Rào cản thương mại
Liên minh châu Âu đã đạt đồng thuận về áp thuế giao dịch tài chính
22/10/2014

Ngày 22/11, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đạt đồng thuận về vấn đề gây tranh cãi lâu nay là áp thuế giao dịch tài chính (FTT), mở đường để Ủy ban châu Âu (EC) chuẩn bị cho việc ban hành sắc thuế mới này.

Thứ trưởng Tài chính Pháp Nenoit Hamon cho biết 11 nước - gồm Đức, Pháp, Áo, Bỉ, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Slovenia, Italy, Tây Ban Nha và Estonia, đã giành được sự tán thành từ chín nước đối tác trong EU đối với thuế giao dịch tài chính do Paris và Berlin khởi xướng. Đáng chú ý là Anh lúc đầu phản đối, nhưng nay không cản trở việc áp dụng FTT.

Để có hiệu lực, FTT phải được thực hiện trong một khuôn khổ EU với sự ủng hộ của ít nhất chín nước thành viên và không bị nước thành viên nào phản đối.

Đây được xem là một thủ thục hiếm hoi tại tổ chức nơi mà mọi quyết định thông thường phải được thông qua trên cơ sở đồng thuận cao như EU.

Theo phương tiện thông tin đại chúng Bồ Đào Nha, nước này đã đề nghị lùi thời hạn thanh toán các khoản nợ cứu trợ với Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), để có thể tiếp tục được nhận cứu trợ từ hai thể chế này.

Phát biểu với báo giới sau cuộc họp ngày 21/1 với các bộ trưởng Tài chính Khu vực đồng euro ở Brussels, Bộ trưởng Tài chính Bồ Đào Nha Vitor Gaspar cho biết Lisbon đã và đang thực hiện thỏa thuận cứu trợ và sẵn sàng phát hành trái phiếu trên thị trường chính.

Tuy nhiên, việc trở lại thị trường trái phiếu khó khăn tới mức Bồ Đào Nha có nguy cơ chỉ có thể tập trung vào việc thanh toán các khoản nợ rất lớn đáo hạn trong ba năm tới. Vì vậy, điều quan trọng đối với Bồ Đào Nha lúc này là trông chờ vào sự hỗ trợ của các đối tác trong Khu vực đồng euro để kéo dài thời hạn hoặc hoãn thanh toán nợ.

Tháng 5/2011, Bồ Đào Nha nhận được gói cứu trợ trị giá 78 triệu euro (104 triệu USD) từ EU và IMF với điều kiện nước này phải thực hiện một chương trình cải cách sâu rộng, siết chặt tài chính để điều chỉnh thâm hụt ngân sách nhà nước và nợ công song song với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ngày 22/1, Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) công bố các số liệu chính thức cho thấy vay mượn nhà nước của "Xứ sở Sương mù" tăng vọt trong tháng cuối năm ngoái, lên 15,4 tỷ Bảng (24,4 tỷ USD).

Như vậy, vay mượn thực của Anh thời gian này cao hơn một chút so với mức dự báo 15,2 tỷ bảng của thị trường và cao hơn nhiều so với mức vay mượn 14,8 tỷ bảng cùng kỳ năm 2011, dù chưa tính đến tác động tạm thời của các quyết định bảo lãnh ngân hàng.

Theo ONS, vay mượn của Anh tăng do chi tiêu công cao hơn thu ngân sách từ thuế. Cụ thể, tổng chi tiêu tăng 5,4% trong khi thu từ thuế chỉ tăng 3,6%.

Các nhà kinh tế cho rằng thực trạng vay mượn của Anh có thể khiến một trong các cơ quan xếp hạng tín dụng hạ mức xếp hạng AAA của nước này trong vài tháng tới vì trên thực tế cả ba cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế đều đặt mức xếp hạng cao nhất của Anh vào tình trạng tiêu cực.

Cũng trong ngày 22/1, Thứ trưởng Tài chính Hy Lạp Christos Xtaikouras thông báo nước này đã giảm thâm hụt ngân sách nhà nước xuống 8,1% trong năm 2012, đánh dấu sự cải thiện hiếm hoi về các mục tiêu đã cam kết với các chủ nợ là EU và IMF.

Thâm hụt ngân sách nhà nước trong năm ngoái dừng ở 15,7 tỷ euro (20,9 tỷ USD), tương đương 8,1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), so với 22,8 tỷ euro (10,9%) trong năm 2011.

Kết quả này có được nhờ khoản tăng 230 triệu euro trong tổng thu từ thuế thu nhập và 107 triệu euro trong tổng thu từ thuế bất động sản vượt chỉ tiêu.

Theo thỏa thuận cứu trợ vỡ nợ ký với EU và IMF, Hy Lạp phải giảm thâm hụt ngân sách nhà nước xuống còn 8,4% GDP.

Tháng Sáu vừa qua, liên minh cầm quyền ba đảng của Hy Lạp cam kết đưa kinh tế trở lại đà phục hồi để tiếp tục nhận được nhiều tỷ euro tiền cứu trợ từ EU và IMF. Tuy nhiên, một quan chức cấp cao IMF cho biết Athens vẫn cần được các đối tác EU giúp đỡ thêm vào năm tới để kiểm soát nợ công.

Ý kiến bạn đọc