"Rào cản" của xuất khẩu gỗ sang EU
02/10/2015
Đồ gỗ đang là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt 5,6 tỷ USD, chiếm khoảng 80% tổng giá trị sản xuất của cả ngành, đem lại thu nhập cho gần 300 nghìn lao động ngành chế biến gỗ và hàng nghìn hộ gia đình tại các làng nghề, khu vực trồng rừng.
Tuy nhiên, thị trường EU (chiếm tới 30% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ) là một trong những thị trường "khó tính", với những thách thức, đòi hỏi đáp ứng yêu cầu kỹ thuật liên quan nguồn gốc gỗ hợp pháp theo chương trình Thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) và quá trình tham gia Hiệp định đối tác tự nguyện (FLEGT-VPA) mà Việt Nam đang đàm phán với EU.
Khi thời điểm ký dự kiến đã đến gần (tháng 10-2014) nhưng hiện tại rất nhiều doanh nghiệp (DN) gỗ chưa nắm được các đòi hỏi của FLEGT cũng như chưa biết những tác động của FLEGT-VPA đối với hoạt động kinh doanh và xuất khẩu của mình sang EU.
Qua thực hiện 81 cuộc phỏng vấn tại 63 DN gỗ, các hiệp hội gỗ và các cơ quan truyền thông liên quan, kết quả cho thấy, chỉ có 57% số DN hiểu biết về FLEGT-VPA, 75% số DN chưa biết các nội dung chủ yếu của FLEGT-VPA.
Điều đáng nói là 73% số DN này đang xuất khẩu các sản phẩm gỗ nội, ngoại thất sang EU, chiếm 51% thị phần xuất khẩu. Phần lớn DN hiện nay gặp khó khăn về việc yêu cầu các giấy tờ chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp khi thu mua gỗ trong dân, một phần do nhận thức, một phần do người dân chưa có thói quen lưu trữ hồ sơ và sự thiếu thống nhất về các yêu cầu giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của gỗ.
Do vậy, việc nâng cao tuyên truyền để người dân, DN nắm vững thông tin nhằm đáp ứng những sản phẩm có nguồn gốc hợp pháp, đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu đang là những đòi hỏi bức thiết.
Phó Vụ trưởng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Lâm nghiệp) Nguyễn Tường Vân cho biết, ngành chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam phát triển nhanh trong 10 năm qua, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2007 -2013 đạt gần 16%/năm. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ là một trong năm ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam đang xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ sang hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, với bốn thị trường chính gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và EU.
Ngoài ra, chúng ta cũng đang chiếm khoảng gần 4% thương mại đồ nội thất, đứng thứ 6 trên thế giới và đứng thứ 2 châu Á. Tuy nhiên, hiện ngành chế biến gỗ xuất khẩu vẫn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn như giá trị gia tăng còn thấp (tỷ trọng xuất khẩu dăm gỗ còn cao), chủ yếu xuất qua nhà nhập khẩu EU, chưa có thương hiệu.
Năng lực cạnh tranh còn kém do tính liên kết các DN còn yếu, phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu (40 - 50%). Bản thân các DN cũng chưa thật sự chú trọng đến thị trường trong nước, trong khi thị trường quốc tế lại đưa ra các quy định ngặt nghèo về nguồn gốc xuất xứ gỗ hợp pháp như luật Lacey của Hoa Kỳ, EUTR của EU,...
Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh, vượt qua các "rào cản" trong xuất khẩu, các DN phải chủ động nâng cao năng lực sản xuất và giá trị sản phẩm xuất khẩu, chú trọng mở rộng tiêu thụ thị trường trong nước, tránh bị ảnh hưởng, phụ thuộc vào một đối tác nhất định.
Mặt khác, các cơ quan quản lý nhà nước cần đẩy mạnh đàm phán, ký FLEGT-VPA với EU nhằm cam kết chỉ xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ hợp pháp, cũng như thiết lập hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp (TLAS) để xác minh và cấp phép FLEGT cho gỗ và sản phẩm gỗ khi xuất khẩu vào thị trường EU.
30. 2 rào cản ảnh hưởng đến tiến độ cổ phần hóa DNNN
Ông Vũ Bằng đã chỉ ra 2 vấn đề đó là chào giá dưới mệnh giá và quy định DN lỗ thì không được chào bán chứng khoán ra công ,chúng trong Luật Chứng khoán.
Chia sẻ với báo giới bên lề Hội nghị phát triển thị trường chứng khoán năm 2014 (diễn ra ngày 21-2-2014), Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Vũ Bằng cho rằng, hiện nay trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) có nội dung liên quan đến chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng lại đang gặp một số vướng mắc cần tháo gỡ.
Ông Vũ Bằng đã chỉ ra 2 vấn đề đó là chào giá dưới mệnh giá và quy định DN lỗ thì không được chào bán chứng khoán ra công chúng trong Luật Chứng khoán.
“Để tháo gỡ cho DN và thúc đẩy chủ trương cổ phần hóa của Chính phủ, UBCKNN sẵn sàng phối hợp với các cơ quan có liên quan để ban hành các chính sách phù hợp với thực tế cổ phần hóa tại Việt Nam, đồng thời không bị bó trong các quy định của Luật Chứng khoán”- ông Vũ Bằng nhấn mạnh.
Theo ông Vũ Bằng, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu DNNN 2014 – 2015 do Chính phủ tổ chức cách đây mấy ngày đã thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc thúc đẩy cổ phần hóa các DNNN. Theo đó, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết về một số giải pháp đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại DN giai đoạn 2013 - 2015 theo hướng cho phép DNNN thoái vốn dưới mệnh giá sau khi đã bù trừ dự phòng tổn thất khoản đầu tư tài chính… Điều này sẽ tác động lớn đến thị trường chứng khoán (TTCK) thông qua việc tạo nguồn hàng hóa chất lượng cao cho thị trường. Ngoài ra, DN sau khi được cổ phần hóa sẽ tạo nên diện mạo mới về phương thức quản lý, tiềm lực tài chính… sẽ có tác động gián tiếp tới TTCK.
Thời gian qua, với chức năng và nhiệm vụ của mình, UBCKNN đã tích cực triển khai chủ trương cổ phần hóa DNNN trên TTCK thông qua việc phối hợp với các sở giao dịch thực hiện việc đấu giá cổ phiếu DN ra thị trường. Trong thời gian tới, UBCKNN phối hợp với Cục Tài chính DN- Bộ Tài chính sẵn sàng lên kế hoạch theo chương trình cổ phần hóa của Chính phủ để thực hiện đấu giá DN trên sàn chứng khoán.
Mặt khác, UBCKNN sẽ quản lý chặt các thủ tục liên quan đến cổ phần hóa, thủ tục liên quan đến lưu ký, niêm yết sau cổ phần hóa và các hoạt động trên TTCK.
Một trong những động thái của UBCKNN được đưa ra tại Hội nghị phát triển thị trường chứng khoán năm 2014 đó là giải pháp nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm trên TTCK. Theo đó, cần thúc đẩy cổ phần hóa các DNNN, đặc biệt chú trọng công tác gắn cổ phần hóa với niêm yết, hoặc đăng ký giao dịch trên hệ thống Upcom. UBCKNN sẽ giám sát và xử lý các tổ chức chào bán ra công chúng sau 1 năm không đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán có tổ chức. Ngoài ra, UBCKNN đề xuất cơ chế phối hợp với ngân hàng Nhà nước trong việc gắn tái cấu trúc các tổ chức tín dụng, cổ phần hóa các ngân hàng thương mại mà Nhà nước nắm quyền chi phối với niêm yết, đăng ký giao dịch.
“Với việc nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các DN Việt Nam, đặc biệt đối với các lĩnh vực ngành nghề mà Nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối và các chính sách hỗ trợ TTCK trong năm 2014 của Chính phủ, Bộ Tài chính, chắc chắn sẽ tác động đến lớn đến tiến độ cổ phần hóa DNNN”- ông Vũ Bằng khẳng định.
Nguồn: http://cafef.vn/ Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• Việt Nam và Philippines gia hạn thỏa thuận về thương mại gạo (29/12/2016)
• Nông nghiệp 2016: Vượt thách thức, duy trì tăng trưởng (26/12/2016)
• Quảng Ninh: Nhiều giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu (26/12/2016)
• VASEP cảnh báo hiện tượng lừa đảo trong giao dịch xuất khẩu thủy sản (23/12/2016)
• Xuất khẩu cá tra: Vẫn lo tăng trưởng thiếu bền vững (22/12/2016)
• Bộ Công Thương ủng hộ chủ trương xuất khẩu bụi lò thép (22/12/2016)
• EVFTA cơ hội cho các ngành công nghiệp bứt phá (20/12/2016)
• Tiến trình tái cơ cấu kinh tế Việt Nam: “Thỏi nam châm' thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc (16/12/2016)
• Nông lâm thủy sản sang Trung Quốc: Xuất nhiều, rủi ro cao (12/12/2016)
• Tăng lực cho hàng Việt vào ASEAN (10/12/2016)
TIN TỨC CŨ