sẽ tiếp tục có sự tăng trưởng, nhất là với thị trường Trung Quốc-Hồng Kông. Dự đoán ở thị trường này trong năm 2017 sẽ tiếp tục tăng trưởng 30% so với năm 2016.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cho rằng, xuất khẩu cá tra sang thị trường Hoa Kỳ trong năm 2017, nhiều khả năng sẽ bị sụt giảm do chính sách bảo hộ của Tổng thống mới đắc cử Donald Trump. Ngoài ra, với thị trường EU, cũng chưa thấy có nhiều tín hiệu tích cực về sự tăng trưởng. Năm 2016, xuất khẩu cá tra đạt 260 triệu USD, giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái và cũng là năm thứ ba liên tiếp xuất khẩu cá tra vào thị trường này chững lại và sụt giảm. Vì thế, đối với năm 2017, khơi thông lại thị trường bằng các sản phẩm mang giá trị gia tăng cao, đồng thời xây dựng tốt thương hiệu sẽ là bước đi cần thiết của ngành hàng cá tra Việt Nam nếu muốn giữ vững và tăng trưởng tại thị trường EU.
Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP): XK cá tra năm 2017 cần tập trung vào phân khúc chất lượng cao, cung cấp cho nhà hàng, thay vì tập trung vào sản lượng.
http://baocongthuong.com.vn/
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• Việt Nam và Philippines gia hạn thỏa thuận về thương mại gạo (29/12/2016)
• Nông nghiệp 2016: Vượt thách thức, duy trì tăng trưởng (26/12/2016)
• Quảng Ninh: Nhiều giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu (26/12/2016)
• VASEP cảnh báo hiện tượng lừa đảo trong giao dịch xuất khẩu thủy sản (23/12/2016)
TIN TỨC CŨ